|
|
|
|||||||||||||
Nghệ sĩ thế giớiBữa tiệc ly náo nhiệt của Peter Greenaway 07. 12. 10 - 7:08 amKim Kim lược dịchNEW YORK – Tháng 12 này, tại Park Avenue Armory, nhà làm phim kiêm nghệ sĩ thị giác Peter Greenaway vừa ra mắt một tác phẩm đa công nghệ hoành tráng và có tính sử thi dựa trên bức họa The Last Supper (Bữa tiệc ly) của Leonardo Da Vinci; đây cũng là lần ra mắt đầu tiên tại Mỹ tác phẩm sắp đặt của nghệ sĩ này. Khéo léo vận dụng những ảo giác về sân khấu, ánh sáng, âm thanh, Greenaway đã sáng tạo một loạt những môi trường âm thanh-hình ảnh sống động, gợi lên những cách nhìn mới trước kiệt tác của Leonardo. Tác phẩm sắp đặt này bao gồm một bản mô phỏng kỹ càng đến từng chi tiết của bức tranh, đặt trong một bản sao với kích cỡ như thật của hậu cung gần 4.000 mét vuông và vòm tu viện Santa Maria Delle Grazie ở Milan, nơi có tác phẩm gốc. (Vào năm 2008, Peter Greenaway từng biểu diễn tác phẩm này, như một show âm thanh và ánh sáng; ông dùng các máy chiếu, máy tính, loa, di chuyển các nguồn sáng và bóng đổ trên bức tranh, khiến một số mảng tranh như chuyển động và một số mảng khác như ba chiều. Các bạn xem tại đây cho dễ hình dung. Lần này tại Armory, không có tu viện gốc, đạo diễn đã phải dựng một khung cảnh tu viện như thật để biểu diễn.) Bắt đầu mở cửa từ 2. 12. 2010 đến 6. 1. 2011, triển lãm Bữa tiệc ly của Leonardo: Cái nhìn của Peter Greenaway mang lại một thức nhận mới cho một trong những kiệt tác nổi tiếng nhất thế giới. “Peter Greenaway đưa khách tham quan xuyên qua một chuỗi các trải nghiệm được dàn dựng, những trải nghiệm ấy giải cấu và tái dựng kiệt tác của Leonardo trong một sự mơ mộng đa phương tiện thật tuyệt vời,” Rebecca Robertson, Giám đốc Park Avenue Armory, phát biểu. Trải nghiệm ấy cho cảm giác thân mật (với kiệt tác) và kéo dài khoảng bốn mươi phút, khách tham quan đầu tiên sẽ chứng kiến một sự “cắt dán” về thị giác và thính giác của bức họa cổ điển thời Phục Hưng này, được thiết kế làm nổi bật những yếu tố về tạo hình không thể thiếu trong bức Bữa tiệc ly. Tiếp đó, khách sẽ bước vào “bản nhái” của tu viện Santa Maria delle Grazie, để thưởng thức bức Bữa tiệc ly (nhái), sau đấy là tác phẩm của Greenaway dựa theo bức tranh. Rồi từ tu viện, khách sẽ đi tiếp một tác phẩm đa phương tiện thứ ba, dựa trên bức Đám cưới tại Cana cuối thời Phục hưng của Paolo Veronese, như một “cái kết” cho chuỗi tác phẩm của Greenaway. (Tác phẩm này từng trình diễn ở Venice hồi 2009. Đây, các bạn xem ở đây. Bạn này quay xem hơi chóng mặt, nhưng đầy đủ). Giám đốc tư vấn nghệ thuật Kristy Edmunds bình luận: “Việc Greenaway tiên phong sử dụng các phương tiện kỹ thuật số và công nghệ mới đã tạo nên cuộc giao thoa sống động giữa các hình thức cũ và mới của truyền đạt hình ảnh, thách thức ranh giới giữa tranh và phim ảnh, thách thức những quan niệm cái gì là ‘thực’, thông qua bức tranh được ‘làm lại’ một cách tỉ mỉ, cũng như môi trường bao quanh bức tranh ấy. Bản thân tác phẩm của Greenaway cũng là một kiệt tác, nó gợi mở những cách thức mới để giải thích một bức tranh đã trở thành mẫu mực, nhưng trong một bối cảnh rất đương đại.” Triển lãm này là một phần trong chuỗi trình diễn đầy tham vọng của Peter Greenaway có tên Thăm lại 10 bức tranh cổ điển – là một sự khám phá các tác phẩm mẫu mực trên thế giới, khuyến khích người xem một cách thưởng thức mới khi đứng trước các bức họa cổ điển và thời Phục Hưng, tạo ra cuộc đối thoại giữa những phương tiện truyền đạt cổ lỗ và công nghệ hiện đại. Ý kiến - Thảo luận
5:10
Wednesday,8.12.2010
Đăng bởi:
admin
5:10
Wednesday,8.12.2010
Đăng bởi:
admin
Đánh chết bọn Soi cũng không dám ghi nguồn Zenith Phuong ơi, vì khi dịch cũng là dịch láo dịch lếu, có những bài lại phải đi tìm thêm thông tin từ nguồn khác (vì một nguồn thì không đủ rõ chẳng hạn). Để nguồn thì có nhiều bạn vào không phải để đọc mà chỉ để đối chiếu, vạch ra những cái sai (dù là li ti) khiến cho các Soi con chẳng còn hào hứng gì mà dịch. Soi chỉ được cái khoản bài dịch thì nói là bài dịch, chứ không có cái nạn bài thì dịch rõ ràng nhưng lại cứ ký tên y như là tự mình biết :-). Vậy Zenith nhé. Cảm ơn bạn đã góp ý.
3:58
Wednesday,8.12.2010
Đăng bởi:
Zenith Phuong
Xin chào Soi,
Tôi rất thích đọc trang Soi. Tôi có một góp ý nhỏ, các bài dịch từ báo nước ngoài, Soi nên để link hoặc là ghi tên báo, số ra ngày, v.v... để độc giả tiện theo dõi (nếu muốn tra cứu nguồn). Với cả đấy cũng là một cách reference, tránh nạn plagiarism đang rất phổ biến hiện nay :-) Chúc Soi ngày càng phát triển. ...xem tiếp
3:58
Wednesday,8.12.2010
Đăng bởi:
Zenith Phuong
Xin chào Soi,
Tôi rất thích đọc trang Soi. Tôi có một góp ý nhỏ, các bài dịch từ báo nước ngoài, Soi nên để link hoặc là ghi tên báo, số ra ngày, v.v... để độc giả tiện theo dõi (nếu muốn tra cứu nguồn). Với cả đấy cũng là một cách reference, tránh nạn plagiarism đang rất phổ biến hiện nay :-) Chúc Soi ngày càng phát triển. Bài đã đăng
» Xem tiếp... |
|||||||||||||||
|
...xem tiếp