|
|
|
|||||||||||||
Điện ảnhCâu chuyện về người Việt xấu, ác trên cái nền bưu thiếp xanh tươi giả tạo 04. 10. 15 - 12:25 pmMạnhChú ý: Bạn nào chưa xem phim không nên đọc bài, vì có tiết lộ nội dung phim. Mở đầu phim, hai anh em Thiều và Tường chơi chọi cỏ gà. Tường bé hơn, thắng anh. Thiều mắt him híp, trông mưu mô, khó chấp nhận cái thua, khích em chơi ném đá. Trong trò ném đá, Thiều lại thua. Thiều trá hàng để khi Tường đến gần, Thiều ném cho Tường một cú chí mạng, máu chảy đầm đìa. Bạn đã chính thức bước vào thế giới ác độc của “Hoa vàng trên cỏ xanh”. * Nhạc phim lặp đi lặp lại giai điệu “Bóng trăng trắng ngà, có cây đa to, có thằng Cuội già…” hiền hòa và rất hay. Mọi thứ sạch sẽ và cổ tích. Bạn bỗng nhớ tới những tấm bưu thiếp đã góp phần đưa bạn lên mạng tìm tòi về các tour du lịch Việt Nam, book vé, và lặn lội lên đường, để rồi không bao giờ muốn quay lại nữa. * Thiều là anh Tường, có lẽ chênh nhau chừng 3 -4 tuổi. Thiều là thiếu niên, bắt đầu biết tương tư. Mận là đối tượng của Thiều. Tường em trai Thiều, phục phịch và can đảm, nhân hậu. Tường giao du với các đối tượng “lạ”: con cóc, “công chúa”. Tường rất bao dung với người anh. Trong cả phim, căn cứ vào góc nhìn, Thiều là nhân vật trung tâm kể chuyện. Thiều ác độc, nhỏ nhen, tàn nhẫn, ích kỷ, và không xuyên suốt về tâm lý. Thiều không có một phẩm chất nào. Có thể bảo thế này: Thiều chính là một mẫu người như một mảnh đất xấu, trên đó loại cỏ dại nào cũng có thể nảy nở. Suốt cả phim, người làm phim làm rất tốt việc xây dựng một hành trình ủ rũ và mưu mô của thiếu niên tên Thiều. Sự hối hận ở loại thiếu niên này là không có hoặc rất ngắn ngủi. Do diễn viên hay do chủ ý của đạo diễn mà hoàn toàn vắng mặt sự biểu lộ tình cảm của nhân vật này: với em ruột, với cả đối tượng tương tư, với bố mẹ… Luôn luôn cục súc, gầm gừ, mắt híp lại nham hiểm. Xem Thiều, tôi nghĩ: “Chà, tội ác nhan nhản và đơn giản ở nước này là từ những con người như Thiều đây.” Bởi thế nên trên một phông nền quá đẹp, tràn ngập màu xanh – màu cứu rỗi của các nhà làm phim Việt, và rất nhiều trẻ con, cái ác càng lồ lộ, như một vụ án mạng xảy ra trong một resort sẽ máu me và nổi bật hơn là xảy ra ở khu ổ chuột. Nếu đấy là chủ ý của Victor Vũ thì anh thực là tài. Nhưng chính vì thế, tôi quyết định sẽ không dẫn lũ con nít đi xem phim này. Khi ra khỏi rạp không có gì tươi sáng đọng lại trong đầu. Có chăng chỉ là một niềm hy vọng là Tường sẽ không bị què vĩnh viễn. Nhưng khi những cảnh đẹp đã phai đi trong đầu thì một câu hỏi khác hiện ra không xóa được: “Hay là sẽ què suốt đời?” Ấn tượng về cái ác của phim như vậy đã thắng thế. Mà muốn xem về cái ác thắng thế thì việc gì phải vào rạp? * Còn nếu phim này để mang lại một cảm xúc, thì bạn nào xem mà thấy ấm áp với yên bình, trong lành thì đó là việc riêng của mỗi người. Với riêng tôi như đã trình bày ở trên, đó là cảm xúc về cái xấu, cái ác núp bóng sau cổ tích. Mất hơn một tiếng ngồi để mang ra một cảm xúc về cái xấu cái ác thì đúng là một việc phí hoài thời gian và tiền bạc rồi. Bạn Candid có nói với tôi cuốn truyện này là viết về cái ác. Tôi nói nếu vậy người làm phim đã chọn “cái ác” làm chủ đề cho phim rồi, tôi nói có sai đâu nào! Tôi đọc báo thấy nói nhiều người khóc khi xem phim. Các bạn đã khóc hãy thử nhớ lại xem mình đã khóc vì cái gì? Vì con cóc bị giết? Vì bé Tường bị mất con cóc? Vì Tường bị đánh đến liệt? Tức là những cái khóc vì cái thiện bị dập vùi và bóp chết. Nó hoàn toàn khác với cái khóc cảm động của cái thiện thắng cái ác, của lòng nhân từ và tình yêu. Lấy thí dụ và nhân đây, bạn hãy mở “I am Sam” – một bộ phim cũ có Sean Penn đóng ra xem, trong trường hợp bạn khóc, bạn sẽ thấy nước mắt của hai trường hợp này khác nhau hoàn toàn. Phim ảnh cần làm ra những giọt nước mắt của cảm động trước cái cao cả, chứ không phải để moi thêm nước mắt trước những nghịch cảnh và nhẫn tâm. * Vài thứ râu ria xung quanh: – Trong phim có nhiều nhân vật được đưa ra rồi mất hút con mẹ hàng lươn một cách vô cớ. Thí dụ như cặp đôi chú Đan cụt tay với cô con gái thầy giáo. Tự nhiên thấy nắm tay nhau chạy trong làng như đang bị ai đuổi đánh, chốc sau đã lại ngồi dưới gốc đa thổi harmonica. Xong sau Trung thu cho đến hết phim là không bao giờ gặp lại cặp ấy. – Hay bố con nhà “công chúa”, tự nhiên gần cuối phim nhảy bổ ra, thêm một bi kịch “giờ mới biết” chỉ làm phim thêm dài dòng. Lại thêm ngôi nhà trong rừng của hai bố con đẹp như lâu đài nhỏ, việc trẻ con trong làng không hề biêt đúng là chuyện vô lý nhất trên đời. “Công chúa” còn có thể rắc hoa đến tận cửa sổ nhà Tường, mà trẻ con trong làng có phải đứa nào cũng bị anh đánh đến liệt đâu mà không biết bò vào rừng tìm nhà “công chúa”. Nói câu chuyện về một con yêu hổ trong rừng do người lớn bịa ra có tác dụng ngăn cho trẻ con không tìm đến ngôi nhà của “công chúa” chỉ là một cái cớ của người làm phim để bố con “công chúa” có thể xuất hiện muộn trong phim, hầu có một phép lạ chữa cái lưng cho bé Tường (không thì phim chết!). – Rất nhiều thứ khiên cưỡng. Vì khiên cưỡng nên mặt ai cũng rầu rầu. Như là bạn đi chơi với bồ về, khó giải thích với vợ thì mặt bạn tốt nhất cứ nên rầu rầu. Như là đang có “một bi kịch trong đầu” là bệnh chung của phim Việt. Mặt ai cũng rầu rầu (vì trong lúc thằng kia diễn thì mình biết diễn gì, mình có câu chuyện gì cho mình đâu, mình phải làm mặt rầu). Phụ nữ nào trong phim cũng dịu dàng, và cũng rầu rầu luôn. Vì thế tới cảnh ngày lễ Trung thu tất cả đều phải cười tươi như Tết – cả xóm cười đồng loạt trên màn trông thật vô lý, nhưng là để đối lập với ngày thường lam lũ sẽ phải rầu rầu cả xóm mà. Không cười ai biết đâu là đang có lễ! * Tôi định để phim chiếu xong mới viết bài. Mà rồi tranh luận với Candid trên Soi nên thôi viết luôn. Một tiếng nói nhỏ và rất cá nhân về phim thôi, mong được nghe mọi người khi xem về xong cùng phản biện lại. * SOI: Đây là cmt cho bài “Hoa Vàng Trên Cỏ Xanh: Ra rạp đi rồi về cầm roi luận tiếp“. Soi xin đưa lên thành bài để các bạn dễ theo dõi và thảo luận. Ý kiến - Thảo luận
9:00
Friday,9.10.2015
Đăng bởi:
Mạnh
9:00
Friday,9.10.2015
Đăng bởi:
Mạnh
Bạn Uyên Bùi: Mình chưa đọc truyện gốc của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh. Nhưng như Uyên Bùi nói, dở hay hay thì truyện gốc đó cũng không liên quan đến việc phim này dở hay hay. Người xem chỉ biết có phim khi xem, không cần đối chiếu sách. Mình cũng thấy nhiều bạn khi tranh luận cứ bảo đọc sách đi, sách thế này, sách thế kia, mình cũng thấy buồn cười nhưng mà..., thôi kệ!:-))
0:44
Friday,9.10.2015
Đăng bởi:
Uyên Bùi
@Mạnh: ha ha, giờ thì thì mình đã hiểu. Nhưng thầy Nguyễn Duy Cần có nói, nếu biết một bộ phim dở mà còn tốn thời gian để xem thì quả là phí phạm cuộc đời mình. :D
Tớ thấy các bạn cứ lẫn lẫn lộn lộn giữa phim và truyện. Một bộ phim nghĩa là tự bản thân nó phải có sức sống riêng của nó khi đứng độc lập. Nếu nó dở thì hẳn nhiên là do người viết k ...xem tiếp
0:44
Friday,9.10.2015
Đăng bởi:
Uyên Bùi
@Mạnh: ha ha, giờ thì thì mình đã hiểu. Nhưng thầy Nguyễn Duy Cần có nói, nếu biết một bộ phim dở mà còn tốn thời gian để xem thì quả là phí phạm cuộc đời mình. :D
Tớ thấy các bạn cứ lẫn lẫn lộn lộn giữa phim và truyện. Một bộ phim nghĩa là tự bản thân nó phải có sức sống riêng của nó khi đứng độc lập. Nếu nó dở thì hẳn nhiên là do người viết kịch bản kém hay đạo diễn tồi, chứ nó cũng chả hay lên được chỉ vì nó được làm dựa trên một câu truyện hay. Không thể nào phim dờ lại bảo đọc truyện đi vì truyện hay nên phim không dở. Logic rất phi logic này đang được các bạn sử dụng rất hồn nhiên. Chỉ khi nào người ta chê truyện dở thì các bạn hãy phản biện chứ! :/ Mạnh có thấy thế không?
Bài đã đăng
» Xem tiếp... |
|||||||||||||||
|
...xem tiếp