Điện ảnh

Thử dùng logic của cổ tích, là logic của trẻ con, để xem “Hoa vàng trên cỏ xanh” 04. 10. 15 - 2:28 pm

Phó Đức Tùng

 

.

Mình thì thấy phim này không dở. Không dở vì sự nhất quán của nó.

Trước hết, có thể nói đây là một chuyện cổ tích công chúa hoàng tử. một truyện như vậy hoàn toàn không hề cần hiện thực, mà cần sự tưởng tượng, giả tạo cũng được. Những cảnh phim đã chắt lọc để cho một bối cảnh hoàn toàn sạch sẽ, không giống thực một chút nào. Nói là giả tạo không sai, nhưng là nhân tạo, tưởng tượng thì đúng hơn. Những tình tiết có thể sến sẩm, có thể kém logic, nhưng chính thế nó mới tạo thành chuyện cổ tích.

Khi đọc chuyện cổ tích, vấn đề bao giờ cũng đơn giản, chẳng có tâm lý gì nhiều. Những hành vi đạo đức đơn giản được góm ghém thô mộc dưới dạng tình tiết, để làm rõ tính nhân quả. Thiện ác thường là rõ ràng, phân minh, cường điệu. Cậu em là đại diện cho cái thiện, và cậu ta giữ tính thiện này trong mọi tình huống, kể cả khi bị anh vô cớ đánh tới liệt giường. Cậu anh đại diện cho tính ác, và mỗi lúc có dịp, tính ác lại nổi lên. Nhiều người nói rằng như vậy quá ác. Nhưng tôi cho rằng trẻ con có cái nhìn về ác khác với người lớn. Đối với chúng, những đau đớn, chết chóc v.v. đều là ác nhưng cũng không đáng sợ lắm. Trẻ con có thể nói chuyện ai đó bị đánh, thậm chí bị chết một cách rất đơn giản, ngây thơ. Tất cả những cái ác trong phim: lừa lúc ném đá, lờ việc giết cóc, cho tới vô cớ dùng gậy đánh em đến bị thương v.v. đều nằm trong repetoir rất kinh điển của các chuyện cổ tích, tương tự và nhẹ hơn việc bóp chết chim vàng anh, chặt cây giết chị v.v. Có 2 motive ở đây: một là ghen tuông, hai là hiểu lầm lỡ tay. Đây là 2 motiv cơ bản nhất của cái ác trong mọi truyện cổ tích. Câu truyện ở đây cũng không khác gì mấy so với sự tích trầu cau, chỉ tội cậu em chưa chết hẳn mà chỉ nằm liệt giường một thời gian, và vì thế cậu anh cũng không đến mức chết theo, mà chỉ dằn vặt lương tâm.

Hai anh em Thiều và Tường đi câu cá

Cái ác trong truyện cổ tích sở dĩ chấp nhận được, không hằn sâu vào tâm thức trẻ con, chính vì tính nhân tạo, không thực tế của chúng. Nó không phải là con virus ác thật, mà chỉ là dạng tiêm chủng, chỉ mặt con đấy là ác để nhận biết, nó không phải con hổ thật, mà chỉ là tranh vẽ con hổ, để dạy trẻ con. Cái ác thật không đơn giản như thế, nó có nhiều lớp hơn nhiều, và trông bề ngoài lại bình thường hơn rất nhiều, vì thế mới gây ra ám ảnh.

Câu chuyện có tính nhất quán chính ở sự không logic, không nhất quán của nó. Các tình tiết trong phim thực ra khá lung tung, tùy hứng, không có một sự chặt chẽ logic nào. Tự dưng người này xuất hiện, tự dưng xảy ra chuyện kia. Nó đúng như những tưởng tượng thời trẻ con mà tôi còn nhớ, nhất là sau khi đọc các truyện cổ tích. Đứa trẻ sẽ không thể hiểu hết ý nghĩa của chuyện, mà chỉ hiểu được có những người thiện, người ác. Tiếp theo, nó có thể ngồi nghĩ ra đầy rẫy sự kiện. “Kẻ ác”, trong chuyện có thể đã chết, thì lại tưởng tượng ra có họ hàng, đồ đệ của kẻ đó, tiếp tục làm rất nhiều việc ác ngu ngốc, để rồi bị Bụt phát hiện, trừng phạt. Xong lại tự phân công cho những người khác là chỉ mắc những lỗi rất nhỏ thôi, hoặc có những anh hùng trong mọi tình huống sẽ luôn giữ được đạo đức v.v. Đứa trẻ sẽ nghĩ đến những người quanh mình, phân vai cho từng người, đưa cho họ những tình huống thiện ác mà nó cho là phù hợp. Có những người mờ nhạt thì sẽ giao cho việc yêu nhau, hẹn hò, rồi không xảy ra cái gì v.v.

Thiều và Mận

Tóm lại, logic của truyện cổ tích, cũng là logic của đứa trẻ, là phân vai cho các nhân vật, rồi tưởng tượng ra các tình huống để các nhân vật đó thể hiện vai của mình. Các nhân vật tồn tại song song, gần như không liên quan, cho tới khi được nhận phần diễn của mình. Logic này có thể diễn tiếp liên miên bất tuyệt, không có điểm dừng. Vì thế, sau mỗi chuyện đều kết là nếu họ không chết thì họ vẫn sống hạnh phúc bên nhau tới tận bây giờ.

Logic này rất khác với logic của người lớn, tổ hợp nên một bối cảnh phức tạp, trong đó mọi thứ đều liên hệ chặt chẽ với nhau như những bánh răng trong một cỗ máy, rồi cùng nhau đưa đến một thông điệp nhất quán nào đó.

Tôi thấy bộ phim đã thành công trong việc kể một câu truyện cổ tích thuần túy, dưới một hình thức đủ nhân tạo để không giống đời thường, nhưng cũng đủ gần gũi để trẻ con có thể hình dung ra được. Đối với tôi, bộ phim đã là những phút giây mơ mộng, trở về với thời trẻ thơ. Còn việc bộ phim không có thông điệp gì rõ ràng, thì tôi vốn chẳng muốn nhận một thông điệp gì theo kiểu một cuốn phim người lớn cả.

*

SOI: Đây là cmt cho bài “Hoa Vàng Trên Cỏ Xanh: Ra rạp đi rồi về cầm roi luận tiếp“. Soi xin đưa lên thành bài để các bạn dễ theo dõi và thảo luận.

Ý kiến - Thảo luận

11:33 Thursday,8.10.2015 Đăng bởi:  Uyên Bùi
Gửi anh Tùng:
Em không cmts về phim, em đang cmts về cmts của anh (được đăng thành bài) về phim, do đó, em nghĩ ý kiến của em là đúng chỗ đúng nơi và đúng vấn đề.

vì anh dùng ý kiến chủ quan của mình mà lại nhân danh khách quan (logic cổ tích và logic trẻ con) nên em chỉ vào chia sẻ rằng thực ra anh không nên nhân danh như vậy. nếu anh ngay từ đầu, ghi rằng, theo quan đi
...xem tiếp
11:33 Thursday,8.10.2015 Đăng bởi:  Uyên Bùi
Gửi anh Tùng:
Em không cmts về phim, em đang cmts về cmts của anh (được đăng thành bài) về phim, do đó, em nghĩ ý kiến của em là đúng chỗ đúng nơi và đúng vấn đề.

vì anh dùng ý kiến chủ quan của mình mà lại nhân danh khách quan (logic cổ tích và logic trẻ con) nên em chỉ vào chia sẻ rằng thực ra anh không nên nhân danh như vậy. nếu anh ngay từ đầu, ghi rằng, theo quan điểm của tôi, tôi từng là một đứa trẻ và nhìn dưới góc độ của tôi là đứa trẻ, tôi thấy bộ phim theo logic cổ tích nó như thế này... thế này...., thì nó lại là chuyện khác. khi đó, rõ ràng, nó mới thực sự là quan điểm chủ quan của cá nhân anh không nhân danh điều gì cả.

còn với ý kiến anh cho rằng: mọi ý kiến đều là chủ quan không nên tranh luận thì phải thú thật với anh, ý kiến của anh mới thực sự là chán. một khi anh đã nói điều này, tốt nhất trong cmts của anh về phim (được đưa lên thành bài này) của mình anh nên để một dòng: "đây là ý kiến chủ quan của cá nhân mình, các bạn không nên tranh luận". như thế, có phải đỡ phí phạm thời gian của cả hai chúng ta (và một vài người khác nữa) có phải không anh? 
20:56 Wednesday,7.10.2015 Đăng bởi:  Quỳnh Vy
hi hi
Mình thì lại nghĩ là do châm cứu nên các bó cơ trên lưng thằng em mới hồi phục lại. Chứ nếu đúng là bị té từ trên cao xuống do leo trèo thì coi bộ nguy thật à nha.

Còn nếu thật sự như nhà văn và biên kịch muốn dùng cổ tích để hóa giải vấn đề thì cũng hay đó chớ!
Bởi vậy anh PĐT mới có cái tựa như vậy nè.
:)
...xem tiếp
20:56 Wednesday,7.10.2015 Đăng bởi:  Quỳnh Vy
hi hi
Mình thì lại nghĩ là do châm cứu nên các bó cơ trên lưng thằng em mới hồi phục lại. Chứ nếu đúng là bị té từ trên cao xuống do leo trèo thì coi bộ nguy thật à nha.

Còn nếu thật sự như nhà văn và biên kịch muốn dùng cổ tích để hóa giải vấn đề thì cũng hay đó chớ!
Bởi vậy anh PĐT mới có cái tựa như vậy nè.
:) 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả