|
|
|
|||||||||||||
Kiến trúcOUTSIDE-(in) và giấc mơ trên những nóc nhà 06. 03. 16 - 9:08 pmMai Hưng TrungỞ đâu có người ở đó có của cải, vật chất. Chúng ký sinh và sản sinh nhanh chóng với tập tính ngẫu nhiên và ngỗ ngược. Nội thất ra đời như một công cụ có khả năng kiểm soát, khống chế sự di chuyển. Hình dáng có thể khác nhau nhưng công năng chỉ có một là giữ trật tự cho của cải, vật chất, giải phóng và kết thành không gian. Nhìn lại câu chuyện của 36 phố phường, hãy hình dung đô thị là một ngôi nhà lớn thì dường như ngôi nhà ấy đang bị nhấn chìm trong vật chất và sự hỗn loạn. Mâu thuẫn nội tại đang dần bóp nghẹt cơ thể già nua đang thoi thóp. Outside-(in) được nung nấu ra đời từ đó, với một triết lý đơn giản, đó là kiến thiết một hình thái nội thất đô thị nơi có thể kiểm soát, nén và giải nén vật chất, trả lại phần không gian bản nguyên. Đó là cùng một lúc giải quyết vấn đề phân luồng giao thông, kiến tạo không gian công cộng giữa lòng phố cổ, vẫn bảo toàn nguồn gen đô thị, cấu trúc xă hội và văn hoá quần cư. Tuyến phố nằm xen giữa Lương Văn Can, Hàng Bồ, Thuốc Bắc được chọn làm mô hình nghiên cứu không phải chỉ bởi lưu lượng giao thông, mật độ dân cư, xây dựng dày đặc mà còn bởi vì sự màu mỡ phì nhiêu của các yếu tố văn hóa, thời gian, di sản. Điều mà ai cũng thấy là sự phong phú, đa dạng về công năng của vỉa hè. có thể nói là thú vị đến từng cm.Vỉa hè từ lâu đã được con người gọt dũa để thích ứng, chuyển hoá với nhiều mục đích khác nhau từ không gian nội trợ đến thưong mại, từ lưu trữ đến sản xuất, từ ướt đến khô, từ chung đến riêng. Tuy nhiên, bản chất sơ khai của nó thì lại đang mất dần đó là một không gian công cộng (KGCC). Không gian công cộng dần trở thành một khái niệm quá đỗi xa xỉ trong một đô thị của 8 triệu dân trên chỉ hơn 3000km². Và những nỗ lực vẽ cây xanh và công viên trên bản đồ qui hoạch với tư duy từ rẽ mây nhìn xuống (top down) thiếu đi cái nhìn thấu đáo từ chính nơi vỉa hè (bottom up) đã làm cho các công cụ trên hoạt động chưa thật sự hiệu quả.
Giải pháp mà đồ án muốn đưa ra đó là thiết lập một mô hình không gian công cộng đa chức năng có thể luân chuyển từ công cộng thành không gian quần cư và ngược lại biến thiên theo thời gian. Với chung một diện tích về không gian,chúng ta sở hữu 2 hình thái không gian khác nhau tồn tại ở 2 thời điểm khác nhau. Không gian quần cư là nơi thiên về sản xuất, lưu trữ và trao đổi, không gian công cộng mở hơn, thiên về các hoạt động cộng đồng. Bằng cách kết hợp 2 khái niệm trên, mô hình này cùng lúc thỏa mãn nhu cầu cơi nới không gian sinh hoạt thường ngày của khu dân cư phố cổ và cấp thiết về không gian công cộng của xã hội. Hơn nữa, tạo ra sự co giãn về mật độ dân cư và chung hoà lưu lượng giao thông. Đưa những không gian cơi nới bên ngoài co cụm vào trong, hình thành điểm tụ mới theo chiều dọc và trả lại định nghĩa sơ khai cho vỉa hè như một không gian giao thông công cộng. Thiết kế bao gồm 3 đối tượng chính: kết cấu rỗng , vòng xuyến, và khoảng xanh trên mái, lấy cảm hứng từ lý thuyết metabolism của Kiyonori Kikutake. Kết cấu rỗng là một cấu trúc nhẹ, thủ công, linh hoạt về công năng, cùng với thời gian và tập tính của con người mà nó sẽ được xác định. Thay đổi theo chiều thời gian. Ban ngày là xưởng sản xuất thủ công, không gian phụ trợ, vui chơi giải trí, giao lưu bà con lối phố. Đêm xuống chuyển mình thành một khu chợ đêm sầm uất với các hoạt động thương mại và du lịch.
Vòng xuyến: là sự giao thoa giữa kiến trúc và hạ tầng, là phần kết nối giữa các kết cấu rỗng tạo thành một quần thể thống nhất và liên tục. Quần cư vào ban ngày và công cộng về đêm. Kết thành một mạng lưới độc lập, một hạ tầng nhằm chung hòa lưu lượng giao thông vào giờ cao điểm. Vai trò là một kết cấu kiến trúc hay hạ tầng cũng được luân chuyển dựa vào thời gian. Khoảng xanh được đưa thêm vào như một công cụ điều tiết nhiệt độ, không khí cũng như đem lại giá trị thị giác. Vẫn biết đây là một đồ án tham vọng và có phần siêu tưởng, không phải về mặt công nghệ mà là trong chính sách và sự đồng thuận. Nhưng biết đâu cứ mổ xẻ đi rồi chúng ta sẽ lại nghĩ ra điều gì hay ho và khả dĩ hơn. Rồi biết đâu một ngày nó không còn chỉ nằm trên giấy, Hà Nội sẽ gọn gàng, ngăn nắp hơn đơn khi tìm lại được những gì đă mất. Ý kiến - Thảo luận
22:40
Wednesday,16.3.2016
Đăng bởi:
cookies
22:40
Wednesday,16.3.2016
Đăng bởi:
cookies
Đồ án này:
23:05
Sunday,6.3.2016
Đăng bởi:
Mơ
Hay thế, đường trên không như là đường vành đai 3 ấy nhở? Thế thì phải xây hai bên thành cao tướng lên kẻo xe cộ phi xuống phố. Thế thì có bao nhiêu km tường trơn dài dặc dặc mà ngoằn ngèo gấp khúc như ma trận, để bầy tranh thì bá chấy. Tụi nghệ sẽ xung phong thầu tranh mô sai ích và grafiti vẽ xả láng nhé, Hà Nội lúc ấy nổi tiếng rồi. Là siêu phẩm và ta cứ c
...xem tiếp
23:05
Sunday,6.3.2016
Đăng bởi:
Mơ
Hay thế, đường trên không như là đường vành đai 3 ấy nhở? Thế thì phải xây hai bên thành cao tướng lên kẻo xe cộ phi xuống phố. Thế thì có bao nhiêu km tường trơn dài dặc dặc mà ngoằn ngèo gấp khúc như ma trận, để bầy tranh thì bá chấy. Tụi nghệ sẽ xung phong thầu tranh mô sai ích và grafiti vẽ xả láng nhé, Hà Nội lúc ấy nổi tiếng rồi. Là siêu phẩm và ta cứ chặn các cửa ô lại mà bán vé thu tiền du lịch thôi. Mỗi nhà chật bé tí trong phố cổ lại trở thành một hotel room hay home stay. Trời sướng quá, giầu nhờ bạn sang nhờ dự mà tự vẽ được tương lai thật là đích tới của nghệ sỹ lớn đấy, anh kiến ơi! À, anh Trung ơi!
Bài đã đăng
» Xem tiếp... |
|||||||||||||||
|
Đồ án này:
- Nặng về diễn họa trình bày, ngộ chữ nặng nề
- Nhẹ về khả thi vì chỉ nhìn cuộc sống hời hợt
- Quy hoạch lại những thứ đã thành nếp thành cuộc sống của ngần ấy con người đủ loại thành phần mà chạy theo hình thức bề ngoài
...xem tiếp