|
|
|
|||||||||||||
Gẫm & BìnhLạ nhỉ, vì sao đến giờ ông mới nói? 22. 05. 12 - 1:43 pmTú MiuSOI: Ngay sau bài viết Khối U và Mây Biến Thể, giống và không giống của nghệ sĩ Trần Lương, bạn Tú Miu có gửi thư phản hồi lại. Mời các bạn theo dõi. Hình minh họa do Soi lấy từ internet.
Tôi là người tường thuật buổi triển lãm Mây biến thể, dự tọa đàm Mây Biến Thể và các vấn đề biến thái. Theo thông báo, đúng 8h00 sáng ngày 15.3 khai mạc triển lãm Mây biến thể, tọa đàm Mây biến thể và các vấn đề biến thái, nhưng sáng hôm đó, có một số khách mời quan tâm đến đành trở về vì không có lễ khai mạc hay tọa đàm nào tổ chức ở địa điểm được mời. Tiếp đến buổi khai mạc và tọa đàm dời lại lúc 16h00 cùng ngày do phải đợi tác phẩm xong, nhưng đến giờ đó tác phẩm vẫn chưa hoàn thành. Mở đầu buổi tọa đàm, curator Trần Lương gửi lời xin lỗi mong các vị khách mời thông cảm bởi sự chậm trễ của người tổ chức, của nhóm thực hiện. Curator Trần Lương nói, mấy hôm nay chạy đi chạy lại ở Huế chuẩn bị cho buổi triển lãm, tọa đàm Mây biến thể nhưng cuối cùng do một số lý do nên tác phẩm vẫn chưa hoàn thành vì nhà tổ chức còn thiếu kinh nghiệm, tác giả cùng nhóm cộng sự làm việc chưa chuyên nghiệp. Rồi curator nói đùa thêm một cách văn hoa, dù sao chuyện này xảy ra cũng giống như một tai nạn trong nghệ thuật và nó cũng là một dạng của biến thể. Tôi vẫn còn nhớ, khi nghe tới đoạn này, tôi thấy bối rối. Chẳng lẽ cứ nghệ thuật là phải có sự bất thường? và sự lôm côm trong tổ chức cũng gọi là bất thường? rồi sự lôm côm ấy, của những người trực tiếp hoặc gián tiếp thực hiện tác phẩm, sẽ được phép gọi đó nhẹ đi là “tai nạn nghệ thuật và một dạng của biến thể, biến thái”? Trong buổi tọa đàm Mây biến thể và các vấn đề biến thái, tôi ngồi nghe curator Trần Lương nói nhiều về các dự án của riêng ông, dĩ nhiên có dính dáng đến vấn đề môi trường. Còn cái sự giống và khác nhau của hai tác phẩm Khối U, Mây biến thể, thì nói cho công bằng: giới quan tâm, yêu nghệ thuật phải cảm ơn câu hỏi của họa sĩ Lê Đức Hải đặt ra mới đúng. Vì sao? Vì anh có đặt ra thì sau đó mọi người mới được nghe tác giả giải thích, curator bổ sung về sự giống và khác nhau giữa Khối U, Mây biến thể. Trong việc giải thích giống, khác này, Trần Tuấn chỉ có thể đưa ra những câu gãy cục, khiến một số người ở buổi tọa đàm hôm đó phải tập trung cao độ lắng nghe thì mới có thể hiểu phần nào ý đồ tác giả, ý nghĩa tác phẩm. Cũng có thể do anh hồi hộp, mất bình tĩnh, bận rộn chuẩn bị tác phẩm … mà như vậy chăng? (Nhưng sau này, khi Trần Tuấn lên Soi giải thích về sự chậm trễ, cuối bài, chính anh thách thức người khác tìm ra hai tác phẩm này giống nhau điểm nào…) Tại tọa đàm, ngay sau phần trả lời ấy của Trần Tuấn, curator Trần Lương phải hỗ trợ tác giả với lối giải thích dài hơn, trôi chảy hơn. Dẫu vậy, những điều ông nói hôm đó, tôi nhớ là không nghe thấy đúng hệt như trong bài phản hồi hôm nay. Ngay cả bây giờ, khi mở lại lời giới thiệu của CDEF cho tác phẩm Mây Biến Thể, tôi cũng hoàn toàn không thấy có một dòng nào nói rõ cái ý “sáng tác nhiều phiên bản còn là quá trình tự đối thoại và tự hoàn thiện của nghệ sĩ” như Trần Lương nói hôm nay. Trong lời giới thiệu kia, nếu không biết, người ta sẽ nghĩ Mây Biến Thể là hoàn toàn mới, thậm chí tác giả Trần Tuấn còn nói mình bỏ ra cả một năm để chuẩn bị ý tưởng mà. Nếu là một phiên bản nữa của Khối U thì sao phải mất thời gian lâu thế?… Tiếc rằng hôm ấy tôi không ghi âm những ý kiến của tác giả, curator cũng như khách mời tham dự đặt câu hỏi, trao đổi, chỉ ghi thật nhanh bằng tay, để bây giờ không có một sự chứng minh xác đáng thực tế, tránh đưa đi nói lại. Nhưng tôi biết, dù tôi có nói đúng, nói thật những điều diễn ra trong buổi tọa đàm hôm đó thì cũng không bằng các lý lẽ mà curator đã sàng lọc, ngẫm nghĩ, rồi đánh máy gửi thành bài sau suốt chừng ấy thời gian (từ 15.3 đến hôm nay 22.5). Vả lại tâm lý của tôi khi đến một tọa đàm, triển lãm thì rất muốn hiểu ý đồ tác phẩm, do chính tác giả trình bày, giải thích, chứ không phải là đến để nghe curator uốn nắn tác giả theo ý curator. Tôi luôn nghĩ, tác giả đã làm ra tác phẩm thì tác giả là mẹ đẻ của tác phẩm, curator chỉ là bà đỡ. Tác giả càng không được là con rối trong tay curator để họ có thể điều khiển mình. Nhưng ở đây, đến hôm nay rõ ràng là có sự vênh nhau: Trần Tuấn thì thách thức người xem tìm ra điểm giống nhau giữa hai tác phẩm. Trần Lương thì bảo chúng là những phiên bản của một chuỗi tác phẩm và đó là chuyện bình thường. * Tôi là người viết và cũng rất mong có được những sự góp ý chân thành nếu điều ấy nhằm “hy vọng các hoạt động tường thuật, phê bình, nhận định có thể xây dựng và ủng hộ cho nghệ thuật phát triển” như tác giả Trần Lương đã viết. Được vậy tôi sẽ hết lời cảm ơn, nhưng ở đây sự chê bai ấy có vẻ như nhắm vào một mục đích khác, với người khác, để thanh minh rằng hai tác phẩm kia giống nhau là có nói rõ rồi chứ không phải “xập xí xập ngầu”, rồi sự chậm trễ của một dự án nghệ thuật là đã được giải thích kỹ càng (chứ không phải là một biến thể, một tai nạn… do qua loa, ẩu). Thật buồn là curator Trần Lương, vì những lý do riêng nào đó, ông đã dùng phương pháp đánh lái vấn đề, lại còn chụp mũ người viết là “yếu chuyên môn, có thể do thiên kiến, có thể bị chỉ đạo, có thể do quan liêu…”. Tôi có thể yếu chuyên môn, nhưng chắc chắn tôi không quan liêu, làm ẩu, và đặc biệt tôi không là con rối để ai chỉ đạo. Điều tôi thắc mắc nhiều nhất là vì sao ngay lúc bài tường thuật ra ông không phản ứng? Tôi nhớ sau bài tường thuật còn một chùm bài trao qua đổi lại với Trần Tuấn mà? Sao ông không nói gì? Một lần nữa, tôi không thấy phục Trần Lương, vì ông đã dùng cách để mọi chuyện qua xa rồi, mờ trong trí người xem người nghe người đọc rồi, thì lúc đó mới tung bài viết này. Có người nói với tôi, có lẽ bài này ông không nhằm viết cho tôi, mà ông viết cho người khác đọc, để thanh minh chuyện gì đó với người khác, còn tôi chỉ là một con tốt thí? Tôi biết, phô bày tầm hiểu biết, kiến thức sâu rộng, cũng như những góp ý chân thành của mình là điều đáng hoan nghênh, đáng quý, nếu những điều ấy phát ra đúng lúc người khác đang cần nghe, đang khát khao được hiểu biết, và có thể kiểm chứng hay phản biện lại được. Thế thì mới quý, và mới xứng tầm.
* Bài liên quan: – 8g sáng 15. 3: MÂY BIẾN THỂ của Trần Tuấn
Ý kiến - Thảo luận
23:44
Tuesday,22.5.2012
Đăng bởi:
Nguyễn Hoàng Nghĩa
23:44
Tuesday,22.5.2012
Đăng bởi:
Nguyễn Hoàng Nghĩa
Đọc cái cmt của anh Đạt thấy mọi người có vẻ giận dữ nhỉ? Tôi thấy anh ấy nói vậy là bình thường mà, vì anh ấy đến nhà vị quan chức ngoại giao Tây anh ấy đã thấy anh ấy hèn hèn rồi, nên lời lẽ của anh ấy hèn thì có chi là lạ. Có lạ chăng là ngày xưa các cụ nhà mình chả có nổi ngàn mỹ kim nào mà vẫn thành nghệ sỹ.
Thấy anh Đạt phát ngôn hay tôi tìm thử trên mạng và mở vietbao.vn "Đinh Công Đạt: đẹp như côn trùng ... Vẫn “đặc sản” là những con kiến bâu đầy trên cột, trên mái nhà, có thêm châu chấu, bọ ngựa (nhựa phủ sơn mài) và cua, cóc (gốm)", lại mở thêm trang khác tuoitre.vn thì thấy "Những chú gà giấy của Đinh Công Đạt". Rồi lại vtc.vn với tít "Nghệ sĩ Đinh Công Đạt dựng 'chuồng gà' giữa lòng thủ đô". Search đến thế thì thấy anh Đạt anh ấy phát ngôn thế là phải quá, chỉ lạ là toàn những tác phẩm đầu tư tiền việt và anh ấy vẫn là nghệ sỹ chứ không bị éo thành nghệ sỹ. Nói chung là anh ấy phát ngôn chân thực, chỉ tiếc và lo là anh ấy chơi với Tây nhiều quá e Tây nó tưởng nghệ sỹ các loại khác cũng hèn thế thì chết. Nhất lại là người làm nghệ sỹ chơi với Tây, nghệ sỹ mà lại giao lưu với Tây nhiều thì ít nhất phải có nhân cách, có cái văn hóa và sự tự hào văn hóa của dân tộc mình, sự tự hào về dân tộc mình, chứng tỏ mình là người không mất gốc, không chửi dân tộc mình. Ôi lo lắng ghê gớm, nhưng đọc lại cmt của admin soi và P.Nam thì thấy vẫn an tâm, họ không biết có làm dự án "khủng cỡ Tây" không nhưng họ không hèn. Viết đến đây lại nhớ thằng bạn mình có cái câu "mày tưởng ai cũng như mày chắc". Hóa ra tên bạn mình hay nói vớ vẩn mà lại nói hay ra phết.
21:44
Tuesday,22.5.2012
Đăng bởi:
P.Nam
Gửi họa sĩ Đinh Công Đạt,
Đọc cmt của anh xong, tôi thú thực không hiểu lập trường của anh là thế nào. Sau đó, tôi nhận ra, anh là điển hình của “một bộ phận không nhỏ” các văn nghệ sĩ Việt Nam vừa cần Tây, vừa sợ Tây, vừa ghét Tây, vừa phải tỏ ra với ta là “ghét Tây”, vừa phải tỏ ra với Tây là “khinh ta”, vừa trồng cây nào lén rào cây nấy, vừa ...xem tiếp
21:44
Tuesday,22.5.2012
Đăng bởi:
P.Nam
Gửi họa sĩ Đinh Công Đạt,
Đọc cmt của anh xong, tôi thú thực không hiểu lập trường của anh là thế nào. Sau đó, tôi nhận ra, anh là điển hình của “một bộ phận không nhỏ” các văn nghệ sĩ Việt Nam vừa cần Tây, vừa sợ Tây, vừa ghét Tây, vừa phải tỏ ra với ta là “ghét Tây”, vừa phải tỏ ra với Tây là “khinh ta”, vừa trồng cây nào lén rào cây nấy, vừa đi chửi “cây nấy” với người khác… Túm lại là một thái độ sọc dưa, một loại cá nước lợ, muốn vừa uống nước trong, vừa uống nước đục. Tôi nhớ không lầm thì anh là một trong những họa sĩ chơi với Tây nhiều nhất, làm những dự án do Tây tài trợ, cả những hợp đồng trang hoàng các shop hàng hiệu Tây… Dưng mà anh nói về Tây cứ như một bọn mắt xanh mũi lõ đáng ghét, trong khi anh nghĩ xem, họ từ những nước văn minh, tự nhiên chẳng nợ nần gì mà phải sang nước mình, tài trợ cho đám nghệ sĩ nước mình làm những thứ lắm lúc chẳng ra sao, rồi bị gọi miệt thị là “bọn Tây”, rồi lại bị chính cái kẻ mà mình tài trợ xúi giục người khác đừng thèm cổ súy cho những thứ mình đã giúp đỡ!!! Tôi không hiểu thái độ sống vô ơn và sọc dưa ấy sẽ thấm nhuần thế nào trong các tác phẩm của anh. Nhưng có lẽ chỉ làm những tượng con gà, con kiến, con vật thì tính chất ấy nó cũng chẳng lộ ra được đâu! Là nghệ sĩ thì cũng nên tập cho có thái độ rõ ràng. Ỡm ỡm ờ ờ nó dơ dáng lắm. Vả lại mình cũng lớn tuổi rồi, nên có tư cách. Bài đã đăng
» Xem tiếp... |
|||||||||||||||
|
Thấy anh Đạt phát ngôn hay tôi tì
...xem tiếp