Văn & Chữ

Hoàng Trưng vườn mộng (hồi 7):
Sau cơn mưa trời lại sáng 11. 08. 16 - 5:44 am

Nguyên tác: Rào Luống Cần. Biên dịch: Linh Sơn cao hổ cốt chân nhân

(Tiếp theo hồi 6: Kinh thành bỗng chốc thất thanh)

Hồi 7
Chẳng thơm cũng thể hoa nhài
Dẫu không hay lắm cũng dài đủ trang

 

Nhà hát lớn và phố Tràng Tiền hồi đầu thế kỷ

Thành Trường An trong những trận nắng chang chang vàng như mật của mùa hè khốc liệt, đã mờ nhân ảnh và sánh đặc nhân tình, rậm rịch như muốn vặn mình bước sang vận hội mới. Nhờ nhân sĩ Có Lúc Dùng quảng bá lăng xê món lòng, mà ai ai vào quán cũng sồn sồn gọi Tràng xào dưa, các đại gia thì trợn mắt nhai Tràng tê giác còn ở ô Đống Mác bọn bình dân say sưa nhậu Tràng kê với vại bia hơi. Khắp nơi nơi từ Việt Kiều đến du khách ngoại quốc cũng học phát âm chữ Tràng thần thánh ấy, và dần dần đến tên thành cũng đổi sang Tràng An từ bấy.

Tên đổi thì vận dời, nhà nhà dỡ bỏ mái ngói rêu phong cổ kính, xây cao ốc tầng tầng lớp lớp, vừa để chia cho đàn con vừa cho thuê bán hàng mở quán. Tiền bạc dư thừa, sinh hoạt phởn phơ, dần dần đã hình thành một thế hệ cậu ấm cô chiêu nhà có điều kiện cho đi du học khắp năm châu bốn bể rồi tuột xích trở về ăn vạ gia đình. Bọn này chết nỗi rất văn minh, sáng ra tay cầm cốc sữa tay bắn điếu cày, trưa thì vừa lướt Fây vừa cạo gió mà đến chiều thì dắt chó đi ghi đề và đêm về thường xem bóng đá đến lúc đói quá sẽ thưởng thức khoai luộc. Mặc đồ thì áo vest với quần đùi hoa là quen thuộc, lúc buộc phải chững chạc thì giữa trời cực nắng sẽ khoác măng tô. Họ nói năng quên rất nhiều tiếng mẹ đẻ mà đệm vào những lóng ngữ trời Tây pha với tiếng Tày hiện đại. Họ thường ngủ dưới sàn bếp mà tiếp khách thì lại chồm hổm lên giường, nói chung là kỳ quặc và phong thái lắm…

Khách sạn Metropole xưa

Đối diện ngõ nhà Hảo Ngọc có một trai như vậy, tên là Kỳ Danh, hắn hành nghề cho thuê xe Limousine, sau khi tiêu tốn của gia đình hàng tấn tiền du học Mỹ, thì về nước đóng vai dân chơi kiêm tài xế cho mama ngày ngày đi tổ tôm và hầu đồng. Chính hắn cho chàng thuê xe giá mềm và còn hào phóng đồng ý lái hộ, đưa Hảo ra bãi Giữa, hòng trưng cho Vịn Vương thấy mấy giai phố bản lĩnh đến đâu.

Hôm trước ngày hẹn, cả đám tọa tập ở quán nước đầu phố, tán phét um trời. Thư và Ly nấu chè gấc với xôi vò đem đến, ép Hảo Ngọc ăn, cứ như sắp lên đoạn đầu đài đến nơi. Hàng Anh thì rưng rưng cảm động, đi đâu cũng cặp nách cái hộp sâm anh Hảo cho, khoe nhờ ngậm sâm mà thoát chết mấy phen, hầu nhiều có giá Thánh nhập vào lúc hồi cung tiện tay dắt luôn cả hồn hắn theo, may cái mồm vẫn tỉnh leo lẻo khấn xin hoàn vong, ngã vật ra một lúc thì sống lại, nhà đền hú vía, cho thêm ối lộc. Hắn đưa Hảo Ngọc một lá bùa, dặn dán vào đuôi xe, nhỡ có bị vây bắt thì còn vọt lên mây mà tẩu thoát. Kỳ Danh thì không tin, dúi cho viên thuốc Mỹ tăng lực, bảo uống trước khi đi, bị đánh không đau bị thụi không bầm. Nghe thế Linh Thư khóc ầm lên, gọi xe về trước, Nguyên Ly đành về cùng…

Hai nàng vừa đi, qua cây xăng mạn Hàng Tre thì gặp xe Hoa Ỷ và Chanh Sâu đang ở cửa mỹ viện Tẩn Cô Cô ra. Thấy Thư nước mắt rạt rào, các bà mủi lòng hỏi han. Hai nàng kể hết, cầu xin lão bản và nương nương can ngăn Hảo Ngọc. Các bà kêu trời, bắt hai nàng về ngay, rồi quay đầu xe chạy thẳng hướng Hoàng cung, không biết định làm gì.

Trên phố Hà Nội hồi đầu thế kỷ

Ba nam tử chuộng chém khinh dèm chuộng ngãi khinh tiền kia, lúc này đã lăn từ quán trà sang quán rượu, và đêm dần buông lúc nào không hay. Chén chú chén anh, Kỳ Danh lật áo khoe bộ sưu tập tattoo, cái nào nhân dịp bỏ con bồ nào còn cái nào thằng bạn thích leo núi dúi vào xăm cho kỷ niệm, hình một con trăn đang nuốt vết sẹo do hắc lào lây mấy ghệ cùng ký túc xá. Rồi đòi lôi các bạn ra tiệm xăm luôn. Hàng Anh hãi quá, kêu rằng tấm thân nhiều bí tích thế các ngài không nhập đâu, cho em được trọn đời trong trắng. Trong cơn huynh đệ tràn trề, thanh đồng đã nói ra cái bí mật thẳm sâu của Tứ phủ, như một nghi thức cổ xưa và rất cộng sản, mà không dễ gì thế tục thấu hiểu. Tại sao lại có người dâng rất nhiều tiền để làm lễ và tiền ấy phần lớn lại tung để chia cho mọi người sau đó? Càng nghe, càng say sưa không dứt, Hảo Ngọc thì say ngất ngư hát ồm oam rồi bỗng đứng phắt lên nhảy tung tóe một điệu disco, tóc mới uốn quăn hôm trước bông xù rũ rượi. Bà chủ quán rượu lén lút đem thêm chai làng Vân, ba chàng càng uống càng thích chí, đến cuối giờ Sửu mới loạng choạng bò về, sợ không dám gọi cửa, Kỳ Danh bèn mở khóa xe Limousine vẫn đỗ ngoài phố, cả bọn chui vào ngủ say quên giời quên đất.

Sáng sớm hôm sau kinh thành có trận mưa dông thật to, nước mưa tạt vào cửa kính gọi ba chàng ngự lâm tỉnh dậy, hay chính xác là có Hàng Anh không tỉnh lắm do sức yếu rượu say “gặp Thu Huệ” và chơi đêm bị cảm nữa, nên mọi người khoác cho hắn cái áo trấn thủ trần bông, vừa giữ ấm vừa giống hộ vệ, dặt dẹo ngồi cạnh Hảo Ngọc ở băng ghế khoang chính. Kỳ Danh đội mũ tài xế giữ lái bên trên. Sau khi ăn tạm mỗi tên đôi trứng vịt lộn tần ngải cứu cho đỡ mệt, uống nhanh cốc nhân trần nóng đen ngòm, mặc cho phong ba bão táp, mặc cho nỗi sợ phình to trong lồng ngực, đội cảm tử nổ máy ra đi, sau lưng nắng chưa có mà lá rụng thì thừa, thấy một con cún lạc đàn từ ngõ Hàng Hương lạc sang, ngờ nghệch chạy theo xe các anh một đoạn, rồi thôi…

Đi mãi đi mãi vẫn chưa thấy đến bốt Hàng Đậu mà leo lên cầu qua sông. Nguyên do từ lúc chạm mặt, Kỳ Danh đã nhận ra vẻ đẹp chín muồi của Linh Thư, lại sẵn tính sĩ gái, nên lộn xuống tận phố Huế để ngang qua số 8 nhà nàng bấm còi inh ỏi xem sao. Rất tình tứ, từ ban công thấy ngó ra một bóng áo ngủ màu hoa dâu nhàu nát thướt tha tóc xõa âu sầu hơi giống Juliet, thấy bọn Hảo Ngọc lại vẫy tay nhảy tưng khá là xổng trại. Romeo lúc ấy mới toại nguyện, cho xe nhanh nhanh rạch làn mưa dày đặc, phóng về mạn Nhà Hát Lớn để lên cầu Long Biên.

Cầu Doumer (hay Long Biên ngày nay)

Diễn biến lúc này ly kỳ và ngọt ngào hơn bao giờ hết!

Phải kể qua về cái bãi Giữa này, vốn là một cái đảo xinh xinh ngay dưới gầm cầu Long Biên, đúng giữa lòng sông Hồng. Phù sa bồi đắp và ngô khoai thơm ngon cùng những giai thoại giang hồ đã làm cho miếng đất có giá, đấu thầu thế nào cuối cùng Vịn Vương lại ra đấy ở cho mát, dựng một lều cỏ, thiên hạ lấy làm lạ lắm. Chắc ngài ấy xây nhiều nhà tầng rồi, ở hoài đâm chán, muốn được đắm mình trong nắng gió trong lành! Cuộc gặp này, Hảo Ngọc phải nhờ một con chim bồ câu bay ra đưa thư, hồi âm chỉ vỏn vẹn mấy chữ “Lúc nào cũng được”. Thật bí ẩn và quá đỗi manly.

Lại kể lúc này, xe Hảo Ngọc từ từ lên chỗ dốc đầu cầu, mưa to dữ dội. Kỳ Danh đọc nhiều truyện trinh thám, nên nãy giờ phát hiện một xe Mẹc đen ngòm bám theo, hắn sợ nhưng máu liều cũng còn khá, càng cho xe đi từ từ, vì cầu nhỏ, bọn bám đuôi kia phải theo sau.

Hai xe lầm lụi đi qua đoạn cầu bên trên chợ hoa quả, lướt qua mấy dẫy nhà ven sông, đến rặng tre dày đặc, rồi mặt nước bắt đầu hiện ra mênh mông màu hồng vỏ đỗ, sóng cuộn và trôi nhanh trong một cơn nước dâng cực lớn, hình như không phải do mưa, mà do mở các cổng xả lũ từ trên thượng nguồn. Và kìa… xe đã đến giữa cầu, dừng ở chỗ đầu bậc thang xuống bãi, nhưng trời ơi… nước sông đã tràn dâng bao phủ tất cả, cao mấp mé mố cầu. Bãi Giữa đã hoàn toàn ngập chìm trong nước, xa xa về phía hạ lưu, có đôi con tầu lớn đang bỏ đi, có lẽ đã đón Vịn Vương và tùy tùng theo.

Cầu Long Biên nàm 1925

Cảnh tượng gây kinh ngạc mấy thanh niên choai. Chúng không ngờ được tình huống này. Mưa ngớt dần, từ xe Mẹc phía sau, Hoa Ỷ và Chanh Sâu bước ra, các bà cười độ lượng, khoác vai mấy thanh niên đứng ngắm trời mây non nước bao la. Sau cơn mưa trời lại sáng, gió mát lành và chim hót véo von. Hai bà bày tỏ kỳ vọng về một kế hoạch lâu dài và thiết thực cho đám thanh niên được hoạt động nghệ thuật và giúp đỡ cộng đồng nghệ sĩ.

Dưới sông Hồng, khuất trong đám lau lách, chẳng hiểu duyên số thế nào, đúng lúc này lại có một hiệp sĩ đang ngâm mình. Y bị đau vai gáy, sáng nào cũng phải bơi và ngâm mới đỡ. Nghe được câu chuyện giữa Hoa Ỷ lão bản, Chanh Sâu nương nương và Hảo Ngọc, chợt trong óc hiệp sĩ sáng bừng chân lí. Y liền về nhà, cho bạn bộ áo giáp và bán thanh gươm, nhanh nhẹn đi học cao học ở viện Ếch Kêu, môn Lịch sử mỹ thuật và lý luận sáng tạo. Sau này chúng ta sẽ gặp lại y, với nickname Mưa Rừng, một tao nhân mặc khách rất quyến rũ và ngang ngạnh.

Kỳ Danh thì lộn lại phố Huế, bắt Hàng Anh đưa lên nhà nàng Linh Thư chơi, không quên ngang qua tiệm hoa chợ Hàng Bè mua mấy bông hồng nhung, lịch sự gói trong tờ báo. Cậu ta lục trong cốp xe ra một lọ nước mầu xanh, ùng ục súc súc độ lại mồm miệng thơm tho và nhổ ra gốc sữa trước cửa nhà ông phán Huynh bố nàng, rồi mới hùng dũng bước vào. Chuyện tình Romeo và Juliet ra răng, hồi sau sẽ rõ…

(Còn tiếp)

*

Cùng một người viết:

- Vẫn mấy khuôn mặt cũ mèm nổi tiếng ấy…

- Hồi ký binh nhì tuột xích Yết Kiêu
Kỳ 1: Lính mới

- Việc ấy không cần nhiều tiền,
chỉ cần nhiều công tâm và khát vọng

- Hồi ký binh nhì tuột xích Yết Kiêu
Kỳ 2: Rơi vào tay hai nhà phê bình

- Hồi ký binh nhì tuột xích Yếu Kiêu
Kỳ 3: Chìm, nổi, và lại chìm

- Thư gửi họa sỹ trẻ

- Về bác Phạm Lực – ôn cố mong tân

- Luận về ăn uống khi ốm, về khát vọng sống và chất nghệ qua ăn

- Hãy mua ngay khi cơ hội đến

- Người tháp tùng (phần 1)

- Người tháp tùng (phần 2)

- Bùi Thế Phương – Câu chuyện kể bằng thơ tự kỷ

- Một số ảnh Linh Cao chụp trước khi treo tranh

- Trường ca gia cầm

- Đã xem họa sỹ uống trà…

- Ăn chay nằm mộng lưng trời…

- Một bữa tiệc tối đáng nhớ, cần được viết ra…

- Từ một nhành thyme…

- Tiếng vọng từ thiên nhiên: các bạn trẻ nóng vội quá…

- Xem “Nhập nhằng”: làm sao đi bền một con đường độc đáo?

- Hoàng Trưng vườn mộng (hồi 1): Tại Lu Loa Cống Xề

- Hoàng Trưng vườn mộng (hồi 2):
Về Huệ Thư

- Xem gốm Bảo Toàn: Đập vỡ cây đàn

- Chuyện cô bán tranh: Nhớ thiên đàng nem chua

- Ba lý do khiến trò lười không muốn mở mang

- Hoàng Trưng vườn mộng (hồi 3):
Ân oán Hàng Anh với Đirađivô

- Hoàng Trưng vườn mộng (hồi 4):
Hoa Ỷ dỗi, Huệ Thư hồi chơi xấu

- Nhân thông tin một nhóm đại gia Việt vừa mua gần 50 bức tranh…

- Tết Art: sự trỗi dậy của cái mầm

- Nhận xét riêng về Tết Art: vẫn chưa thực sự hội chợ

- Hoàng Trưng vườn mộng (hồi 5):
Quý vật tìm quý nhân

- Chợ hoa Hàng Lược – cái lúm đồng tiền duyên của phố cổ

- Món chè gấc số đỏ

- Về món mơ ngâm

- Hoàng Trưng vườn mộng (hồi 6):
Kinh thành bỗng chốc thất thanh

- 5 đặc điểm để món ăn Việt đi mãi với người Việt

- Bún chả (bài 2): tuyệt phẩm nhà nghèo

- Mì vằn thắn: cảm thức biển trong một bát chứa chan

- “Măng mai măng nứa, cơm lam trà gừng…”

- Cốc chè của mùa hè

- Hoàng Trưng vườn mộng (hồi 7):
Sau cơn mưa trời lại sáng

- Bàn tán về tranh nuy

- Hoàng Trưng vườn mộng (hồi 8):
Thư-Kỳ lạc truyện

- Bé bỏng nghèo nàn trong lòng phố cổ

Ý kiến - Thảo luận

14:44 Friday,12.8.2016 Đăng bởi:  jon9
Hay thật, ngoài sức lẽ mình, thay vì tranh cãi truyện chưởng Tàu có dỏm hay ngon, thì viết được thật là sảng
...xem tiếp
14:44 Friday,12.8.2016 Đăng bởi:  jon9
Hay thật, ngoài sức lẽ mình, thay vì tranh cãi truyện chưởng Tàu có dỏm hay ngon, thì viết được thật là sảng 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Mỹ học vị quan hệ (phần 2)

Nicolas Bourriaud - Như Huy dịch

Bài đã đăng

» Xem tiếp...

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả