Văn & Chữ

Nghĩa của tiếng Việt: Gác – từ trên lầu đến xưng hô lễ phép 29. 09. 15 - 7:38 am

Cùng học tiếng Việt

Chữ gác trong tiếng Việt hiện đại có 3 nghĩa chính.

1.

Nghĩa đầu tiên là cái lầu, hay cái nhà xây thành tầng cao, đôi khi chỉ cái phòng ở trên tầng. Đây là từ gốc Hán, 閣, đọc âm Hán-Việt là các. Tàng kinh cácgác chứa sách, khuê các là cái lầu nơi phụ nữ ở.

Khuê văn các trong Văn Miếu, Hà Nội. Cái hình này Soi lấy làm minh họa cho chứ “các” nghĩa 1, nhưng được bạn “Cụ già khó tính” cho biết rằng “rất là tai hại”, do  “Khuê (Văn Các) ở đây là sao Khuê tượng trưng cho văn chương” đem đặt ngay dưới đoạn “khuê các” như so sánh với ‘Khuê phòng'” là không được. Soi cứ giữ cái hình này nhé, để các bạn biết thêm. Cảm ơn bạn cụ già.

Nội các là từ chỉ chung các quan chức chính phủ, tức cơ quan Hành pháp dưới quyền Thủ tướng. Chữ này có gốc gác từ thời nhà Minh ở Trung Quốc khi Hoàng đế lập ra một ban cố vấn gọi là nội các, chỉ cái phòng bàn bạc bí mật ở sâu trong cung.

Tuy nhiên nghĩa hiện đại của nó thì bắt nguồn từ hệ thống Nghị viện của Anh quốc, dịch từ chữ cabinet, vốn cũng có nguồn gốc tương tự trên.
 

Nữ hoàng Elizabeth II chụp ảnh cùng Nội các Cameron ở số 10 Downing năm 2012.

Ở châu Á, Nhật là nước đầu tiên dùng chữ nội các theo nghĩa hiện đại, chức danh chính thức của thủ tướng Nhật là Nội các Tổng lý Đại thần, tức là Đại thần tổng quản lý nội các; các bộ trưởng cũng gọi là Đại thần (Thần ở đây là chữ 臣, tức là bầy tôi của vua, chứ không phải thần của chữ thần thánh). Cuối Thế chiến II, khi Nhật giành Việt Nam từ Pháp thì vua Bảo Đại cũng lập ra Nội các, đứng đầu là ông Trần Trọng Kim. Hiện giờ ở Việt Nam thì chúng ta không dùng từ này một cách chính thức.
 

Biểu tượng hoa và lá ngô đồng của Thủ tướng và Nội các Nhật Bản. Biểu tượng này trước đây là gia huy của dòng họ shogun Toyotomi, sau Minh Trị thì thành biểu tượng cho Chính phủ.

Xem phim cổ trang, bất kể Tàu Nhật Hàn Việt, chúng ta hay thấy ngày xưa hay gọi nhau tôn trọng là các hạ, có nghĩa là “người ở dưới gác”. Ngày xưa lại còn gọi vua là bệ hạ, gọi quý tộc là điện hạ. Đây đều là các danh xưng kiêng kị. Tôi không dám nói trực tiếp với vua, với vương, mà chỉ dám nói với người đứng dưới bệ (bệ cửu trùng) hay người dưới điện, hay người dưới gác, để nhờ lên bẩm lại với người ở trên. Lâu dần thì thành cách gọi tôn xưng. Xin rất cảm ơn thầy Nguyễn Đại Cồ Việt của ĐHQG Hà Nội đã bổ sung giúp phần này.

2.

Nghĩa thứ hai là đặt (gác) một vật lên chỗ cao, hoặc hoãn lại, đình lại, tạm thời quên một chuyện gì đó đi (gác lại). Đây cũng là một từ gốc Hán, 擱, cũng đọc là các, nay đã được Nôm hóa.

3.

Nghĩa thứ ba là canh phòng, trông nom (canh gác). Đây lại là một từ gốc Pháp, garde. Nếu đọc sách cũ thì chúng ta hay gặp chữ người gác đan, hay gardien, tức người canh gác, ông bảo vệ. Chữ Tây này nếu tìm hiểu về từ nguyên cũng rất hay, vì nó đi vòng vèo từ tiếng tiền-German qua tiếng Latin, sau đó được đưa ngược về tiếng Anh vốn là tiếng có gốc German, khiến cho cách đọc bị Latin hóa. Các bạn quan tâm có thể xem trên trang facebook của bọn mình, vì cho lên đây thì lạc đề rồi.
 

Hai anh lính gác người Scot ở lâu đài Edinburgh đang thay ca. Cùng là bảo vệ Nữ hoàng và nhà của Nữ hoàng nhưng các anh lính gác Edinburgh thì mặc đồ xanh đen, váy kilt cùng giày trắng rất nổi, khác với lính ở Buckingham mặc áo đỏ quần đen đội mũ bearskin cao ngồng.

*

Cùng học tiếng Việt:

- Nghĩa của tiếng Việt: Đỗ và Đậu. Chưng và Chưng cất

- Nghĩa của tiếng Việt: Phù tang và Câu lạc bộ

- Nghĩa của tiếng Việt: Trẩy và Nhặt

- Nghĩa của tiếng Việt: “Khinh” và “Mọn”

- Nghĩa của tiếng Việt: “Nhũn như con chi chi”

- Nghĩa của tiếng Việt: “Muông” và “Mân côi”

- Nghĩa của tiếng Việt: “Ngoan” và “Thực dân”

- Nghĩa của tiếng Việt: “Tang bồng” và “Con ghệ”

- Nghĩa của tiếng Việt: Cam và Khổ và Hợp chúng quốc

- Nghĩa của tiếng Việt: Chữ “mặc” – mực vẽ, im lặng và bom nguyên tử

- Nghĩa của tiếng Việt 10: Chim nhạn – Hãy trả lại tên cho ngỗng

- Nghĩa của tiếng Việt: Lạp là hạt, là chạp, là sáp…

- Nghĩa của tiếng Việt: Dày thế mà gọi là “tiểu thuyết”? Bò bía nghĩa là gì?

- Nghĩa của tiếng Việt: Chiêm tinh với thiên văn, can đảm với gan ruột

- Nghĩa của tiếng Việt: vì đâu nên “tá”?

- Nghĩa của tiếng Việt: Cứu cánh –
do ta dùng sai chứ không ai cứu ai cả

- Nghĩa của tiếng Việt: Gác – từ trên lầu đến xưng hô lễ phép

- Nghĩa của tiếng Việt: “dâm bụt” hay “râm bụt”?

- Nghĩa của tiếng Việt: Điền kinh nghĩa là gì? Việt dã nghĩa là sao?

- Nghĩa của tiếng Việt: “Băng” – từ nước đá cho tới chuyện cưới hỏi

- Nghĩa của tiếng Việt: Đào xuống rễ mà tìm chữ căn

- Nghĩa của tiếng Việt: chữ “hộ” giúp đỡ, chữ “hộ” cửa nẻo

- Nghĩa của tiếng Việt: Tam Bành –
ba con ma của Đạo giáo làm người ta nổi giận

- Nghĩa của tiếng Việt: Lãnh cổ áo, lãnh thời tiết

- Nghĩa của tiếng Việt: Tằm-tang-tơ, bộ ba nối kết Đông-Tây

- Nghĩa của tiếng Việt: Vì sao lại gọi là nhiễm sắc thể?

- Nghĩa của tiếng Việt: Cộng hòa là thế nào? Đại Chủng viện là nơi làm gì?

- Nghĩa của tiếng Việt: bánh trưng hay bánh chưng?

- Nghĩa của tiếng Việt: Nguyên là gì, tiêu là gì, và Nguyên Tiêu là gì?

- Nghĩa của tiếng Việt: Đồng hồ –
nhỏ nước trước rồi mới hiện đại sau

- Nghĩa của tiếng Việt: Có phải cứ có vua thì gọi là “phong kiến”?

- Nghĩa của tiếng Việt: Hoàng, Đế, Vương, Vua, xưng gì thì cũng là.. vua

- Nghĩa của tiếng Việt: từ cắm (hoa) cho tới sáp nhập

- Nghĩa của tiếng Việt: Tên các nguyên tố hóa học trong tiếng Việt

Ý kiến - Thảo luận

8:47 Saturday,10.10.2015 Đăng bởi:  Minh
to PhamZung: Theo tôi, chữ (chơi) "gác" đó vốn là tiếng lóng, có nguồn gốc từ chữ gác là đặt lên trên, chứ không phải là một nghĩa riêng biệt.
...xem tiếp
8:47 Saturday,10.10.2015 Đăng bởi:  Minh
to PhamZung: Theo tôi, chữ (chơi) "gác" đó vốn là tiếng lóng, có nguồn gốc từ chữ gác là đặt lên trên, chứ không phải là một nghĩa riêng biệt. 
10:05 Wednesday,30.9.2015 Đăng bởi:  PhamZung
"gác" còn một ý nghĩa trong tiếng Việt: chơi xấu (chơi không đẹp), chơi trịch thượng với nhau.
...xem tiếp
10:05 Wednesday,30.9.2015 Đăng bởi:  PhamZung
"gác" còn một ý nghĩa trong tiếng Việt: chơi xấu (chơi không đẹp), chơi trịch thượng với nhau. 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Vì sao nên tài trợ cho nghệ thuật?

Robert Hewison - Ngọc Trà dịch

Bài đã đăng

» Xem tiếp...

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả