|
|
|
|||||||||||||
Kiến trúc“Môn đăng hộ đối”: nhìn không ra lại phải xin lỗi 15. 12. 15 - 4:10 pmRieng&Chung
Trong bài Nghĩa của tiếng Việt có nói về cụm từ “môn đăng hộ đối”. Cụm từ này, ngoài cái ý nghĩa mà chắc là ai cũng hiểu, em xin bổ sung thông tin như sau: Thứ nhất, nguyên tắc hiểu chung: 1. Môn là cửa, Hộ là căn nhà, chứ không nên hiểu là “cửa to và cửa bé”. 2. Môn thể hiện đẳng cấp xã hội (quyền chức, quý tộc), Hộ thể hiện tiềm lực kinh tế (nhà ngang dãy dọc, sân trước vườn sau…). 3. “Môn đăng” và “hộ đối” là hai thành phần xuất hiện ở cổng các gia đình có “đẳng cấp” trong xã hội phong kiến Trung Quốc xưa, tạm gọi chung là quý tộc. Do đó, kích thước, hình dáng của chúng đều gắn liền với đẳng cấp xã hội của chủ nhà. Nói cách khác quan thấp mà dám xài kiểu “môn đăng” và “hộ đối” của quan to thì mất mũ hoặc mất đầu… 4. Do đó, nói hai nhà “môn đăng hộ đối”, nếu hiểu sát nghĩa đen thì là ngang ngửa nhau về bậc quan hoặc đẳng cấp. Nhà ông quan đến ngũ phẩm, nhà tôi cũng được thất (7) phẩm, chúng mình môn đang hộ đối. Chứ nhà 7 phẩm mà dám kết thông gia với nhà tam phẩm là không môn đăng hộ đối (xem tiếp sẽ rõ). Thứ hai, cụ tỉ hơn: 5. Về Môn đăng (môn đang): là hai khối chấn hai bên chân cổng, thường làm bằng đá, khối dáng hơi dẹt, có nhiều loại hình thù (chữ nhật, trống, sư-nghê, v.v…). Tùy một số điều kiện cụ thể, cặp môn đang này có thể được đặt cả ở mặt trước và mặt sau của cùng một cái cổng. Quan võ thường để môn đang hình trống, liên tưởng đến trống trận khi chiến đấu; quan văn để môn đang hình chữ nhật, gợi ý đến cái nghiên mực.
Kích thước của môn đang cũng liên quan đến cấp bậc, và liên quan đến kích cỡ các cấu kiện khác của cổng nói riêng và cả ngôi nhà nói chung, nhưng em chẳng nhớ gì lắm, cũng ngại tra cứu lại. 6. Hộ đối, là mấy khối gỗ hoặc đá gắn trên “môn mi” (門楣, tức là gắn trên cái thanh ngang trên cánh cửa của cổng (bác nào rành từ chuyên ngành kiến trúc cổ Việt Nam bổ sung giúp em cái thanh ấy gọi là gì với ạ). Hộ đối thường có tiết diện hình tròn, hoặc lục lăng, trên mặt vẽ hoa văn hoặc khắc/khảm chữ đại loại phúc thọ phú quý v.v… Quan ngũ phẩm trở xuống cổng chỉ có một cặp hộ đối, quan trên ngũ phẩm trở lên có 2 cặp hộ đối (tức 4 cái). Hàng vương gia thì có những … 12 cái (tức 6 cặp) hộ đối. Thật ra là vì cỡ vương gia mới được làm loại cổng 3 cửa (6 cánh, ở Việt Nam có khái niệm tam quan), nên mới có đủ chỗ gắn tới 12 cái hộ đối (và sẽ có 3 cặp môn đang mặt ngoài, 3 cặp môn đang mặt trong của cổng). Tóm lại, người Trung Quốc xưa (và nay?) rất trọng sĩ diện. Đẳng cấp hiện ra trên mũ áo và trên cả cổng nhà. Nhưng thay vì viết đầy đủ kiểu “Phủ quan thượng thư XYZ” như ngày nay, thì người ta dùng các “kí hiệu” mã hóa trên các chi tiết kiến trúc. Người ngoài không phải ai cũng hiểu. Với người hiểu thì chỉ nhìn vào bề ngoài (như cổng chẳng hạn) thôi đã biết chủ nhà ở cấp bậc nào, từ đó suy ra mình có “đủ tuổi” để mà “bằng vai phải lứa” với người ta hay không. Với người không biết mà lỡ động chạm phải “người ta” thì đành phải nói câu: “tiểu nhân có mắt như mù, đại nhân có đại lượng vân vân và vân vân…” P/s, nghe nói câu “môn đang hộ đối” xuất hiện sớm nhất trong tác phẩm Tây sương ký đời Nguyên. Trong Hồng Lâu Mộng của Tào tiên sinh cũng có câu này thì phải (em tra baidu thấy bảo thế). * Môn mi là nơi để gắn mắt cửa lên, tức là không phải cái mắt cửa. Tuy nhiên (tính dân gian cũng thể hiện ở đây) mắt cửa ở Hội An chỗ thì được gắn lên môn mi (em tạm gọi là cái xà cửa, hoặc thanh ngang của khung cửa??) nhưng chỗ lại gắn lên phần nẹp bo bên trong khung cửa). Thông thường đường kính của hộ đối phải nhỏ hơn kích thước cao của thanh môn mi. Nhưng ở Hội An thì nhiều chỗ mắt cửa (như 2 cái bánh) to hơn cả xà hoặc bo cửa, trông vui tính. Theo em, mắt cửa Hội An có thể là sản phẩm được dân gian hóa từ cặp hộ đối ở Trung Quốc. Có lẽ là được truyền từ Quảng Đông-Phúc Kiến sang theo chân thương lái người Hoa, cũng có thể chu du sang Nhật Bản rồi mới về Hội An. Nhất là cái phong kiến lụn bại đến cái đoạn mua quan bán tước, thì những nhà có điều kiện kinh tế không khó để mua cái chức ngũ phẩm trở xuống, nên trong xã hội số lượng nhà có 1 cặp (2 cái) hộ đối nhiều hẳn lên. Rồi đến thời sau nữa thì nhà làm buôn bán có tiền đều tự cho phép mình dán 2 cái hộ đối lên cửa cho đẹp, và phổ biến. * * SOI: Đây là cmt cho bài “Nghĩa của tiếng Việt: chữ “hộ” giúp đỡ, chữ “hộ” cửa nẻo”, Soi xin đưa lên thành bài cho các bạn dễ theo dõi. Cảm ơn Rieng&Chung rất nhiều. Ý kiến - Thảo luận
10:33
Friday,22.4.2016
Đăng bởi:
rieng&chung
10:33
Friday,22.4.2016
Đăng bởi:
rieng&chung
Cảm ơn bác Candid về tấm ảnh.
Cá nhân em thấy cái "môn đang" ở đầu cầu cũng giông giống với ở mấy cây cầu đời Thanh ở TQ. Đây chắc là cầu làm ngày xưa chứ không phải mới phục dựng đời nay bác nhỉ, vì em thấy nét chạm trổ khá chi li tinh xảo, dù một số chỗ lại ngờ ngợ như đắp bằng xi măng. Bác có ảnh chụp cả cây cầu không, cho em ngó với ạ. Cảm ơn bác nhiều.
14:09
Wednesday,20.4.2016
Đăng bởi:
candid
Giờ em mới rửa cuộn phim chụp hôm sang chùa Bút Tháp. Gửi bác Riêng chung cái ảnh chụp cầu đá.
https://farm2.staticflickr.com/1640/26536906425_a3aac52fb1_c.jpg ...xem tiếp
14:09
Wednesday,20.4.2016
Đăng bởi:
candid
Giờ em mới rửa cuộn phim chụp hôm sang chùa Bút Tháp. Gửi bác Riêng chung cái ảnh chụp cầu đá.
https://farm2.staticflickr.com/1640/26536906425_a3aac52fb1_c.jpg Bài đã đăng
» Xem tiếp... |
|||||||||||||||
|
Cá nhân em thấy cái "môn đang" ở đầu cầu cũng giông giống với ở mấy cây cầu đời Thanh ở TQ.
Đây chắc là cầu làm ngày xưa chứ không phải mới phục dựng đời nay bác nhỉ, vì em thấy nét chạm trổ khá chi li tinh xảo, dù một số chỗ lại ngờ ngợ như đắp bằng xi măng.
Bác có ảnh chụp cả cây cầu không, cho em ngó với ạ. C
...xem tiếp