Tin tức

Tin-ảnh: Dời tượng tình nhân, triển lãm lớn của Chagall, sự hào phóng của nhà sưu tập… 20. 02. 12 - 8:05 am

Hữu Khoa và Soi tổng hợp

SAN DIEGO – Bức tượng có tên “Đầu hàng vô điều kiện” đứng sừng sững trên lối đi dọc theo bến cảng ở San Diego. Tượng được dựng theo bức ảnh của Alfred Eisenstaedt chụp trên Times Square vào V-J Day, kết thúc Thế Chiến II. Cuối tháng Hai, bức tượng sẽ được dời đi. Đợi cuối tháng Hai vì ít ra cũng phải qua Lễ Tình nhân đã chứ. Ảnh: Lenny Ignelzi.

 

NEW YORK – Hôm Lễ Tình nhân vừa qua, hàng ngàn người New York và du khách đã đến khu Crossroads of the World để ăn mừng tình yêu trước một trái tim đỏ vừa to, vừa cao, vừa phập phồng – tác phẩm của công ty kiến trúc BIG, có tên “BIG HEART NYC”. Trái tim này sẽ được trưng bày tại quảng trường Duffy trong khu vực Times Square (Quảng trường Thời đại) cho tới tận 29. 2. 2012. Ảnh: Ho Kyung Lee

 

FRANKFURT – Cũng hôm Lễ Tình nhân, dân Frankfurt, khắc khổ hơn, rủ nhau đi xem triển lãm của Edvard Munch tại Kunsthalle Schirn, Frankfurt. Trong ảnh là khách tham quan đang ngắm bức “Phố trong giông tuyết”, 1906, của họa sĩ Na Uy Edvard Munch – tác giả của bức “Tiếng thét” nổi tiếng – tại triển lãm. 130 bức tranh sẽ được bày tới tận 13. 5. 2012. Ảnh: Michael Probst.

 

MADRID – Một phụ nữ ngắm bức “Ba rưỡi” (Three and a Half) vẽ năm 1911của họa sĩ Pháp gốc Nga Marc Chagall trong triển lãm tổng kết sự nghiệp ở Madrid. Đây là triển lãm tổng kết sự nghiệp đầu tiên của Marc Chagall, được tổ chức đúng dịp Lễ Tình nhân, tại bảo tàng Thyssen-Bornemisza và Quỹ Caja Madrid. Hơn 150 tác phẩm từ các bộ sưu tập tư và công khắp trên thế giới đã góp mặt, cho người xem có dịp được hiểu rõ hơn sự nghiệp của một trong những nghệ sĩ lớn nhất thế kỷ 20 – một gương mặt sáng tạo độc nhất vô nhị, với phong cách không lẫn vào đâu được, đã đóng một vai trò then chốt trong lịch sự nghệ thuật hiện đại.

 

MADRID – Một phụ nữ ngắm bức “Thiên thần lộn cổ” (The Angel’s Downfall) của Marc Chagall trong triển lãm tổng kết sự nghiệp, diễn ra tại bảo tàng Thyssen-Bornemisza, Madrid, hôm 14. 2. 2012. Trong số những tổ chức cho mượn tranh để làm triển lãm này có MoMA, bảo tàng Guggenheim New York, Kunsthaus Zurich, bảo tàng Kunstmuseum Berne, Stedelijk Museum Amsterdam, bảo tàng nghệ thuật Tel Aviv, Tate Modern London. Đặc biệt là Trung tâm Pompidou ở Paris đã cho mượn 20 tác phẩm; quả là hào phóng. Giám tuyển của triển lãm là Jean-Lous Prat, chủ tịch hội Chagall. Triển lãm sẽ diễn ra từ 14. 2 đến 20. 5. 2012. Ảnh: Angel Diaz

 

Về Chagall, mời các bạn xem thêm:

6. 7: Sinh nhật Marc Chagall – bay kiểu Nga trên đất Pháp
Giá tranh Marc Chagall

CINCINNATI, OH – Nói đến sự hào phóng, Bảo tàng Nghệ thuật Cincinnati thông báo: hai nhà sưu tập Nancy và David Wolf vừa tặng 264 tác phẩm trong bộ sưu tập riêng được quốc gia công nhận, chuyên về đồ mỹ nghệ đương đại, cho bảo tàng này. Phần còn lại của bộ sưu tập, hai vị hứa sẽ tặng sau. Lần hiến tặng này đã giúp bảo tàng Nghệ thuật Cincinnati trở thành một trung tâm triển lãm, nghiên cứu đồ mỹ nghệ đương đại. Trong ảnh là “Vòng Hồng” (Pink Loop) 1983, thủy tinh của Harvey Littleton, thuộc bộ sưu tập Nancy và David Wolf, đã tặng Cincinnati Art Museum.

 

Hai ông bà Wolfs cũng từng tặng thư viện lớn của họ cho thư viện Mary R. Schiff của Bảo tàng Nghệ thuật, rồi lập một quỹ tài trợ để chi trả tiền bảo dưỡng cũng như mở rộng bộ sưu tập. Nancy và David Wolf bắt đầu sưu tập những đồ mỹ nghệ đương đại từ khoảng 30 năm trước. Vào tháng Ba, tạp chí Art and Antiques đã xếp họ vào danh sách một trăm sưu tập gia hàng đầu của Mỹ. Là những mạnh thường quân lâu năm của bảo tàng Nghệ thuật, hai ông bà Wolfs trước đó đã tặng 60 món thủy tinh đương đại cho bộ sưu tập của bảo tàng, và góp quỹ để mua chùm đèn Rio Delle Torreselle (1996) của Dale Chihuly – thứ mà ngày nay bước vào sảnh bảo tàng là ta nhìn thấy ngay. Trong ảnh là “Không đề” 1997, chất liệu ashleaf maple (là cái gì nhỉ? Có bạn nào biết không?), của Ed Moulthrop, thuộc bộ sưu tập Nancy và David Wolf Collection, đã tặng Cincinnati Art Museum.

 

KIRKENES – Toàn cảnh dự án ME/WE của nghệ sĩ Morten Traaviks. Trong dự án này, 300 người sẽ giơ những bức ảnh tại Kirkenes, Na Uy. Khi đồng loạt lật trang, ảnh sẽ chuyển và tạo một motif hình mới. Tác phẩm được thực hiện với sự phối hợp của hai nhà chỉ đạo người Triều Tiên (đất nước của những màn diễn tổng lực?) và là một phần của festival Barents Spektakel diễn ra ở Kirkenes. Nhìn cái này có bạn nào nhớ tới thời Thế vận hội gấu Misa ở Liên Xô không? Xếp hình, đảo hình còn hoành tráng gấp trăm lần ấy chứ nhỉ? Ảnh: Barents Spektakel

Ý kiến - Thảo luận

8:14 Tuesday,21.2.2012 Đăng bởi:  chuyên gia chép tranh
Lá phong chính là một trong những biểu tượng của Canada chứ không phải "hình như". Nằm chính giữa lá quốc kỳ.
...xem tiếp
8:14 Tuesday,21.2.2012 Đăng bởi:  chuyên gia chép tranh
Lá phong chính là một trong những biểu tượng của Canada chứ không phải "hình như". Nằm chính giữa lá quốc kỳ. 
20:56 Monday,20.2.2012 Đăng bởi:  Em-co-y-kien
Để cẩn thận, ADMIN và các bạn có thể tham khảo tin về điêu khắc gỗ của gia đình nghệ sĩ Moulthrop ở đây ạ:

http://www.artscriticatl.com/2011/11/three-generation-of-exquisite-moulthrop-bowls-at-marietta-cobb-museum-and-signature-shop/
...xem tiếp
20:56 Monday,20.2.2012 Đăng bởi:  Em-co-y-kien
Để cẩn thận, ADMIN và các bạn có thể tham khảo tin về điêu khắc gỗ của gia đình nghệ sĩ Moulthrop ở đây ạ:

http://www.artscriticatl.com/2011/11/three-generation-of-exquisite-moulthrop-bowls-at-marietta-cobb-museum-and-signature-shop/ 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả