|
|
|
|||||||||||||
Thị trườngBức Madonna của Holbein bán giá 70 triệu đô: Bảo tàng chịu thua nhà giàu? 14. 09. 11 - 9:20 amKate Deimling – Hồ Như Mai dịch(SOI: Các bạn nhớ bấm thẳng vào hình để xem bản to hơn nhé)
Khi nhà công nghiệp Đức Reinhold Würth mua lại bức The Madonna with the Family of Mayor Meyer hồi tháng 7. 2011 với giá không được công bố chính thức, nhưng nghe đâu là hơn 50 triệu Euro (tức là hơn 70.3 triệu đô), bảo tàng Städel ở Frankfurt đã thua một bàn trông thấy. Bảo tàng này từ lâu đã tỏ ra thèm thuồng tác phẩm nói trên – với nhiều người đây chính là bức vẽ Madonna kiểu Phục Hưng đẹp nhất ở Đức – giá tranh mặc dù khá cao nhưng cơ bản vẫn chưa thỏa đáng ở mức 40 triệu Euro (tức là 57 triệu đô-la), bằng tiền mặt mới ghê! Mặc dù chuyện bảo tàng không mua được các tác phẩm đương đại khá là phổ biến, nhưng tình hình lại chưa đến nỗi thế đối với các kiệt tác cổ điển. Có nhiều lý do phía sau việc này: bảo tàng thường lập luận rằng chuyện có được các tác phẩm của các bậc thầy cổ điển sẽ làm hoàn chỉnh bộ sưu tập của họ, giới sưu tập loại tác phẩm này khá ít ỏi và những tác phẩm như thế thường rất ít khi xuất hiện trên thị trường. (Đương nhiên, các bảo tàng cũng nổi tiếng là kín miệng về chuyện thương lượng, khiến ta cũng khó mà đoán được là họ đã lỡ bao nhiêu tác phẩm). Tuy vậy, ngày càng có nhiều cơ sở nghệ thuật công lớn phải cạnh tranh khá căng để có được những kiệt tác. Theo tờ Deutsche Welle, số tiền mà Würth trả cho bức Madonna này là giá cao nhất của một tác phẩm nghệ thuật ở Đức tính cho đến nay. Christoph Graf Douglas, một nhà buôn Frankfurt, người thương lượng cho vụ mua bán này, phát biểu với Bloomberg rằng ông có thể bán được bức tranh với giá hơn 100 triệu Euro trên thị trường quốc tế nếu tác phẩm không bị ràng buộc về mặt luật pháp là phải được giữ ở Đức. Báo Franfurter Allgemeine viết rằng bảo tàng J. Paul Getty ở Los Angeles còn sẵn sàng chi hơn 100 triệu đô để mua được tác phẩm này, nhưng Getty thì phủ nhận chuyện tham gia thương lượng. “Tác phẩm này hết sức quan trọng, cơ sở nghệ thuật nào cũng muốn có, nhưng chúng tôi chưa bao giờ theo đuổi nó vì đã có qui định cấm bán ra nước ngoài,” một đại diện của Getty phát biểu. Theo điều khoản thương lượng. Würth nói rằng ông sẽ trưng bày tác phẩm cho công chúng xem, và ưu tiên cho bảo tàng Städel và bảo tàng Landesmuseum ở Darmstadt mượn. Tác phẩm đã được trưng bày ở bảo tàng Städel kể từ năm 2003, và sẽ ở lại đó cho đến ngày 24 tháng 7 năm nay. Sau đó tác phẩm sẽ được chuyển đến bảo tàng riêng của Würth, mở cửa cho công chúng vào xem. Làm thế nào các bảo tàng có thể theo đuổi các tác phẩm quan trọng, khi phải đối đầu với những cá nhân cực kỳ giàu có? Bài học ở đây là: họ phải làm sao lôi kéo được công chúng về phía mình. Hai cơ sở nghệ thuật, một Pháp và một Anh, từng xoay xở để có thể nắm được những tác phẩm đáng ra đã có thể dễ dàng rơi vào tay tư nhân, bằng cách kêu gọi quyên góp được những món tiền khá lớn, (nhưng vẫn không thấm vào đâu so với giá bức Madonna này). Bảo tàng Louvre chẳng hạn, quyên góp được một triệu Euro từ công chúng trên mạng để mua tác phẩm Three Graces của Lucas Cranach the Elder với giá 4 triệu Euro (5.3 triệu bảng) hồi cuối năm 2010. Trong khi đó bức Procession to Calvary của Pieter Brueghel the Younger một lần nữa lại được trưng bày ở Nostell Priory sau khi nhiều khoản trợ cấp, đóng góp của cá nhân và hỗ trợ của chính phủ để làm tròn khoản 2.7 triệu bảng (tức là 4.2 triệu đô) giá mua. Tác phẩm này từng được treo ở trụ sở của National Trust (Quỹ bảo tồn quốc gia Anh) hàng bao thế kỷ, nhưng vẫn thuộc sở hữu tư nhân cho đến khi bảo tàng mua lại hồi tháng Giêng năm nay.
Bảo tàng Quốc gia Scotland và bảo tàng Quốc gia London còn quyên góp được một số tiền lớn hơn thế để mua hai bức của Titian từ Công tước Sutherland, khi ông này dọa là sẽ mang tranh ra bán cho tư nhân. Diana và Actaeon được mua với giá 50 triệu bảng năm 2009, rồi bảo tàng còn quyết mua thêm tác phẩm gắn liền với tác phẩm này, là Diana và Callisto, cũng bằng giá như vậy, vào năm 2012. Số tiền chủ yếu vẫn là vốn công, với 7.4 triệu bảng đóng góp từ tư nhân. Sau vụ mua tác phẩm đầu tiên, hai cơ sở nghệ thuật nói trong một tuyên bố rằng họ “biết ơn Công tước Sutherland vì đã bán tác phẩm với giá thấp hơn nhiều so với giá thị trường và đã cho chúng tôi vài năm để trả dần hết số tiền.” Khi vụ mua bán này đang được thương lượng, báo Guardian định giá hai tác phẩm ở mức 300 triệu bảng – có nghĩa là Công tước bán với giá chỉ bằng một phần ba giá thị trường.
Trước khi có vụ mua bán bức Madonna của Holbein, kiệt tác cổ điển đắt có giá cao nhất là bức Massacre of the Innocents (“Vụ thảm sát những kẻ vô tội”, vẽ cảnh tàn sát các bé trai ở Bethlehem dưới lệnh của Herod để đề phòng việc mất ngôi vào tay người Do Thái sau này – một chủ đề đã được vẽ rất nhiều lần – ND). Tác phẩm này được mang ra đấu giá ở Sotheby’s London và được bán với giá 49.5 triệu bảng (69.7 triệu đô) vào năm 2002. Người mua, một doanh nhân người Canada là David Thomson, sau đó đã tặng tác phẩm cho Bảo tàng nghệ thuật Ontario ở Toronto. Mặc dù một số người vẫn phản đối ý kiến cho rằng tác phẩm này của Rubens – trước đó người ta nghĩ tác phẩm này là của một đệ tử của Rubens là Jan van den Hoecke, tác phẩm cuối cùng vẫn bán được giá ngất ngưởng.
Câu hỏi lớn tiếp theo trên thị trường kiệt tác cổ điển chắc chắn sẽ liên quan đến số phận của một tác phẩm mới được khám phá gần đây: Salvator Mundi của Leonardo da Vinci. Mặc dù đã có quy định không mang ra bán – chỉ cho phép trưng bày ở Gallery quốc gia, London theo như quy định của bảo tàng – người ta cũng bắt đầu nhỏ to về con số 200 triệu đô. Tuy chuyện bán buôn có vẻ khó thành hiện thực, ARTINFO vẫn cho rằng tác phẩm này kiểu gì cũng sẽ được mang ra bán năm 2012. Ý kiến - Thảo luận
9:30
Wednesday,14.9.2011
Đăng bởi:
Em-co-y-kien
9:30
Wednesday,14.9.2011
Đăng bởi:
Em-co-y-kien
Cám ơn chị Như Mai ạ.
Bao zờ nước mình mới có các đại za bỏ tiền mua các tác phẩm vô giá của nước mình, để zữ lại cho chúng em, cho con cháu không cần zu học zu lịch zu côn vẫn được xem ở chính quê nhà mình? Ôi, các đại za...ôi, các đại họa danh phẩm quê ta... Bài đã đăng
» Xem tiếp... |
|||||||||||||||
|
Bao zờ nước mình mới có các đại za bỏ tiền mua các tác phẩm vô giá của nước mình, để zữ lại cho chúng em, cho con cháu không cần zu học zu lịch zu côn vẫn được xem ở chính quê nhà mình?
Ôi, các đại za...ôi, các đại họa danh phẩm quê ta...
...xem tiếp