Văn & Chữ

Nghĩa của tiếng Việt: chữ “hộ” giúp đỡ, chữ “hộ” cửa nẻo 15. 12. 15 - 6:09 am

Cùng học tiếng Việt

Chữ hộ trong tiếng Việt hiện nay bắt nguồn từ hai chữ Hán: chữ hộ giúp đỡ và chữ hộ cửa nẻo.

1. Hộ – giúp đỡ

Chữ thứ nhất là chữ hộ này 護, gồm bộ ngôn (lời nói), nghĩa là bênh vực, bào chữa, bảo vệ, ghép vào với một chữ Hán nữa là cứu, trở thành cứu hộ = giúp đỡ, bảo vệ. Tương tự nó cũng tạo các từ ghép Hán-Việt khác như:

giám hộ: trông giúp (đối với trẻ con, người giám hộ là người thay mặt cha mẹ trông coi đứa trẻ).

Kara Williams “The Guardian and the Bride” (Người giám hộ và cô dâu), sơn dầu trên toan, 2005

biện hộ: tranh cãi để bảo vệ, bào chữa cho mình hoặc người khác.

đô hộ: chức quan đặt ra từ thời nhà Đường, cai trị và bảo vệ các vùng đất “thuộc địa” của Trung Quốc.

hộ pháp: pháp ở đây là dharma, tức là lời Phật dạy. Các Hộ pháp trong Phật giáo là các bồ tát hoặc thần linh cõi trời, thường được miêu tả với hình dạng dữ dằn, tay cầm binh khí vân vân, sẵn sàng chống lại cái ác để bảo vệ “pháp”, bảo vệ người hành “pháp”. Thường các thần linh này có gốc gác từ các tôn giáo bản địa. Phật giáo hễ cứ du nhập tới đâu là thần thánh bản địa ở khu đó “tự động” bị cảm hóa hết để theo Phật giáo. Từ thần linh Ấn giáo ở khu Nam Á, Tây Tạng, qua tới thần Gió thần Sét và các thần khác trong Thần Đạo Nhật Bản, tới Việt Nam với hệ thống nữ thần Mây Mưa Sấm Chớp ở khu Luy Lâu. Tuy theo giấy tờ không phải tất cả các thần liệt kê đều được chính thức xem là Hộ Pháp nhưng việc cho hệ thống thần linh bản địa “quy y” cũng là một cách Phật giáo truyền đạo đáng xem xét.

Một vị hộ pháp

– hộ chiếu. Chiếu ở đây là 照, (có hình mặt trời bên trái và lửa bên dưới) tức chữ chiếu trong chiếu sáng, chiếu cố (chỉ sự nhìn ngắm, quan tâm). Hộ chiếu là giấy tờ tùy thân, nhằm mục đích bảo vệ cho người mang khi đi ra nước ngoài. Lưu ý là chữ chiếu này khác chữ chiếu là lệnh vua ban (詔, như Chiếu dời đô). Chữ hộ chiếu, chỉ có chúng ta và tiếng Trung Quốc là dùng. Tiếng Nhật và Triều Tiên dùng chữ lữ khoán (tuy nhiên tiếng Nhật giờ chuộng chữ pa-sư-po-tô hơn).

Joie Pabilando, “Hộ chiếu”

2. Hộ – cửa nẻo

Chữ hộ trong hộ gia đình là hộ 戶, nó mang hình cái cửa chỉ có một cánh (so sánh với chữ môn 門 là cửa hai cánh, hay cái cổng).

Cửa một cánh trong bức “The door” của Felix Valloton

 Hình tượng nhất của hộ – cái cửa một cánh – là chữ âm hộ. Là cái cửa, do đó, “hộ” cũng mang nghĩa chỉ cái nhà (hoán dụ mà, suy từ cái nhỏ ra cái to).

Môn đương (đăng) hộ đối nghĩa là hai nhà có cửa to lẫn cửa nhỏ đối nhau, sánh được với nhau (quan niệm cũ chỉ hai gia đình muốn thành thông gia thì địa vị phải tương xứng).

*

Các bạn xem thêm về các từ khác ở FB Cùng học tiếng Việt nhé

 

*

Cùng học tiếng Việt:

- Nghĩa của tiếng Việt: Đỗ và Đậu. Chưng và Chưng cất

- Nghĩa của tiếng Việt: Phù tang và Câu lạc bộ

- Nghĩa của tiếng Việt: Trẩy và Nhặt

- Nghĩa của tiếng Việt: “Khinh” và “Mọn”

- Nghĩa của tiếng Việt: “Nhũn như con chi chi”

- Nghĩa của tiếng Việt: “Muông” và “Mân côi”

- Nghĩa của tiếng Việt: “Ngoan” và “Thực dân”

- Nghĩa của tiếng Việt: “Tang bồng” và “Con ghệ”

- Nghĩa của tiếng Việt: Cam và Khổ và Hợp chúng quốc

- Nghĩa của tiếng Việt: Chữ “mặc” – mực vẽ, im lặng và bom nguyên tử

- Nghĩa của tiếng Việt 10: Chim nhạn – Hãy trả lại tên cho ngỗng

- Nghĩa của tiếng Việt: Lạp là hạt, là chạp, là sáp…

- Nghĩa của tiếng Việt: Dày thế mà gọi là “tiểu thuyết”? Bò bía nghĩa là gì?

- Nghĩa của tiếng Việt: Chiêm tinh với thiên văn, can đảm với gan ruột

- Nghĩa của tiếng Việt: vì đâu nên “tá”?

- Nghĩa của tiếng Việt: Cứu cánh –
do ta dùng sai chứ không ai cứu ai cả

- Nghĩa của tiếng Việt: Gác – từ trên lầu đến xưng hô lễ phép

- Nghĩa của tiếng Việt: “dâm bụt” hay “râm bụt”?

- Nghĩa của tiếng Việt: Điền kinh nghĩa là gì? Việt dã nghĩa là sao?

- Nghĩa của tiếng Việt: “Băng” – từ nước đá cho tới chuyện cưới hỏi

- Nghĩa của tiếng Việt: Đào xuống rễ mà tìm chữ căn

- Nghĩa của tiếng Việt: chữ “hộ” giúp đỡ, chữ “hộ” cửa nẻo

- Nghĩa của tiếng Việt: Tam Bành –
ba con ma của Đạo giáo làm người ta nổi giận

- Nghĩa của tiếng Việt: Lãnh cổ áo, lãnh thời tiết

- Nghĩa của tiếng Việt: Tằm-tang-tơ, bộ ba nối kết Đông-Tây

- Nghĩa của tiếng Việt: Vì sao lại gọi là nhiễm sắc thể?

- Nghĩa của tiếng Việt: Cộng hòa là thế nào? Đại Chủng viện là nơi làm gì?

- Nghĩa của tiếng Việt: bánh trưng hay bánh chưng?

- Nghĩa của tiếng Việt: Nguyên là gì, tiêu là gì, và Nguyên Tiêu là gì?

- Nghĩa của tiếng Việt: Đồng hồ –
nhỏ nước trước rồi mới hiện đại sau

- Nghĩa của tiếng Việt: Có phải cứ có vua thì gọi là “phong kiến”?

- Nghĩa của tiếng Việt: Hoàng, Đế, Vương, Vua, xưng gì thì cũng là.. vua

- Nghĩa của tiếng Việt: từ cắm (hoa) cho tới sáp nhập

- Nghĩa của tiếng Việt: Tên các nguyên tố hóa học trong tiếng Việt

Ý kiến - Thảo luận

21:00 Tuesday,15.12.2015 Đăng bởi:  rieng&chung
@Soi, vầng, copy sang là được ạ.

@Candid, vậy là ở Đại Thành Môn. Để em gúc lại xem.
...xem tiếp
21:00 Tuesday,15.12.2015 Đăng bởi:  rieng&chung
@Soi, vầng, copy sang là được ạ.

@Candid, vậy là ở Đại Thành Môn. Để em gúc lại xem. 
20:59 Tuesday,15.12.2015 Đăng bởi:  admin
Rồi, Soi sẽ copy qua, nhưng từ lúc này trở đi hai bạn cmt vào bài kia nhé để Soi khỏi copy tiếp.
...xem tiếp
20:59 Tuesday,15.12.2015 Đăng bởi:  admin
Rồi, Soi sẽ copy qua, nhưng từ lúc này trở đi hai bạn cmt vào bài kia nhé để Soi khỏi copy tiếp. 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Đối thoại: Có nên độ lượng với Nhái?

Minh Thành, Huy Thông, Lý Chuồn Chuồn

Vĩ thanh cùng Bolero

Người xem Sài Gòn

Bài đã đăng

» Xem tiếp...

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả