|
|
|
|||||||||||||
Nghệ sĩ thế giớiAlfons Mucha: con ong cần cù hút nhụy Art Nouveau 13. 10. 16 - 5:52 amNhữ Hoa Kim Ngân tổng hợp và dịchAlfons Maria Mucha (24. 7. 1860 – 14. 7. 1939, Alphonse Mucha) là một họa sĩ, một nhà thiết kế và trang trí đồ họa và quảng cáo áp phích của Cộng hòa Séc, nổi tiếng với phong cách Art Nouveau riêng biệt của mình
Art Nouveau (New Art) như các bạn đã biết, là một phong cách nghệ thuật trang trí, kiến trúc phổ biến vào cuối thế kỷ 18 và đầu thế kỷ 19. Đối lập lại trường phái hàn lâm, Art Nouveau đặc biệt bởi tính kết cấu, các họa tiết cách điệu khi sử dụng các đường cong.
Mucha sinh tại Ivancice, Moravia. Ông từng làm các công việc trang trí ở Moravia, chủ yếu là vẽ phong cảnh sân khấu. Quận công Karl Khuen của Mikulov từng thuê Mucha trang trí lâu đài Hrusovany Emmahof. Do rất ấn tượng với tài năng của Mucha nên ông này đồng ý tài trợ đào tạo chính quy cho Mucha tại Học viện Mỹ thuật Munich.
Mucha chuyển đến Paris vào năm 1887, tiếp tục nghiên cứu tại học viện Julian và Colarossi. Ngoài ra, ông vẫn làm việc tại một công ty sản xuất tạp chí và quảng cáo.
Vào dịp Giáng sinh năm 1894, Mucha ngẫu nhiên tình nguyện vẽ một áp phích quảng cáo do có nhu cầu đột xuất và bất ngờ cho vở kịch Gismonda của Victorien Sardou tại nhà hát Renaissance trên đại lộ Saint-Martin do nữ diễn viên nổi tiếng nhất ở Paris thời đó là Sarah Bernhardt đóng. Ngày 1 tháng Giêng năm 1895, quảng cáo vở diễn Gismonda đã được trưng trong thành phố và thu hút rất nhiều sự chú ý.
Gismonda của ông đánh dấu một bước ngoặt trong thiết kế áp phích, như dùng hình dạng dài và mỏng, dùng phấn màu tinh tế và một quầng hình tròn quanh nhân vật chính. Diễn viên Bernhardt rất hài lòng với sự thành công của quảng cáo đầu tiên này, nên đã bắt đầu một hợp đồng sáu năm với Mucha.
Trong suốt thập niên sau, Mucha rất nổi tiếng. Ngoài vẽ tranh, ông còn thiết kế tất cả các thể loại áp phích, quảng cáo, hình minh họa cho sách, cũng như thiết kế đồ trang sức, đồ dùng gia đình, thảm, giấy dán tường, các trang trí rạp hát.
Các tác phẩm của Mucha thường khắc họa những người phụ nữ trẻ đẹp, tượng trưng cho sự thanh lịch và nữ tính, trong bộ váy áo kiểu tân cổ tung bay lãng mạn, trữ tình, thường có hoa tươi bao quanh hoặc là làm nền trên bức tranh.
Phong cách trình bày của Mucha vào thời đó là rất độc đáo và lãng mạn. Ngược lại với các họa sĩ áp phích đương đại, tấm áp phích của ông thường sử dụng màu sắc pastel nhạt. Trong ảnh dưới là một poster có tên Moet & Chandon – Cremant Imperial do Mucha vẽ năm 1899, theo đơn đặt hàng của hãng champagne nổi tiếng Moet & Chandon ở Paris, để quảng cáo dòng champagne Cremant Imperial của họ.
Cuối thế kỷ 19 đánh dấu một bước ngoặt khác trong sự nghiệp của Mucha, gắn liền với công việc thiết kế các gian của Bosnia tại hội chợ triển lãm quốc tế, khi ông chịu ảnh hưởng các ý tưởng Slav mà rồi ông sẽ duy trì cho đến cuối cuộc đời mình.
Đến năm 1910, Mucha trở lại Bohemia, bắt đầu công việc với 20 bức tranh sơn dầu miêu tả lịch sử trong hơn một thiên niên kỷ của xứ Slav và đã hoàn thành toàn bộ vào năm 1926. Những bức tranh này được triển lãm tại Prague năm 1928, rồi trong nước Séc.
Nhưng suốt ba thập kỷ tiếp theo, nó đã được giấu biệt, chỉ được tìm thấy và phục hồi vào năm 1960. Hiện nay bộ tranh được trưng bày tại thị trấn Moravsky Krumlov.
Khi Tiệp Khắc rơi vào tay Đức mùa xuân năm 1939, Mucha là một trong những người đầu tiên bị Gestapo bắt và thẩm vấn. Việc này đã làm căn bệnh viêm phổi của ông biến chuyển rất nặng. Ông qua đời tại Prague vào ngày 14 tháng Bảy năm 1939 và được mai táng tại nghĩa trang Vysehrad.
Hơn 300 tác phẩm của Mucha hiện được trưng bày tại bảo tàng Mucha Museum ở ngay trung tâm Prague (địa chỉ: Kaunický palác, Panská 7, 110 00 Prague 1).
Ý kiến - Thảo luận
18:00
Thursday,1.12.2016
Đăng bởi:
Phạm Đình Khang
18:00
Thursday,1.12.2016
Đăng bởi:
Phạm Đình Khang
Viết hay và nhẹ nhàng đó. Mình lần đâu biết có trang web này cho tản văn. Mà có lẽ là do "tính dã" nên đang tìm trang bàn chuyện nấu ăn, à uống nữa.
16:51
Sunday,23.10.2016
Đăng bởi:
Kim
Hãy thưởng thức vẻ đẹp mà nghệ thuật đã mang lại cho đời hơn là chuyện chính trị.
...xem tiếp
16:51
Sunday,23.10.2016
Đăng bởi:
Kim
Hãy thưởng thức vẻ đẹp mà nghệ thuật đã mang lại cho đời hơn là chuyện chính trị.
Bài đã đăng
» Xem tiếp... |
|||||||||||||||
|
...xem tiếp