Gẫm & Bình

Ai nghĩ đến ria mép đầu tiên mới là quan trọng 14. 06. 10 - 9:13 am

QUỲNH ĐỖ

(Ý kiến phản hồi của bạn Quỳnh Đỗ cho bài “Tranh anh Thông có giống tranh anh Thắng” rất chi tiết, và nếu để ở phần phản hồi thôi thì sợ sẽ bị… lạc. SOI xin phép đưa lên thành một bài nhỏ và đặt tên lại để mọi người dễ theo dõi. Cảm ơn Quỳnh Đỗ nhiều, dù ý kiến của bạn vẫn… ngược ý SOI :-))

*

Empty Chairs của Phạm Huy Thông

Cảm ơn Soi đã dành một góc nhỏ để mọi người cùng trò chuyện.

Tôi thì không nghĩ đây là hai người đặt vấn đề khác nhau, mà tranh của Thông so với Thắng như là một người khai triển ý của mình ra thành một loạt tranh từ xuất phát điểm đặt vấn đề ban đầu: tức là sự khác nhau là rất nhỏ, những bức khác cùng là mô típ đặt những nhân vật Đông hồ bên những vật phẩm hiện đại, những hoàn cảnh hiện tại để tạo ra sự châm biếm.

Về điều này thì tôi nghĩ là việc đặt vấn đề đầu tiên rất quan trọng, người ta sẽ biết đến Duchamp vì ông vẽ cái ria mép lên nàng Mona trước tiên. Trong việc này thì Thắng đã đặt vấn đề trước từ rất lâu. Thông cũng có thể làm hay hơn và khác đi, để Thông là Thông dù là làm sau, nhưng bằng cách nào đó phải khác biệt hơn với nàng Mona.

Mona Lisa có ria của Duchamp

Chiều qua tôi gặp một họa sỹ đàn anh cũng có tranh gửi ở chỗ bà Suzane, bọn tôi cùng xem triển lãm của anh Cường, trong khi trò chuyện tôi có nói chuyện này. Anh bạn họa sỹ chỉ ngay vào một bức tranh của anh Cường trên tầng 2 của ArtVietnam và bảo “Đây cũng có thể nói là ‘nhại’ Đông hồ, nhưng nhìn một cái thì thấy rất ‘Cường’ phải không em”…
Anh và tôi cũng quan điểm là có thể coi như Thông và Thắng cùng một cách đặt vấn đề, bỏ qua việc trước sau gì gì đi thì về mặt kỹ thuật lối vẽ, hình, màu, bút pháp… hay có thể là những nét nghĩ, những suy tư khi làm việc sẽ đem tới hai diện mạo khác…

Sau đó khi ngồi cafe ở Vietart chỗ anh Vũ trọc , một bạn họa sỹ có bật ngay laptop và nêu ý kiến nếu so sánh bức tranh sau của Thông:

Flooding 2008, Phạm Huy Thông

so sánh với bức Sunday of ladies mà Soi up phía trên sẽ thấy cách vẽ khối bằng các nét bút nhỏ theo các diện nhỏ, và các tút bút ở hai bức khá tương đồng.

Tác phẩm “Sunday of Ladies” của Hà Mạnh Thắng

Tôi nêu ý kiến chỉ là muốn có một cuộc trò chuyện nhỏ, để mọi người hiểu nhau hơn, điều này thật sự có lợi. Tôi rất ghét khi một lần nghe bà Natalia Kraevskaia nói rằng, các họa sỹ trẻ Việt nam có một số rất cơ hội và thức thời, họ sẽ ngay lập tức làm theo ai đó mà họ cho là đang có một cách làm họ thấy nó tốt, nói thẳng ra là hứa hẹn ăn khách… Điều này đã từng xảy ra với tranh chân dung theo kiểu Huy, và những cái cột điện với dây chằng chịt mà không rõ ai đưa nó vào tranh trước…

Cảm ơn Soi một lần nữa vì đã mở rộng của với mọi người, bạn làm tôi nhớ lại bàn tròn của talawas cách đây ngót chục năm ở một khía cạnh nào đó.

Quỳnh Đỗ

 

*

Bài liên quan:

– Tranh anh Thông có giống tranh anh Thắng
– Còn Soi lại nghĩ khác…
– Tớ ghét cay ghét đắng cái gọi là “cuộc chơi”
– Quỳnh Đỗ có chút ý kiến… Và cả anh Thông…
– Ai nghĩ đến ria mép đầu tiên mới là quan trọng

Ý kiến - Thảo luận

9:14 Thursday,2.12.2010 Đăng bởi:  Anh Dung
Nói chung là thiếu đào sâu suy nghĩ, chỉ biết thành công của người khác rồi ăn theo, rất chi là thị trường!!!
...xem tiếp
9:14 Thursday,2.12.2010 Đăng bởi:  Anh Dung
Nói chung là thiếu đào sâu suy nghĩ, chỉ biết thành công của người khác rồi ăn theo, rất chi là thị trường!!! 
11:03 Tuesday,15.6.2010 Đăng bởi:  Nguyen Duc Toan
Tôi thấy Quỳnh Đỗ nói đúng, không khó để thấy những điều này, tuy nhiên chuyện này mọi người đều đã biết cả, cứ nhại theo ai đó rồi lẫn lộn lùm xùm, "lộng giả thành chân" thì mang tiếng anh em họa sĩ quá.
...xem tiếp
11:03 Tuesday,15.6.2010 Đăng bởi:  Nguyen Duc Toan
Tôi thấy Quỳnh Đỗ nói đúng, không khó để thấy những điều này, tuy nhiên chuyện này mọi người đều đã biết cả, cứ nhại theo ai đó rồi lẫn lộn lùm xùm, "lộng giả thành chân" thì mang tiếng anh em họa sĩ quá. 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

“Nói chuyện gì, khi nói chuyện tình?”

Vi Tường Vi (N°9 - Nhóm One Tree)

Gửi Zone9

Ngô Phương Thảo

Dòng sông và đô thị

Phó Đức Tùng

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả