Gẫm & Bình

Phía sau đặc san “luxury”: khi nào mới thôi “du kích”? 21. 03. 12 - 5:04 am

Phạm Quốc Trung

SOI: Đây là cmt của anh Phạm Quốc Trung (Viện Mỹ thuật) cho bài Một đặc san quá “luxury” của trường mình, viện mình?. Soi xin đưa lên thành bài để các bạn tiện theo dõi. Tên bài do Soi đặt. Cảm ơn anh Trung rất nhiều.

Một bìa đặc san Nghiên cứu Mỹ thuật

 

Đọc bài viết có vẻ tường thuật gần đầy đủ không khí trên Soi thì nhiều người có những ý kiến vui, buồn khác nhau. Nhưng dù Soi có lượng đọc giả lớn gấp 100, hay 1000 lần thì cũng là việc đã rồi. Cộng đồng của Soi bé lắm, buổi tọa đàm nghiên cứu và đào tạo mỹ thuật nhân kỷ niệm 10 năm ra mắt đặc san Nghiên cứu mỹ thuật đã diễn ra hoành tráng với sự chứng kiến của một số phóng viên, tivi và quan khách. Thế là đủ cho một nhu cầu.

Không có thời gian dự phần hai – Tọa đàm hôm đó, nhưng qua những gì chứng kiến ở phần một với sự khai mạc rất muộn (hơn 9h30 mới bắt đầu) và sau vài chục phút đến khoảng 10h thì tạm nghỉ, mời đại biểu uông café, ăn bánh đến hơn 10h30 mới vào phần hai thì thấy là có sự chuẩn bị quá hoàn hảo. Tuy nhiên, sự chuẩn bị kịch bản hoàn hảo từ thời gian cho đến thứ tự quan khách phát biểu lại cho thấy một sự bất thường. Sự bất thường này ở chỗ quá nhiều sự tán dương, nồng độ đậm đặc ngây ngất. Từng có cơ hội dự những cuộc họp tổng kết, trao tặng, chúc mừng ở một số nơi nhưng đây là lần đầu tiên chứng kiến sự tập trung lời chúc chia vui nhiều đến thế ở ngay sân nhà. Lý giải tại sao lại có sự bất thường này thì chịu. Có lẽ sắp tới sẽ có câu trả lời.

Nhân đây cũng xin được làm rõ chút xíu là trong ban biên tập trước đây có tên trong cuốn VNUFA tiếng Anh mà trên Soi đã có bài ví như “Một lẵng đầy sâu”, mọi người tiếng Anh đều rất lỗ mỗ, thế nhưng không ai làm hay biết gì về phần tiếng Anh cả mà chỉ duy nhất hai người trong ban biên tập và trị sự là làm việc với bản thảo tiếng Anh và với nhà xuất bản Thế Giới. Nhưng hai người này tiếng Anh (lúc đó?) lại yếu hơn cả lỗ mỗ. Thế nên mới có sự như trên Soi đưa tin. Không biết người bên nhà xuất bản Thế giới đánh giá trách nhiệm, và tính chuyên nghiệp của họ như thế nào, khi công nhận tính học thuật của đặc san VNUFA rất cao, tương đương với chuẩn quốc tế, trong khi chính tôi đã được một vị phu huynh kể lại là con vị đó, học rất giỏi tiếng Anh, du học bên Singapore về, từng làm trong nhóm cộng tác viên dịch thuật của NXB Thế giới cho cuốn VNUFA, (vì tính học thuật cao và nhiều từ chuyên môn của các bài viết) nên đã phải trao đổi, hỏi bố để tìm từ tiếng Việt tương đương. Quá khó đối với dịch giả khi tiếng Anh lại sõi hơn tiếng Việt mẹ đẻ. Bởi vì… cháu nó mới vừa hoàn tất bậc trung học bên Singapore, về Việt Nam và lúc làm dịch giả cho cuốn VNUFA học thuật cao thì chưa học đến cấp đại học nào. Choáng! Quá tắc trách và liều lĩnh về kiến thức ở một lối làm việc này. Việc này, tôi đã đề cập thẳng trong một cuộc họp, trước cả lãnh đạo và ban biên tập, năm nay VNUFA hình như lại có kế hoạch in bản tiếp theo. Hy vọng sẽ có những thay đổi đáng kể. Mong là nhiều người và Soi sẽ được tặng một cuốn.

Bìa số VNUFA đầu tiên

 

Hai ba năm gần đây, đặc san Nghiên cứu Mỹ thuật có tiến bộ về mặt trình bày, in ảnh thoải mái, giấy trắng tốt, miễn là đẹp, còn kinh phí thì bao cấp rồi. Trong hoàn cảnh ngành nghiên cứu khoa học xã hội ngày càng xuống cấp, nghiên cứu phê bình mỹ thuật ngày càng teo tóp về số lượng và mệt mỏi, so với mấy tờ tạp chí có liên quan đến mỹ thuật khác thì đặc san Nghiên cứu Mỹ thuật tồn tại có vẻ nổi trội hơn là điều dễ thấy. Nổi trội hơn là do các tạp chí khác chất lượng kém đi (vì phải tự lo kính phi, khủng hoảng nhân sự) chứ chưa hẳn là vì chất học thuật trong các bài viết được nâng cao. Ai có điều kiện đọc, theo dõi thường xuyên các số đặc san sẽ rõ hơn điều này. Cái chính, cái mấu chốt để đánh giá chất lượng của một cuốn sách, tạp chí, đặc san nghiên cứu phải là chất lượng học thuật, sự chân xác tin cậy về thông tin, kiến văn rộng, chắc chắn của những gì viết ra trong đó. Khen là đẹp, chất lượng cao ngày càng cao của đặc san mà chỉ loanh quanh ở trình bày và nhiều ảnh, giấy tốt thì có khác nào khen họa sĩ A có tác phẩm chất lượng rất cao ở khung tranh và bo giấy, còn phần vẽ – phần chính, thì… không bàn.

Trong thời buổi hiện nay, người viết về mỹ thuật đã ít, lại còn phân tâm với công việc thì những người có như cầu đọc nghiêm túc, kỹ lưỡng về nghiên cứu khoa học xã hội lại càng ít. Đặc biệt là chuyên ngành hẹp mỹ thuật. Do đó, chắc chắn các lời phát biểu có cánh của các vị đại biểu là hoàn toàn có thể thể tất cho họ, vì phát biểu theo lịch sự lối ngoại giao, phát biểu theo quán tính, chắc gì họ đã có thời gian để mà đọc hết các số đặc san được gửi đến tay họ. Nếu họ đọc và hiểu những gì viết trong đó, chắc chắc họ sẽ nói khác. Và lúc đó, biết đâu lại có ích hơn là thù tạc “cùng sướng”, góp ý cụ thể vào việc xây dựng nội dung cho tốt hơn.

Đúng là các số đặc san cách đây vài năm có bán vài chục số cho những bạn đọc quan tâm, nhưng gần đây không bán nữa. Chỉ biếu có lựa chọn, biếu không cho các cộng tác viên, cho thư viện, trường học. Đến được tay của những người thật sự có như cầu học tập, thích đọc, thích nghiên cứu, tìm hiểu mỹ thuật hay không lại là chuyện khác. Chỉ biết rằng nhiều thời gian, tiền của không nhỏ đã dành cho việc làm đặc san này. Vì danh sách gửi đi đến những ai thì không biết, chỉ biết rõ nhất là cả người từng làm ở Viện Mỹ thuật, cộng tác viên của Đặc san, làm phê bình mỹ thuật cũng không nhận được đặc san gửi biếu từ hai năm nay.

Khoa học là một quá trình và để trở nên một cái tên có uy tín về mặt học thuật cũng là một quá trình. Không thể áp dụng những chiêu tức PR, quảng cáo xanh đỏ, lập lòe của truyền thông thị trường để chòe thiên hạ trong công việc đòi hỏi sự nghiêm túc, trung thực, cẩn trọng của nghiên cứu khoa học, vì với thời gian cái gì có giá trị đích thực sẽ phơi bày, qua sàng lọc mà tồn tại. Chiếc áo không làm nên thầy tu.

Cũng lạ, cứ tưởng môi trường nghệ thuật phải là của những người ưa chuộng tự do, cá tính sáng tạo và sự thành thật, trung thực nhất chứ nhỉ?

 

*

Bài liên quan:

– 9g sáng 15. 3: Kỷ niệm 10 năm của một đặc san “du kích”
– Một đặc san quá “luxury” của trường mình, viện mình?
– Phía sau đặc san “luxury”: khi nào mới thôi “du kích”?

– Nói lại với nghiencuumythuat: Có nên ngậm miệng để nhìn sâu hại canh?

– Con Mot Sach gửi Phạm Quốc Trung: Chẳng lẽ chúng tôi bị điên cả sao?

– Gửi Con Mot Sach nhân cuộc chiến giữa cá nhân và tập thể

– Chỉ cần một trang web nhỏ thôi…

– Vài ý kiến vụn đóng góp cùng cộng đồng Soi

 

Ý kiến - Thảo luận

15:01 Monday,26.3.2012 Đăng bởi:  admin
@YAC: Mình không đùa ở đây đâu YAC ạ. Câu trả lời của bạn làm mình rất buồn, vì thái độ vô trách nhiệm và ích kỷ của những người nhân danh yêu nghệ thuật như bạn.
Đừng vì quá ham thắng thua trong một cuộc cãi nhau này mà quên mất điều quan trọng nhất: chúng ta đang sống ở một đất nước mà mỗi người dân tại thành phố, có điều kiện tiện nghi hơn, nên bi
...xem tiếp
15:01 Monday,26.3.2012 Đăng bởi:  admin
@YAC: Mình không đùa ở đây đâu YAC ạ. Câu trả lời của bạn làm mình rất buồn, vì thái độ vô trách nhiệm và ích kỷ của những người nhân danh yêu nghệ thuật như bạn.
Đừng vì quá ham thắng thua trong một cuộc cãi nhau này mà quên mất điều quan trọng nhất: chúng ta đang sống ở một đất nước mà mỗi người dân tại thành phố, có điều kiện tiện nghi hơn, nên biết nghĩ hơn đến những người ở thôn quê, thiếu tiện nghi, thua kém chúng ta đủ mọi bề.
Câu hỏi của mình về một người liệt bán thân ở Cà Mau muốn đọc một sản phẩm ở trung ương là có thật. Nếu bạn có về vùng sâu vùng xa, bạn mới biết thương các anh chị ở đó. Chúng ta ở đây, nếu có điều kiện, hãy làm cho họ bình đẳng hơn với chúng ta, ít nhất về mặt đối diện với thông tin.
Quan điểm của chúng ta khác nhau hoàn toàn. Soi đã đưa link facebook của bạn lên, và bạn nên trao đổi trên đó, hơn là vào Soi và mang thái độ người-thành-thị-chỉ-biết-có-mình vào đây. Thái độ ấy không phải là điều mà bọn Soi khuyến khích. 
14:53 Monday,26.3.2012 Đăng bởi:  YAC
He he, Tớ đã lường trước được sự việc rằng Soi sẽ không đăng trả lời của tớ.
Tớ đã nói là cực chẳng đã tớ mới phải trả lời những câu hỏi "Ngây thơ cụ" của Soi, vậy mà Soi cứ xoáy bắt tớ phải trả lời. Câu hỏi của Soi có vẻ để chỉ rằng, vùng sâu vùng xa thì sẽ không đọc được ĐS? Vậy sẽ có thể ngồi hay nằm cả ngày mà bấm bấm vào internet
...xem tiếp
14:53 Monday,26.3.2012 Đăng bởi:  YAC
He he, Tớ đã lường trước được sự việc rằng Soi sẽ không đăng trả lời của tớ.
Tớ đã nói là cực chẳng đã tớ mới phải trả lời những câu hỏi "Ngây thơ cụ" của Soi, vậy mà Soi cứ xoáy bắt tớ phải trả lời. Câu hỏi của Soi có vẻ để chỉ rằng, vùng sâu vùng xa thì sẽ không đọc được ĐS? Vậy sẽ có thể ngồi hay nằm cả ngày mà bấm bấm vào internet?. Chưa kể vùng sâu vùng xa hay mất điện Soi nhỉ, lúc đấy thì Xôi chấm gì không biết.
Nếu Soi có người thân có hoàn cảnh như Soi nói, có nhu cầu đọc ĐS, cứ bảo hỏi xin anh Quốc Trung ấy, chắc suất ĐS của anh ấy còn dôi dư nhiều. Thế tớ mới bảo, nếu bạn muốn tìm và đi tìm thì bạn sẽ thấy, Soi ạ.
P/s: Soi không đăng bài của tớ mà nói tớ chửi bới nên tớ đăng lại trên facebook, bạn nào quan tâm xin mời vào xem.
http://www.facebook.com/?sk=app_2309869772 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

10 bí quyết để trở thành
Họa sĩ Đói Dài

Kinh nghiệm của Lynn Basa – Lê Quảng Hàm st và dịch

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả