Gẫm & Bình

Một vài cảm nhận và đoán mò trước Đặc san Mỹ thuật số 1(41) của năm 2012. Bạn đã đọc chưa? 25. 07. 12 - 10:19 pm

Viễn Thị & Nick Nick

Mời các bạn ngắm trang bìa và xem mục lục của số đặc san Nghiên cứu Mỹ thuật đầu tiên của năm 2012, không biết vì lý do gì mà mãi cho đến giữa tháng 7. 2012 mới được ra mắt.

Một trong những thông tin quan trọng nhất, theo Viễn Thị, là thông báo đặc san đã có Mã số chuẩn quốc tế, ISSN 1859 – 4697. Bài đăng ở trang 99, tác giả Nguyễn Đức Bình. Theo tác giả này, “mã số chuẩn quốc tế chính là ‘thẻ căn cước’ của xuất bản phẩm trên mạng thông tin toàn cầu. Đó là yêu cầu bắt buộc để xuất bản phẩm có thể gia nhập hệ thống dữ liệu xuất bản phẩm nhiều kỳ quốc tế. Nhờ đó, xuất bản phẩm mới có cơ hội mở rộng sự quảng bá, giao lưu thông tin, giới thiệu những thành tựu nghiên cứu và các tác giả của nó ra thế giới…”

.

 

Bạn Nick Nick khi xem đến thông tin này đã buột ra một lời cảm thán: “Thật là một niềm tự hào của đặc san!”

Tự hào chứ, ra được quốc tế thì oách rồi, chỉ nghịch lý là người trong nước thì vẫn ngơ ngác khi nghe nói đến tạp chí này, hệt như trước một phong trào du kích được hải ngoại ngợi ca còn ta đây thì không biết gì!

Nhưng đọc mục lục (các bạn bấm vào hình để hình nở to ra mới đọc được nhé), bạn Nick Nick đã phát hiện thêm các đặc điểm lý thú sau:

1.

.

Tuy triển lãm riêng trong nước thời gian qua cực nhiều, nhưng đặc san không có một bài phê bình nào về cụ thể một tác giả nào. Chỉ có bài của họa sĩ Đức Hòa nói về triển lãm Mỹ thuật Toàn quốc, một bài của Vũ Thị Hằng nói về thử nghiệm trong triển lãm sinh viên làm nghệ thuật, một bài (cũng nói về sinh viên) cho triển lãm Phòng Cấp cứu. Dự đoán (vì Nick Nick còn lâu mới là thành phần được đọc đặc san nên chỉ dự đoán): chỉ có bài của họa sĩ Đức Hòa là đáng kể. Tuy nhiên nói về Triển lãm Mỹ thuật toàn quốc hay nói về sinh viên thì cũng thế thôi, đề tài muôn đời, có phê kiểu gì cũng trúng. Cần những bài nói về triển lãm đơn, tác giả lẻ, bút pháp cụ thể, thì cả đặc san không có.

2.

.

Đặc san chủ yếu là các bài về mỹ thuật cổ (đình Hoành Sơn, nghệ thuật cổ Champa, gạch Đại La, rồng thành Thăng Long, gốm trang trí Biên Hòa…) Nói về người cổ bao giờ cũng dễ nhất, an toàn cao. Người cổ không thù oán. Nghiên cứu mỹ thuật cổ thì luôn mang dáng nghiên cứu cao. Không có gì sai cả. Nhưng nghĩ tới vài thế kỷ sau các đặc san mỹ thuật chẳng có bài nào nói về nghệ thuật đương đại lúc ấy, chỉ toàn các bài đại loại, “Nét đặc sắc trong hoa văn gạch Đồng Tâm cổ”, “Tinh tế nét uốn lượn của tôn Hoa Sen thế kỷ 21”, “Mối liên hệ tính cách người Việt xưa với không gian sứ Inax”… thì cũng buồn.

Nick Nick tuy Hán Việt một chữ bẻ đôi không biết nhưng trước tinh thần hoài cổ của đặc san cũng mạnh dạn đề nghị đổi tên tạp chí là “Ôn cố trì tân” (dựa theo tên sách “Ôn cố tri tân” – “Ôn cũ (để) biết mới” mà bạn thấy trên tủ sách nhà.) Bạn giải thích, tên mới của tạp chí theo bạn sẽ có nghĩa là: “ôn chuyện cũ để hoãn nói chuyện mới”.

Rất mong bạn nào có đặc san này trong tay thì đọc sớm và cho biết những nhận xét của Viễn Thị và Nick Nick là đúng hay là sai nhé.

 

Ý kiến - Thảo luận

23:03 Wednesday,25.7.2012 Đăng bởi:  Hoàng Nguyên Vũ
Nhận xét của Viễn Thị và Nick Nick hơi nông cạn, mới chỉ ở bề nổi mà chưa thấy bề chìm của tảng băng trôi!
Trong số những nhận xét đó, tại hạ chỉ thấy có một điểm chuẩn, đó là khi nói đến tính "du kích" của cuốn đặc san này (nếu tại hạ nhớ không nhầm thì hình như một hồi đã có tranh luận khá xôm tụ về tính "du kích" của đặc san này trên SOI, không b
...xem tiếp
23:03 Wednesday,25.7.2012 Đăng bởi:  Hoàng Nguyên Vũ
Nhận xét của Viễn Thị và Nick Nick hơi nông cạn, mới chỉ ở bề nổi mà chưa thấy bề chìm của tảng băng trôi!
Trong số những nhận xét đó, tại hạ chỉ thấy có một điểm chuẩn, đó là khi nói đến tính "du kích" của cuốn đặc san này (nếu tại hạ nhớ không nhầm thì hình như một hồi đã có tranh luận khá xôm tụ về tính "du kích" của đặc san này trên SOI, không biết có đúng không?)
Tính chất hoạt động bí mật của đặc san thể hiện qua một số đặc điểm sau:
- Rất ít người có thể tiếp cận được ấn phẩm này mà chủ yếu là qua tin đồn lan truyền hoặc qua... SOI (dù chỉ mới có hình ảnh).
- Nội dung hoài cổ của đặc san mang đầy đủ tính chất của báo chí bí mật các cụ ta ngày xưa, mượn chuyện xưa nói chuyện nay để che mắt hệ thống kiểm duyệt khắt khe của mỹ thuật đương đại!
- Mang tiếng là số đầu tiên của năm 2012 nhưng mãi đến tháng 7 mới phát hành, đây là một biện pháp nghiệp vụ mà báo chí bí mật hay dùng để đánh lạc hướng những con mắt dò xét, hay nhòm ngó, làm cho các đối tượng này lúng túng không biết đâu mà lần!
"Đạo" theo ECYK (một bạn đọc mà tại hạ vô cùng kính mộ -tức là kính trọng và hâm mộ - về sự kiên nhẫn và nhiệt tình với SOI): khâm phục ghê gớm (những người làm đặc san này). 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

10 bí quyết để trở thành
Họa sĩ Đói Dài

Kinh nghiệm của Lynn Basa – Lê Quảng Hàm st và dịch

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả