Văn & Chữ

Nghĩa của tiếng Việt: Cộng hòa là thế nào? Đại Chủng viện là nơi làm gì? 05. 02. 16 - 7:32 am

Cùng học tiếng Việt

Hỏi: Cho mình hỏi nghĩa của từ “cộng hoà” và nguồn gốc của từ này là gì vậy?

Đáp:

– Chữ “Cộng hòa” bắt nguồn từ tên gọi giai đoạn Cộng hòa kéo dài 14 năm dưới thời Tây Chu (841-828 TCN) ở Trung Quốc. Giai đoạn này gọi là Chu Triệu Cộng hòa, là thời gian Trung Quốc không có nhà vua cầm quyền mà triều đình do hai đại thần là hai Công tước họ Chu và họ Triệu đảm đương.

Lãnh thổ nước Chu dưới quyền cai trị của thiên tử nhà Chu thời Tây Chu ở Tàu, xung quanh là đất của các nước chư hầu của nhà Chu. Lúc này ở Việt Nam, chúng ta còn trong thời Hồng Bàng và chưa có sử chép lại rõ ràng. Thời kỳ này, vùng đất mà ngày nay chúng ta gọi là nước Tàu khá giống châu Âu thời Trung cổ. Cùng học tiếng Việt sẽ có bài về vấn đề này sau.

“Cộng hòa” có nghĩa là “cùng hòa hợp”. Giai đoạn này tuy gọi là Cộng hòa nhưng về bản chất, nó khác hoàn toàn với nghĩa của từ Cộng hòa hiện nay, vốn bắt nguồn từ chữ Republic của nhà nước Hy Lạp, Roma.

Cộng hòa theo nghĩa hiện đại là chế độ chính trị mà cơ quan Nhà nước cùng những người đứng đầu được bầu ra theo nhiệm kỳ. Từ “cộng hòa” là từ được người Nhật dùng dịch từ chữ “republic” của phương Tây.

Chữ Republic vốn có nguồn gốc từ chữ Res Publica, nghĩa là việc chung. Đây là hình thái nhà nước áp dụng từ thời cổ ở thành quốc Athens, hay về sau là nhà nước Cộng hòa Roma. Trong các nhà nước này, dân chúng, ít nhất cũng là tầng lớp thượng lưu hoặc phần nào trung lưu, có quyền bầu cử người đứng đầu nhà nước (nguyên thủ), đưa ra tiếng nói và bàn việc nghị sự.

Bức tranh tường “Cicéron luận tội Catilina,” 1889 của Cesare Maccari cho thấy một buổi nghị sự tại nhà nước Roma

Hỏi: Trên đường Tôn Đức Thắng ở Sài Gòn có một tòa nhà gọi là Đại chủng viện. Chữ này nghĩa là sao ạ?

Đại chủng viện thánh Giuse tại đường Tôn Đức Thắng, TPHCM. Ảnh từ trang này

Đáp: Đại Chủng viện là nơi người ta đào tạo linh mục cho nhà thờ Công giáo.

Từ chủng, có nghĩa là giống hay hạt giống. Chữ chủng và chữ giống đều là âm của chữ Hán 種. Âm chủng xuất hiện trong các từ chủng loài (= giống loài), tiêm chủng, chủng vi khuẩn, hay phù thủy thuần chủng cho các bạn mê Harry Potter. Âm giống đã Nôm hóa thì dùng trong giống đực, cái, và dùng để dịch chữ species của tiếng Anh với các con to hơn con vi khuẩn.

Đại Chủng viện hay Chủng viện vốn dịch từ tiếng Latin seminarium, vốn ghép từ hai chữ semen– (nghĩa Latin là hạt giống) và –arium (viện, cái nơi). Seminarium hay chủng viện là nơi để ươm cái “semen” hay cái hạt giống của nhà thờ. Học sinh của viện gọi là chủng sinh.

“Budynek Wyższego Śląskiego Seminarium Duchownego w Katowicach”. Bạn Phan Minh dịch giúp là: “Trường thần học cấp cao xứ Silesia tại Katowice”. Hình từ trang này

Các từ tiếng Anh semen hay seminar đều có gốc từ đây cả.

*

Các bạn xem thêm về các từ khác ở FB Cùng học tiếng Việt nhé

*

Cùng học tiếng Việt:

- Nghĩa của tiếng Việt: Đỗ và Đậu. Chưng và Chưng cất

- Nghĩa của tiếng Việt: Phù tang và Câu lạc bộ

- Nghĩa của tiếng Việt: Trẩy và Nhặt

- Nghĩa của tiếng Việt: “Khinh” và “Mọn”

- Nghĩa của tiếng Việt: “Nhũn như con chi chi”

- Nghĩa của tiếng Việt: “Muông” và “Mân côi”

- Nghĩa của tiếng Việt: “Ngoan” và “Thực dân”

- Nghĩa của tiếng Việt: “Tang bồng” và “Con ghệ”

- Nghĩa của tiếng Việt: Cam và Khổ và Hợp chúng quốc

- Nghĩa của tiếng Việt: Chữ “mặc” – mực vẽ, im lặng và bom nguyên tử

- Nghĩa của tiếng Việt 10: Chim nhạn – Hãy trả lại tên cho ngỗng

- Nghĩa của tiếng Việt: Lạp là hạt, là chạp, là sáp…

- Nghĩa của tiếng Việt: Dày thế mà gọi là “tiểu thuyết”? Bò bía nghĩa là gì?

- Nghĩa của tiếng Việt: Chiêm tinh với thiên văn, can đảm với gan ruột

- Nghĩa của tiếng Việt: vì đâu nên “tá”?

- Nghĩa của tiếng Việt: Cứu cánh –
do ta dùng sai chứ không ai cứu ai cả

- Nghĩa của tiếng Việt: Gác – từ trên lầu đến xưng hô lễ phép

- Nghĩa của tiếng Việt: “dâm bụt” hay “râm bụt”?

- Nghĩa của tiếng Việt: Điền kinh nghĩa là gì? Việt dã nghĩa là sao?

- Nghĩa của tiếng Việt: “Băng” – từ nước đá cho tới chuyện cưới hỏi

- Nghĩa của tiếng Việt: Đào xuống rễ mà tìm chữ căn

- Nghĩa của tiếng Việt: chữ “hộ” giúp đỡ, chữ “hộ” cửa nẻo

- Nghĩa của tiếng Việt: Tam Bành –
ba con ma của Đạo giáo làm người ta nổi giận

- Nghĩa của tiếng Việt: Lãnh cổ áo, lãnh thời tiết

- Nghĩa của tiếng Việt: Tằm-tang-tơ, bộ ba nối kết Đông-Tây

- Nghĩa của tiếng Việt: Vì sao lại gọi là nhiễm sắc thể?

- Nghĩa của tiếng Việt: Cộng hòa là thế nào? Đại Chủng viện là nơi làm gì?

- Nghĩa của tiếng Việt: bánh trưng hay bánh chưng?

- Nghĩa của tiếng Việt: Nguyên là gì, tiêu là gì, và Nguyên Tiêu là gì?

- Nghĩa của tiếng Việt: Đồng hồ –
nhỏ nước trước rồi mới hiện đại sau

- Nghĩa của tiếng Việt: Có phải cứ có vua thì gọi là “phong kiến”?

- Nghĩa của tiếng Việt: Hoàng, Đế, Vương, Vua, xưng gì thì cũng là.. vua

- Nghĩa của tiếng Việt: từ cắm (hoa) cho tới sáp nhập

- Nghĩa của tiếng Việt: Tên các nguyên tố hóa học trong tiếng Việt

Ý kiến - Thảo luận

22:27 Friday,5.2.2016 Đăng bởi:  Phan Minh
Xin hơi chỉnh một chút về phần giải thích chữ cộng hoà.
Hai vị tướng gia đều họ Cơ, Chu Định công là hậu duệ Chu công Cơ Cẩn, con thứ Chu Văn vuơng. Triệu Mục công Cơ Hổ là dòng Triệu công Cơ Thích. Triệu và Chu là tên ấp phong, không phải họ.

Thuyết trên là theo Sử Ký của Tư Mã Thiên

Thuyết nữa theo Trúc Thư Kỷ Niên thì Cộng quốc Bá tước tên Hoà, hành thiên
...xem tiếp
22:27 Friday,5.2.2016 Đăng bởi:  Phan Minh
Xin hơi chỉnh một chút về phần giải thích chữ cộng hoà.
Hai vị tướng gia đều họ Cơ, Chu Định công là hậu duệ Chu công Cơ Cẩn, con thứ Chu Văn vuơng. Triệu Mục công Cơ Hổ là dòng Triệu công Cơ Thích. Triệu và Chu là tên ấp phong, không phải họ.

Thuyết trên là theo Sử Ký của Tư Mã Thiên

Thuyết nữa theo Trúc Thư Kỷ Niên thì Cộng quốc Bá tước tên Hoà, hành thiên tử sự, lập vương vị, xưng Cộng Hoà nguyên niên. 
14:47 Friday,5.2.2016 Đăng bởi:  admin
Cảm ơn Phan Minh, Soi đã đưa luôn vào bài rồi bạn nhé.
...xem tiếp
14:47 Friday,5.2.2016 Đăng bởi:  admin
Cảm ơn Phan Minh, Soi đã đưa luôn vào bài rồi bạn nhé. 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Bài đã đăng

» Xem tiếp...

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả