|
|
|
|||||||||||||
Kiến trúcKích thước của kiến trúc (phần 1): To/Nhỏ là chuyện hệ trọng 13. 04. 16 - 6:49 amStanley Abercrombie. Rieng&Chung dịch (từ bản tiếng Trung)
Trèo lên đến đỉnh núi, hoặc rẽ qua một góc phố, chúng ta thường bắt gặp một vật thể nào đó, một cách tự nhiên, tiềm thức của chúng ta nhanh chóng tiến hành phân tích đặc điểm (thậm chí là bản chất): vật đó thân thiện hay đáng sợ? sống động tươi tắn hay u tối nặng nề? đang xông thẳng về phía mình, hay lặng lẽ bất động. Đồng thời, cũng trong tiềm thức, chúng ta so sánh kích thước của vật đó với kích thước bản thân mình. Vật đó lớn hơn hay nhỏ hơn mình, nếu lớn hơn, là lớn hơn bao nhiêu. To Nhỏ trở thành vấn đề cơ bản và quen thuộc, chúng ta dường như không còn nhận ra bản thân To và Nhỏ cũng có thể là nguồn gốc của cảm thức thẩm mỹ. Kiến thức nhà trường khiến con người luôn cho rằng Chất độc lập với Lượng và sẽ có lúc Lượng và Chất xung đột với nhau. Nhưng nếu ý thức được tài nguyên thiên nhiên là có hạn, người ta sẽ hiểu vì sao E.F.Schumacher (1911-1977) nói rằng: “Ít tức là Đẹp” (small is beautiful). Còn những người thường chọn gói quà to nhất trên cây thông Noel, có thể không chỉ vì lòng tham lam, mà còn do thiếu khả năng phán đoán. Có thể, đối với nhiều loại hình nghệ thuật, cần phải tách biệt giữa To Nhỏ với Giá Trị, một câu truyện ngắn cũng hay như một bộ tiểu thuyết, một bức tranh thu nhỏ cũng đẹp như một bức bích họa. Nhưng, khi xem xét đặc tính căn bản của kiến trúc, To và Nhỏ lại đóng vai trò hết sức quan trọng. Kiến trúc là thứ nghệ thuật “to lớn” nhất. Để có thể cung cấp không gian sử dụng, nó buộc phải to hơn chúng ta, nhưng To Nhỏ không chỉ là thuộc tính quen thuộc của kiến trúc, mà còn là nguồn gốc tạo ra cảm giác, hứng thú về nghệ thuật kiến trúc. Nếu chúng ta liên tưởng đến Nhà thờ Đức Bà Amiens(1), Trường đấu Roma, tháp Eiffel, sẽ thấy ngay điều này là đúng. Nếu thu nhỏ các công trình trên xuống còn 1/10 hay 1/100, sẽ không chỉ giảm bớt Lượng mà còn ảnh hưởng đến Chất của chúng; sức truyền cảm, lay động tâm hồn của chúng lập tức sẽ bị giảm bớt. Le Corbusier rất thích thú với “kho chứa mạch hình trụ tròn” của Mỹ. Trong cuốn “Hướng tới một nền kiến trúc” (Vers une architecture), ông đã để nhiều bức ảnh về chúng, và viết rằng: “Công trình sư ngày nay nắm vững được kết quả của những tính toán, từ quan niệm về cơ thể hữu cơ và các kết quả có được từ những tính toán trên cơ sở nguyên tắc con người thống trị cả vũ trụ, vận dụng những nhân tố cơ bản nhất… khơi gợi những tình cảm của con người đối với kiến trúc, đồng thời từ đó khái quát nên trật tự của con người và vũ trụ”[1]. Thế nhưng, những kiến trúc này, chỉ là những hình trụ tròn giản đơn, nếu nhỏ đi một chút, có thể đó là những thùng rác, trụ neo thuyền, thậm chí là bộ giá của cái ô đi mưa. Cái làm cho “Le Cor” cảm thấy hứng thú, chính là sự kết hợp giữa sự đơn giản trong hình khối với kích thước vốn có của nó. Nhìn từ sự phát triển của kĩ thuật kiến trúc từ thế kỉ 19, To Nhỏ gần như đồng nghĩa với Khối tích (mass). Bất kể là một ngọn núi hay một hệ kết cấu do con người tạo ra, chỉ cần khối tích của nó không thôi cũng đã có thể lưu lại trong mỗi người những ấn tượng sâu sắc. John Ruskin trong cuốn “The sevel Lamps of Architecture” có vẻ như hơi gượng gạo khi viết: “Do cái phần cho cảm giác ‘ấn tượng’ trong đầu óc con người có một lớp vỏ cứng, mà ta phải xuyên thủng nó mới chạm được tới nỗi xúc động sâu sắc nhất. Cho dù có thể đã cào cấu, châm chích cái vỏ đó hàng ngàn chỗ khác nhau, nhưng rốt cục ta vẫn phải đầu hàng nó, nếu không tạo được một vết đâm đủ sâu để xuyên qua nó. Một vết như thế, ở một chỗ nào đó trên cái vỏ, chỉ một thôi là quá đủ, cũng không cần phải ‘rộng như cánh cửa nhà thờ’. Và một khối lượng đơn thuần sẽ làm được điều này – đây là lối vụng về, nhưng hiệu quả. Rồi sự lãnh đạm thờ ơ (do cái vỏ đấy), vốn không thể chọc thủng bằng (những hình ảnh kiến trúc như) cái tháp chuông hay ánh sáng qua khung cửa sổ, sẽ vỡ ra trong tích tắc, chỉ bởi đơn thuần khối lượng một bức tường khổng lồ”. Tiểu thuyết gia Elizabeth Bowen trong cuốn “A Time in Roma” có nói về Bức tường Aurelian như sau: “Kiên cố, chắc chắn chính là một vẻ đẹp. Quét vôi bức tường đó, hoặc đặt tay lên bất kì chỗ nào của bức tường, đều cảm nhận được niềm vui sướng”. Nhà kiến trúc viễn tưởng B. Fuller càng cho rằng: “Tuyệt đại đa số kiến trúc sư chẳng có chút khái niệm về trọng lượng của công trình do mình thiết kế ra”. Nhưng đây chỉ là nói trên khía cạnh thực tế. Nếu xét trên góc độ hiệu quả của tác phẩm, kiến trúc sư hiểu rất rõ về cảm giác sức nặng, khối tích của công trình, và hiểu rằng đó là ngọn nguồn của những cảm giác hứng thú. Nghệ thuật mang lại cho ta không chỉ là sự thú vị. Thứ làm chấn động tâm hồn con người nhất, điều mà Edmund Burke nói tới – đó là “tối cao”, “phi thường” chứ không phải là sự Đẹp đẽ. To Nhỏ, Thể Tích, Số lượng, chính là những đặc tính không thể thiếu. Đúng như Burke nói – sự vô hạn sẽ rót vào tâm hồn người cảm giác sợ hãi sung sướng. Đương nhiên, ngày nay, kích thước cực lớn không nhất định phải đi cùng với khối lượng đáng sợ. Những phiến đá ốp trang trí thay thế cho những khối đá, hệ lưới thép treo được thiết kế kĩ lưỡng thay thế cho khối gạch đá chịu lực nặng nề. Nhưng To và Nhỏ bản thân nó vẫn có sức mạnh làm lay động lòng người. Cách xử lí thích đáng những linh kiện nhẹ hay sự tập trung thỏa đáng vật liệu nặng đều có thể làm cho con người cảm thấy kính nể. Cổng vào cầu lớn George Washington làm bằng thép lộ cốt, ít ra cũng “hẫp dẫn” không kém so với nếu được bao phủ bằng các phiến đá. (Cass Gilbert thiết kế cho Woolworth Building cây cầu này, vốn định dùng lớp mặt ngoài bằng đá, nhưng do giá thành cao, nên không thực hiện được. Hầu hết mọi người đã vui mừng vì nó đã không bị thực hiện!) Phần mái giống như một mặt thủy tinh của thư viện đại học Cambridge do James Stirling thiết kế, hay các sợi cáp thép như đan lưới nhện trong kết cấu màng căng (tent structures) của Frei Otto, hoặc Vittorio Giorgini làm thí nghiệm tại NewYork về cường hóa bê tông với hệ lưới sắt bít bùng trên đầu làm mọi người hoa mắt v.v…, tất cả chúng đều nói lên một điều, ngày nay, một thể tích cực lớn không cần dựa vào khối lượng. Thể tích hay khối tích vĩ đại có thể đưa con người đến cảm giác kính nể và trạng thái mộng tưởng, ít nhất do 3 nguồn gốc cơ bản: Trước hết là tương quan giữa mức độ lớn bé của kiến trúc với kích thước trái đất. Kích thước của trái đất, mặc dù là hiện tượng thực tế, nhưng không nhìn thấy được, cũng không dễ dàng để ý thức rõ ràng được, thế nhưng nó chế ngự mọi hoạt động của con người. Từ khi con người muốn dịch chuyển trên bề mặt trái đất, gia tốc trọng lực làm cho con người cảm nhận được sức mạnh tạo ra từ kích thước trái đất rõ ràng hơn bất cứ hiện tượng tự nhiên nào khác. Kích thước của kiến trúc và hằng số về kích thước của trái đất đều có ảnh hưởng không thể tránh khỏi đến bản thân kết cấu của kiến trúc đó, đó là một sự ảnh hưởng phức tạp nhưng khá thú vị. Một tòa nhà biến thành cao gấp đôi, cường độ của vật liệu sẽ không phải tăng lên 2 lần, khi thanh dầm kéo dài gấp 2, độ dày của dầm không đơn giản tăng gấp đôi. Vấn đề này, Ga-li-lê đã đưa ra từ rất sớm, và hiệp sĩ D’Arey Thompson vào năm 1917 đã viết cuốn “Luận sinh trưởng và tạo hình” – cuốn sách được coi là cột mốc quan trọng của các tác phẩm về sinh học – đã nói rất rõ về vấn đề này. Ông nói: “Nếu que diêm thứ nhất dài 2 inch, que diêm thứ hai dài 6 feet, tức gấp 36 lần (2 inch = 2,54 * 2 = 5,08 cm; 6 feet = 30,48 * 6 = 182,88 cm), “sức ép” do trọng lượng bản thân của que diêm thứ hai sẽ gấp 1300 lần so với que diêm thứ nhất. Tương tự như vậy, động vật có thể tích càng lớn, tứ chi càng ngắn và to, toàn bộ khung xương trở nên nặng nề. Chuột hay chim hồng tước có bộ xương chiếm khoảng 8% khối lượng cơ thể, ngỗng hay chó khoảng 13-14%, người 17-18%. Voi, hà mã vừa to vừa nặng nề. Tuần lộc thì không thể đẹp đẽ thon thả như linh dương.” Kết cấu kiến trúc cũng như vậy. Thậm chí, mọi hệ kết cấu đều có giới hạn về kích thước, nếu vượt quá giới hạn, trọng lượng bản thân sẽ gây ra ứng lực đủ lớn làm sụp đổ hệ kết cấu đó. Kiến trúc sư Myron Goldsmith của S.O.M đã vận dụng nguyên lý này khi thiết kế các hệ thống hình dáng cầu khác nhau. Mỗi loại hình dáng đều có giới hạn về kích thước, vượt qua kích thước đó, bắt buộc phải thay đổi hình dạng kết cấu. Goldsmith nói: Khung thép của công trình nhiều tầng cũng có nguyên tắc kết cấu tương tự như vậy. Một ngôi nhà cao 8 tầng, mỗi inch vuông cần 10 pound thép, ngôi nhà 100 tầng lại cần đến 30 pound(*). Chính vì thế, công trình kiến trúc thay đổi về kích thước To Nhỏ, đặc tính của nó cũng bị thay đổi theo. (*) 1 inch vuông ( =2,54*2,54) là 6,45 cm vuông Quy đổi ra đơn vị thông dụng của Việt Nam, nhà 8 tầng mỗi mét vuông cần khoảng hơn 7 tấn thép, nhà 100 tầng mỗi mét vuông cần hơn 21 tấn thép * Ý kiến - Thảo luận
11:20
Friday,15.4.2016
Đăng bởi:
rieng&chung
11:20
Friday,15.4.2016
Đăng bởi:
rieng&chung
Bác Candid,
Em e rằng bác sẽ thất vọng vì 2 lí do. Thứ nhất,tác giả không đi sâu phân tích về cái nhỏ mà bác cho rằng phù hợp với VN. Thứ hai, những cái bánh chưng nặng cả tấn và đun trong nhiều ngày cùng với những tháp truyền hình biểu tượng quốc gia và các đền chùa mới đây đều ngày càng xa dần mối quan tâm của bác : ))
9:05
Friday,15.4.2016
Đăng bởi:
candid
Em đợi xem phần nhỏ xem sao, to thì thích thật nhưng không phù hợp với điều kiện VN. Tốt nhất cứ "nhỏ và đẹp" :D
...xem tiếp
9:05
Friday,15.4.2016
Đăng bởi:
candid
Em đợi xem phần nhỏ xem sao, to thì thích thật nhưng không phù hợp với điều kiện VN. Tốt nhất cứ "nhỏ và đẹp" :D
Bài đã đăng
» Xem tiếp... |
|||||||||||||||
|
Em e rằng bác sẽ thất vọng vì 2 lí do.
Thứ nhất,tác giả không đi sâu phân tích về cái nhỏ mà bác cho rằng phù hợp với VN.
Thứ hai, những cái bánh chưng nặng cả tấn và đun trong nhiều ngày cùng với những tháp truyền hình biểu tượng quốc gia và các đền chùa mới đây đều ngày càng xa dần mối quan tâm của bác : ))
...xem tiếp