Bàn luận

Đứa trẻ nghệ thuật Việt Nam nên lớn lên theo hướng nào? –
Bài 5: Đường đi không có gì là khó. Khó vì không chọn đường nào. 02. 05. 12 - 3:13 pm

Phó Đức Tùng

SOI: Tiếp theo các phần trước nêu hai quan điểm chính về nghệ thuật Việt Nam, rồi quan điểm phương Đông, phương Tây về nghệ sĩ, lại đảo qua với chút kinh Dịch, phần này là gợi ý về hướng đi – hay đúng hơn, gợi ý về lựa chọn – cho người làm nghệ thuật Việt Nam. Hình minh họa do Soi lấy từ internet, như trong bài này là của tờ The New Yorker.

 

Nói tóm lại, người quân tử Á Đông dùng nghệ thuật để thỏa mãn tâm sự riêng. Có thể có người hiểu được tâm sự đó, thì là tri kỷ. Còn không ai hiểu thì cũng không sao. Anh ta có thể ngày nào cũng viết đúng một chữ, hay vẽ đúng một con kiến, nhưng mỗi ngày, con kiến đó sẽ khác nhau, vì tâm sự của anh ta cũng khác nhau. Nếu anh ta là đại nhân, thì sẽ có một đống người sưu tầm các con kiến ấy, tìm cách giải mã xem chúng có ý nghĩa gì. Còn nếu anh ta là người thường, thì các con kiến sẽ chẳng ai quan tâm.

Ngược lại, người nghệ sỹ chuyên nghiệp phương Tây có nhiệm vụ tạo ra một sản phẩm. Nếu tốt, sản phẩm đó sẽ được trả giá cao. Sản phẩm này phải có trách nhiệm gây rung động, gây phê cho người tiêu dùng, tương tự như ma túy. Để làm được điều đó, ngoài một thiên hướng trời phú về sự nhạy cảm, tinh tế, cần có kỹ thuật chọn lọc nguyên vật liệu, tinh chế, chưng cất đặc biệt. Các nghệ sỹ phương Tây đã có quá trình đào luyện lâu đời, chân truyền nên kỹ thuật pha chế cũng như hiểu biết khách hàng của họ rất cao. So với họ, những món hàng của Việt Nam chỉ là món ăn nhà quê cho dân cày. Cái có thể làm họ thấy thích, đó là mấy món vốn không phải làm để bán, như mấy con kiến nói trên, hay như món gà bọc đất nướng mọi. Tuy nhiên họ sẽ không trả cho mấy em nhỏ chăn trâu số tiền cho con gà nướng mọi như là họ trả cho một bữa tiệc của đầu bếp trứ danh ở nhà hàng 5 sao.

Vậy thì nghệ sỹ Việt Nam sẽ có đường nào để đi: chỉ có hai con đường. Thứ nhất là theo kiểu Á Đông, anh không phải nghệ sỹ bán tranh. Phải coi tiền không bằng tranh, coi tranh lại không bằng cái sướng được vẽ. Khi anh đã nổi danh là nhân sỹ một thời, nhất là khi anh đã chết, bất kỳ cái gì anh từng làm cũng sẽ có giá trị. Con đường thứ hai là con đường nghệ sỹ chuyên nghiệp, thì phải học một cách bài bản mọi thủ thuật thể hiện, và phải giữ cho mình sự trong sáng, vô tư, nhạy bén.

Hiện nay nghệ sỹ chúng ta đang mắc vào vòng luẩn quẩn của mâu thuẫn giữa hai con đường này. Anh quá đề cao cá nhân, với những suy nghĩ, kiến thức cá nhân nên không chịu làm một tấm gương chuyên phản chiếu sự việc, để có thể cung cấp sản phẩm, dịch vụ cho thị trường; nhưng anh lại cũng không dám tập trung vào tu thân, đốc thực để trở thành bậc quân tử, trí giả, không phụ thuộc thị trường.

Thêm nữa, trong quan điểm Á đông, nghệ sỹ và tác phẩm không thể tách rời, điều này đôi khi làm khó cho phê bình nghệ thuật, vì khi phê bình tác phẩm có nghĩa là phê bình con người nghệ sỹ. Khi ta bảo “tác phẩm này chưa tốt”, có thể bị hiểu như “nhân cách của nghệ sỹ chưa cao”. Nhưng theo quan điểm chuyên nghiệp, hai thứ này phải được tách rời. Nghệ sỹ có thể chẳng có nhân cách gì, nhưng cảm nhận của anh ta vô cùng tinh, có thể phát giác sự việc từ khi mới lẩn quất, và có khả năng làm rõ điều mình cảm nhận cho những người khác. Nếu tách biệt rõ được những nguyên lý này, nghệ thuật sẽ có cửa phát triển, vì người nhạy bén thời nào cũng có, kỹ thuật có thể học và chủ đề thì vốn từ tự nhiên, xã hội chứ không từ nội tại mà ra. Tất nhiên khi đó, người nghệ sỹ sẽ là chuyên nghiệp, như bao chuyên gia các lĩnh vực khác. Đừng đòi hỏi phải có cái gọi là nghệ sỹ Việt Nam, nghệ thuật Việt Nam. Tất nhiên chủ đề mà nó phản ánh sẽ đa phần từ thực tế cuộc sống ở Việt Nam, nhưng vì chủ đề vốn không phải cái chính, mà chỉ là cái cớ của nghệ thuật, nên nó sẽ không đủ để tạo ra cái gọi là nghệ thuật Việt Nam.

 

*

Bài liên quan:

– Đứa trẻ nghệ thuật Việt Nam nên lớn lên theo hướng nào? Bài 1: Quan điểm ta như đứa trẻ sơ sinh
– Đứa trẻ nghệ thuật Việt Nam nên lớn lên theo hướng nào? Bài 2: Lớn lên để thành quân tử phương Đông

– Đứa trẻ nghệ thuật Việt Nam nên lớn lên theo hướng nào? Bài 3: Làm nghệ sĩ là làm tấm gương trong

– Đứa trẻ nghệ thuật Việt Nam nên lớn lên theo hướng nào? – Bài 4: Rẽ một chút sang Kinh Dịch nhé

– Đứa trẻ nghệ thuật Việt Nam nên lớn lên theo hướng nào? – Bài 5: Đường đi không có gì là khó. Khó vì không chọn đường nào.

– Đứa trẻ nghệ thuật Việt Nam nên lớn lên theo hướng nào? (Bản tổng hợp, không hình ảnh)

 

Ý kiến - Thảo luận

11:43 Thursday,3.5.2012 Đăng bởi:  Van Phong
Có thể có con đường thứ 3, thứ 4, v.v nhưng giới họa sĩ cũng rất "ngại" là khi vẽ những tác phẩm có "đường lối" ngoài đường lối của... nước ta, thì coi chừng bị... tịch thu, hoặc không được xét duyệt triển lãm, hoặc "ngưng" triển lãm giữa chừng. hic
...xem tiếp
11:43 Thursday,3.5.2012 Đăng bởi:  Van Phong
Có thể có con đường thứ 3, thứ 4, v.v nhưng giới họa sĩ cũng rất "ngại" là khi vẽ những tác phẩm có "đường lối" ngoài đường lối của... nước ta, thì coi chừng bị... tịch thu, hoặc không được xét duyệt triển lãm, hoặc "ngưng" triển lãm giữa chừng. hic 
21:46 Wednesday,2.5.2012 Đăng bởi:  pho duc tung
Cám ơn bạn ecyk đã phê bình. Đúng là nói chỉ có 2 con đường thì không thể đúng được. Đấy là cái lỗi muốn cho rõ ý thì diễn đạt cực đoan. nói cho đúng hơn thì là chủ quan của mình đóng góp cho bàn tiệc 2 món, ai thấy hợp khẩu vị thì dùng. Mình mong những ý tưởng đấy chỉ là xuất phát điểm để mọi người đóng góp những con đường 3,4,5,6 như bạn ecyk nói.
...xem tiếp
21:46 Wednesday,2.5.2012 Đăng bởi:  pho duc tung
Cám ơn bạn ecyk đã phê bình. Đúng là nói chỉ có 2 con đường thì không thể đúng được. Đấy là cái lỗi muốn cho rõ ý thì diễn đạt cực đoan. nói cho đúng hơn thì là chủ quan của mình đóng góp cho bàn tiệc 2 món, ai thấy hợp khẩu vị thì dùng. Mình mong những ý tưởng đấy chỉ là xuất phát điểm để mọi người đóng góp những con đường 3,4,5,6 như bạn ecyk nói. 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Nhuộm xanh-trắng-đỏ cùng nước Pháp

Phạm Tuấn Anh - Phần ảnh do Phạm Phong biên dịch

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả