Nghĩa của tiếng Việt: “Băng” – từ nước đá cho tới chuyện cưới hỏi
17. 11. 15 - 2:24 pm
Cùng học tiếng Việt
1. Băng nhân – nhà băng
Băng là từ Hán-Việt chỉ nước đá. Mùa đông ở nước ta thường không đủ lạnh để sông đóng thành băng, nhưng ở vùng núi cao, nhiệt độ có thể đủ lạnh để sương móc trên cây, trên cỏ đóng thành đá, chúng ta còn gọi là giá, hay sương muối.
Jennifer Walton, “Frozen lake 4” (Hồ đóng băng 4), sơn dầu trên toan.
Băng, nhất là băng tảng, thường trong suốt. Do đó trong thành ngữ, người ta thường ví von băng với sự trong sạch, thanh cao: băng thanh ngọc khiết (trong như băng, sạch như ngọc) hay băng cơ ngọc cốt (thịt như băng, xương như ngọc).
Kristen McManamy do Mert & Marcus. Người mẫu này được coi là có vẻ đẹp như băng (ice like beauty)
Ngày trước, những người mai mối được gọi là băng nhân, hay nhà băng. Vốn là từ một điển tích của Trung Quốc thời Tấn, có một ông gọi là Linh Hồ lão nhân nằm mơ thấy mình đứng trên băng, nói chuyện với người ở dưới băng. Ông này đi giải mộng thì được bảo đó là điềm báo ông nên đi làm người mai mối, sẽ rất thành công, cứ mai mối xong, sau khi băng tan thì sẽ nên chuyện. Sau có người nhờ ông mai mối cho con gái nhà đại gia, ông làm thì đúng sau khi băng tan, hai người kia cưới nhau.
Trong Truyện Kiều có dùng chữ nhà băng theo nghĩa trên. Hiện giờ không ai dùng theo nghĩa này nữa mà nhà băng là cái ngân hàng. Một số câu trong Kiều, đều là trong phần Mã Giám Sinh mua nhờ người mối để tới mua Thúy Kiều:
“Sự lòng ngỏ với băng nhân Tin sương đồn đại xa gần lao xao.” và “Trước thầy sau tớ lao xao Nhà băng đưa mối rước vào lầu trang.”
Mã Giám Sinh “xem” Kiều đàn.
2. Môi, mai, mối
Vậy còn cái chữ mai mối thì sao? Mai hay mối đều là các âm của cùng một chữ Hán môi, nghĩa là việc làm trung gian, dẫn truyền, hay xúc tác để các việc khác xảy ra thuận lợi, hay hẹp nghĩa hơn, nó còn chỉ việc kết đôi trai gái với nhau nhằm mục đích hôn nhân.
Bà mai trong tranh Trung Quốc thể kỷ 18. Hai bố mẹ chú rể tương lai ngồi bên tay phải. Chú rể tương lai mặc quần áo xanh. Người hầu nữ rót trà cho bà mai.
Trong nhiều nền văn hóa, từ Á Đông tới Ấn Độ, tới Trung Đông, cả Ả Rập hay Do Thái, qua tới cả Âu, nghề làm mối trở thành một nghề được chuyên nghiệp hóa. Thường người làm mối kiêm luôn cả coi bói, tử vi, xem sao đoán vận vân vân, hay đối với các cộng đồng thiên về tôn giáo thì các chức sắc tôn giáo, như cha đạo trong nhà thờ, hay thầy tế bên Do Thái sẽ có trách nhiệm mai mối.
Gerard van Honthorst, “Người làm mối”, 1625
Vào thời kì mà giao thông giữa các vùng khó khăn, những người trẻ lớn lên sẽ chỉ được bao quanh bởi một cộng đồng nhỏ quanh mình, mà phần lớn là họ hàng, gia tộc, thì cần phải có người làm mối để có thể lập gia đình dễ dàng.
18:52Thursday,24.12.2015Đăng bởi: Cùng học Tiếng Việt
Vậy là tại em viết không rõ ràng rồi. Lần sau phải cẩn thận hơn thôi. Viết mà người khác hiểu lầm thì hại quá. :)) ...xem tiếp
18:52Thursday,24.12.2015Đăng bởi: Cùng học Tiếng Việt
Vậy là tại em viết không rõ ràng rồi. Lần sau phải cẩn thận hơn thôi. Viết mà người khác hiểu lầm thì hại quá. :))
18:31Thursday,24.12.2015Đăng bởi: admin
:-))) Cùng học tiếng Việt: Soi lâu nay đọc bài này cũng hiểu đúng như Phạm Huy Thông hiểu đấy, thế có chết không. Cứ tưởng "nhà băng" là nơi cho mai mối cho vay tiền, chuyển tiền. Đã lỡ "chém" với 3, 4 đối tượng rồi, mai lại phải đính chính :-) ...xem tiếp
18:31Thursday,24.12.2015Đăng bởi: admin
:-))) Cùng học tiếng Việt: Soi lâu nay đọc bài này cũng hiểu đúng như Phạm Huy Thông hiểu đấy, thế có chết không. Cứ tưởng "nhà băng" là nơi cho mai mối cho vay tiền, chuyển tiền. Đã lỡ "chém" với 3, 4 đối tượng rồi, mai lại phải đính chính :-)
...xem tiếp