Gẫm & Bình

Tranh anh Thông có giống tranh anh Thắng? 12. 06. 10 - 8:31 am

Soi

 

Hi-end Surround 5.1

Trong bài Richard Prince: copy tranh và thu bạc triệu, có đoạn sau:

“Vậy là hiểu rồi chứ? Prince mua một cuốn sách bìa mềm giá có 25 xu, và cứ thế tằng tằng copy. Chỉ cần chuyển màu bìa, xóa tay đàn ông kia, xóa cửa sổ phía sau, trét thêm màu, cho đeo thêm cái khẩu trang… là xong, và đem bán với giá 6.09 triệu USD (mà cũng có người mua mới tài!), đến nỗi hãng thời trang nổi tiếng phải ăn theo làm ra túi nổi tiếng, bán cho biết bao người nổi tiếng!

Giờ hãy quay lại với các bức Nurse khác của Richard Prince, bạn có nhận ra chúng từ những bìa sách, trang quảng cáo, poster phim nào không? Và quanh đây có ai đang giống Richard Prince không?”


 

Trả lời câu hỏi ấy, họa sĩ Phạm Huy Thông viết trong phần cmt:

“Có tớ. Năm ngoái tớ copy tranh Đông Hồ để làm thành một triển lãm hội họa ở L’espace. Năm nay tớ chép ảnh lịch sử cũng để làm một triển lãm cá nhân vào cuối năm nay. “

 

 

Và bạn Quỳnh Đỗ hỏi lại:

“Chắc bạn Thông đang muốn nhắc tới triển lãm mà bạn đặt tên là Cập nhật cách đây một năm của bạn. Sau triển lãm đó, mình và một số bạn bè, đàn anh trong nghề đều rất thắc mắc, tiện đây bạn có thể giải thích cho mọi người tại sao loạt tranh ở triển lãm đó của bạn rất giống với một loạt tranh của Hà Mạnh Thắng vẽ trước đó ít lâu? Nhiều người nói rằng nếu che tên đi thì 100% người xem đều nghĩ là tranh của Thắng. Bạn đừng nói là do cả hai cùng nhại Đông hồ nhé vì loạt tranh của bạn giống hệt Thắng về ý, chất liệu (acrylic) bố cục, và bút pháp, thậm chí cả các tút bút nữa…

Bạn có thể cho một đôi lời để anh em đồng nghiệp cùng trao đổi không. Vì mình nghĩ đây là một diễn dàn rất mở để mọi người trao đổi về hội họa…”

*

SOI nghĩ đây sẽ có thể là một cuộc trao đổi rất thú vị, nếu chúng ta chịu khó trình bày với nhau một cách thẳng thắn và không quy chụp.

Xin giới thiệu một số tranh của họa sĩ Phạm Huy Thông trong triển lãm Cập Nhật mà bạn Quỳnh Đỗ nêu.

Tác phẩm “Karaoke daily” của Phạm Huy Thông


Buffalo for Sale


Tank borghini

Còn đây là tranh của họa sĩ Hà Mạnh Thắng, nhại Tố Nữ. Thật tình SOI thấy tranh hai người không giống nhau, dù là cách làm giống nhau: nhại một cái đã có, đã biết, đã tưởng là thành “quy ước”.  Nhất là tranh của Hà Mạnh Thắng ít tính “công nghiệp” hơn tranh của Phạm Huy Thông rất nhiều.

Nếu SOI sai, mong các họa sĩ chỉ giùm. Đa tạ, đa tạ!

Tác phẩm “Sunday of Ladies” của Hà Mạnh Thắng

**

Bài liên quan:

– Ai nghĩ đến ria mép đầu tiên mới là quan trọng
– Còn Soi lại nghĩ khác…
– Tớ ghét cay ghét đắng cái gọi là “cuộc chơi”
– Quỳnh Đỗ có chút ý kiến… Và cả anh Thông…

– Tranh anh Thông có giống tranh anh Thắng?

Ý kiến - Thảo luận

10:03 Sunday,11.9.2011 Đăng bởi:  Dung Nguyễn
Sự ảnh hưởng giữa các nghệ sĩ trên thế giới là chuyện bình thường. Nếu các bạn đã vào một số bảo tàng ở châu Âu, bạn có thể thấy Picaso ảnh hưởng tranh của nhiều họa sĩ khác. Họ thậm chí treo tranh của ông gần khu vực tranh của họa sĩ mà ông ta ảnh hưởng và trong thể loại ấy, đề tài ấy, họa sĩ kia thậm chí có thể là chuyên nghiệp hơn, sâu sắc hơn v
...xem tiếp
10:03 Sunday,11.9.2011 Đăng bởi:  Dung Nguyễn
Sự ảnh hưởng giữa các nghệ sĩ trên thế giới là chuyện bình thường. Nếu các bạn đã vào một số bảo tàng ở châu Âu, bạn có thể thấy Picaso ảnh hưởng tranh của nhiều họa sĩ khác. Họ thậm chí treo tranh của ông gần khu vực tranh của họa sĩ mà ông ta ảnh hưởng và trong thể loại ấy, đề tài ấy, họa sĩ kia thậm chí có thể là chuyên nghiệp hơn, sâu sắc hơn và vẽ đẹp hơn.
Vấn đề là sự công khai, minh bạch và tôn trọng lẫn nhau.
Vấn đề là cách phát ngôn của báo chí và chính tác giả.
Đôi khi sự lấp lửng hay ca ngợi quá đáng đã làm hại chính nghệ sĩ của chúng ta trong sự phát triển nghệ thuật của họ và cái nhìn của các nhà sưu tầm nghệ thuật thế giới.
Họ nghĩ gì về nghệ thuật Việt Nam sau khi được xem những điêu khắc kim loại nghều ngào, kinh dị về nhện khổng lồ của Louise Bourgeois với sự vĩ đại và choáng ngợp, với hình khối tuyệt đẹp đầy ấn tượng rồi sau đó đọc những bài báo ca ngợi như một hiện tượng mới mẻ về nghệ sĩ mới làm ra những con kiến gỗ ở Việt Nam. Vừa đi sau, vừa thua kém. Họ nghĩ gì sau khi đọc những lời ca tụng nhị thập bát tú thư pháp Viêt cũng như xem tác phẩm của họ trong khi cả lịch sử dài dằng dặc của Trung Quốc cũng chỉ chọn được 28 vị (nhị thập nhị bát tú) trong đó toàn cây đa cây đề như Vương Hi Chi (Tôi không ca ngợi Trung Quốc đâu nhé - đang chỉ nói về nghệ thuật thuần túy). Thư pháp hiện đại của họ đã mang tính trình diễn từ lâu, viết lên mặt, lên người, lên mình con lợn từ 10 năm nay. Sự học hỏi của thư pháp gia Việt Nam là tốt nhưng đẩy lên thành sự kiện, sau này, khi thông tin về nghệ thuật nhiều hơn, nghệ sĩ là người bẽ mặt và gánh chịu trước hết.
Trân trọng 
22:51 Sunday,24.7.2011 Đăng bởi:  Thuy Anh
tại sao phải quan tâm tranh ai giống tranh ai trong khi nên nghĩ đến nhiều hơn về việc khi xem xong trong người mình có còn đọng lại cảm xúc hay suy nghĩ gì không? tôi nghĩ có như vậy thì mới không sợ hết cái để vẽ hay hết tranh để xem.
...xem tiếp
22:51 Sunday,24.7.2011 Đăng bởi:  Thuy Anh
tại sao phải quan tâm tranh ai giống tranh ai trong khi nên nghĩ đến nhiều hơn về việc khi xem xong trong người mình có còn đọng lại cảm xúc hay suy nghĩ gì không? tôi nghĩ có như vậy thì mới không sợ hết cái để vẽ hay hết tranh để xem. 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Giá trị của nghệ thuật

Nguyễn Đình Đăng

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả