|
|
|
|||||||||||||
Ăn uốngWakako-Zake (tập 7): Inca tỉnh giấc vì khoai tây ngon 11. 09. 16 - 7:15 amPha Lê(Tiếp theo tập 6) Tập này, nàng Wakako của chúng ta có vẻ không đói cho lắm, nên quyết định xơi món gì nhẹ thôi. Nàng đắn đo lựa chọn giữa hai loại tinh bột là cơm và mì, cuối cùng phát hiện ra tinh bột khác ngon chẳng kém: khoai tây. Thế là nàng gọi ngay một suất xa-lát khoai tây. Xa-lát khoai tây của Nhật bắt nguồn từ Pháp. Truyền thống món này chỉ có: khoai, hành tím băm nhuyễn, mayonnaise, trứng luộc, chives hoặc các kiểu rau thơm khác như thyme. Tất nhiên ngày nay nó có lắm biết thể, và khi đã xuất Nhật rồi nó còn nhiều biến thể hơn; nào là có thêm thịt nguội, cà chua, dưa leo ngâm, rau mầm, cá ngừ xé…
Xa-lát khoai tây giá thường rẻ, lại dễ ăn – nhìn chung rau củ trộn với xíu chất béo lúc nào cũng dễ ăn hơn là rau củ luộc lên để đấy – bởi vậy nó lúc nào cũng xuất hiện trong các quán dành cho nhân viên văn phòng của Nhật. Nó cũng dễ làm, cơ bản là luộc sẵn củ, khách gọi chỉ việc trộn mayonnaise và xếp lên đĩa, xơi lạnh càng ngon chứ chả cần hâm hiếc chi cho nóng. Thế nên nàng Wakako mới bình luận rằng vừa gọi “món đã ra ngay”. Vì xa-lát khoai tây rất rẻ, Wakako gọi thức uống rẻ – trà ô-long highball – cho hợp (tất nhiên chẳng ma nào gọi một chai Grand Cru để uống với khoai tây, trừ bọn thích khoe). Ở Nhật. Ô-long highball là trà có pha chút xíu rượu sochu. Tuy thành phần có gạo, lúa mạch, đại mạch lên men, sochu còn ủ từ khoai tây, khoai lang nên nhậu nó với các món “tinh bột rẻ tiền” như cơm, mì, khoai, sắn… đều hợp. Trà ô-long highball thường chỉ pha một chút sochu nên nó cực rẻ, dành cho những ai muốn tẩm cồn vào người nhưng không đủ khả năng mua cả ly sochu, hoặc những ai chỉ muốn nốc xíu rượu cho tỉnh táo chứ cơ thể không đủ tửu lượng để uống nhiều, hay người thích dùng món ăn rẻ với thức uống rẻ cho nó vừa vặn như Wakako.
Xa-lát khoai tây nhẹ hơn mì với cơm nên cái bụng chưa phải là đói của Wakako cảm thấy rất thoải mái, dễ chịu. Nhai nhai một lúc thấy khoai mình ăn có vị ngọt đặc trưng, nàng ta biết ngay đây là giống khoai Inca no mezame nổi tiếng của Nhật. Cụ thể là vầy, khoai Andean của vùng núi Andes – lòng vòng đâu đó ở Ecuador với Peru – là giống khoai cổ của người Inca. Do toàn bộ khoai tây xuất xứ từ châu Mỹ, nên có thể nói Andes là cái nôi khoai tây của thế giới. Hiện nay nếu đến được Andes để mua khoai tây, chúng ta sẽ ngắm nghía những củ khoai đủ màu xanh đỏ tím vàng, cong queo vặn vẹo ti tỷ hình thù nom tếu vô cùng. Ngoài ngon, nghe đồn khoai còn rất bổ vì nó từng là thực phẩm chính của các chiến binh cũng như thợ xây Inca. Inca no mezame là giống lai từ khoai Andean cổ với khoai Nhật, nên khoai Inca vừa gần với thực phẩm của tổ tiên dân châu Mỹ vừa phát triển tốt trên thổ nhưỡng của xứ sở mặt trời mọc. Tên của nó dịch tạm ra thành: Inca thức tỉnh, ý nói Nhật đã khơi dậy được hương vị khoai Inca trên chính đất nước của mình. Inca no mezame tròn tròn, vỏ nâu, bên trong vàng rực một màu óng ánh như kim loại, nom vô cùng đặc biệt. Inca thức tỉnh đặc biệt ngọt, ngọt gần bằng khoai lang, hương thơm còn thoảng mùi hạt dẻ. Khoai dẻo đến độ luộc thật chín nó cũng không bị bột hay bở. Vốn là đặc sản của Hokkaido, khoai Inca xuất hiện nhiều ở các tỉnh thành phía bắc nước Nhật. Các sản phẩm văn hoá như sách truyện ở xứ mặt trời mọc khi nhắc đến khoai rất hay giới thiệu Inca no mezame, ví dụ như truyện manga Vua bánh mì có tập cả bọn đi thi làm pizza ở Chitose. Biết Chitose trồng khoai Inca ngon, cậu nhân vật chính bỏ khoai vào bột bánh pizza và chế nên loại pizza “để lâu không nhão”. Khỏi nói cũng hiểu lấy khoai này trộn xa-lát thì Inca sẽ thức tỉnh trong miệng với bụng người ăn luôn. Tất nhiên nó đắt hơn khoai thường một chút, bởi vậy Wakako mới thốt lên là quán cho khách ăn khoai tây Inca với giá mềm thế này, cộng với ly ô-long highball là cô chỉ tốn chừng 500 Yen. Wakako sung sướng thốt lên “Đúng là một bữa hạng B”. Nghe có vẻ kỳ tại tâm lý đã khen món ngon thì phải khen hạng A. Nhưng dân Nhật quan niệm rằng món nào đúng chỗ nấy, quán bình dân cho công chức bình thường, nấu món rẻ thì nó chỉ có thể là món hạng B. Nhưng phục vụ chu đáo, bữa ăn đàng hoàng chứ không xuề xoà dù nó vẫn bình dân thì nó vẫn là tấm gương cho món hạng B, rất đáng khen ngợi. Đang ăn, bỗng có hai anh nhân viên văn phòng bước vào quán. Một anh bắt chuyện với Wakako, bình luận rằng “Quán này tuyệt nhỉ”. Nàng gật gù đồng ý, và thầm nhủ rằng mình sẽ ghé lại đây nữa, và gọi tiếp một ly ô-long highball. * Xem tập này tại đây Ý kiến - Thảo luận
13:36
Tuesday,5.6.2018
Đăng bởi:
Lê My
13:36
Tuesday,5.6.2018
Đăng bởi:
Lê My
mình đang vừa xem phim vừa đọc lại phân tích của bạn, phân tích quá chuẩn luôn. ko ngờ 2 phút phim ngắn mà lại có nhiều ý nghĩa thế và qua những bài của bạn còn hiểu thêm nhiều về ẩm thực Nhật nữa chứ. cảm ơn nha
11:40
Friday,16.9.2016
Đăng bởi:
dilletant
@ Trung Lâm: ý mình ngược lại: chất liệu tưởng nhàm nhưng gặp bàn tay tinh tế và khung cảnh thích hợp (chẳng hạn khoai tây không phải là truyền thống ở Nhật, còn ở Nga, dù anh làm ngon, vẫn dễ bị xem là nhàm, cố dùng vật liệu rẻ). Chắc kiểu "khen" của mình vụng về làm bạn khó chịu, trong khi chúng ta phải cần giữ gìn lẫn nhau. Nói thật mình đang thèm cháo quẩy th
...xem tiếp
11:40
Friday,16.9.2016
Đăng bởi:
dilletant
@ Trung Lâm: ý mình ngược lại: chất liệu tưởng nhàm nhưng gặp bàn tay tinh tế và khung cảnh thích hợp (chẳng hạn khoai tây không phải là truyền thống ở Nhật, còn ở Nga, dù anh làm ngon, vẫn dễ bị xem là nhàm, cố dùng vật liệu rẻ). Chắc kiểu "khen" của mình vụng về làm bạn khó chịu, trong khi chúng ta phải cần giữ gìn lẫn nhau. Nói thật mình đang thèm cháo quẩy thời BC, dù hồi đó thấy nhàm. Ngay cả gạo được nấu thành cháo cũng khó tả (bây giờ kiếm đâu nhỉ). (Ngay cả hàng cháo cá ở đầu Quán Thánh, bên phải nhìn từ Hòe Nhai?). Vì thể mà hay lên Soi xem, và cũng bi bô giọng của kẻ "thực bất tri kỳ vị". Mình không thể nhai phở buổi sáng. Ngày xưa HN chỉ có "quà sáng" thôi, ăn cháo dễ bị lườm là phàm phu.
Bài đã đăng
» Xem tiếp... |
|||||||||||||||
|
...xem tiếp