Đáp: Hiện giờ, chiếu theo chính tả được quy định bằng từ điển thì bạn viết kiểu nào cũng ổn, sẽ không ai nói bạn viết sai chính tả. Chỉ có một số người do bị dị ứng với chữ dâm và nghĩ Bụt tức là Phật thì không được đi với chữ dâm nên đòi phải là “râm bụt” mới đúng.
Có thuyết cho rằng tên hoa này đáng lẽ phải là hoa dâng bụt, tức hoa để cúng cho Phật, và người ta gọi trại đi. Tích này nghe cũng có lý, tuy nhiên, lại có vấn đề là người ta cúng Phật bằng rất nhiều loại hoa khác nhau, và loại hoa dâm bụt này cũng không phải là hoa đặc trưng dùng để cúng.
Hoa này vốn có nhiều tên, được ghi lại trong thư tịch của người Trung Quốc. Nguyễn Trãi có một bài thơ chữ Nôm về hoa này, nhưng lại gọi tên hoa bằng chữ Hán là mộc cận, giống tiếng Trung Quốc và tiếng Nhật gọi.
Mộc cận ở Trung Quốc
Ánh nước hoa in một đóa hồng Vẩn nhơ chẳng bén, Bụt là lòng Chiều mai nở chiều hôm rụng Sự lạ cho hạy tuyệt sắc không
(Nguyễn Trãi, trích trong Quốc âm thi tập)
Hoa dâm bụt vốn là một loài hoa xứ nóng, nhất là loài dâm bụt hoa đỏ, đem trồng ở chỗ nào nhiệt độ thường xuyên dưới 10 độ C là cây không sống nổi. Do đó nhiều nước châu Á nhiệt đới rất mê hoa này. Điển hình là Mã Lai năm 1960 đã chính thức lấy hoa dâm bụt làm quốc hoa, và từ 1989 cho lên hình trên tiền giấy luôn.
Malaysia Airlines Boeing 747-4H6(9M-MPB) với họa tiết hoa dâm bụt trên than cất cánh tại Amsterdam-Schiphol (AMS) vào ngày 10. 3. 2007. Ảnh từ trang này
Trong Ấn giáo thì hoa dâm bụt đỏ được dùng để cúng thần Kali, tức là nữ thần hủy diệt. Người ta kể chuyện là vốn trong một lần đánh nhau với ma quỷ hăng máu quá, Kali định hủy diệt luôn cả vũ trụ, thế là thần Shiva bèn ra cản lại bằng cách nằm lăn ra đất. Kali giẫm lên mình Shiva, chồng của mình, thì bỗng bình tâm lại, và xấu hổ nên thè lưỡi ra. Hoa dâm bụt đỏ có màu đỏ tươi như máu và như cái lưỡi Kali thè ra, nên hay được dùng để vẽ vào tranh thờ hoặc quàng lên tượng.
.
Ngoài ra người Trung Quốc còn gọi hoa dâm bụt đỏ là cây phật tang. Cái tên phật tang thì đã xuất hiện từ thế kỷ thứ 9, vì sao gọi là phật thì cũng chưa rõ, cũng không biết có liên quan gì tới tứ thơ “Bụt là lòng” của Nguyễn Trãi không. Chữ phật và chữ phù vì đọc khá giống nhau trong tiếng Trung Quốc nên trong vài thư liệu có chỗ chép nhầm thành phù tang (đừng nhầm với cây dâu mặt trời nhé).
Hoa Phật tang dịch ra là hoa dâu bụt. Có lẽ chữ này lại bị đọc trại đi thành dâm/râm bụt. Thuyết này tụi mình cho là có cơ sở nhất.
Ở miền Nam, hoa này gọi là bông bụt hoặc bông bụp. Vốn chữ bụp chỉ là âm đọc trại (cho dễ đọc).
...xem tiếp