"vừa tránh vừa sờ voi"?" /> » “Hiện thực mù” là sản phẩm của “vừa tránh vừa sờ voi”?

Gẫm & Bình

“Hiện thực mù” là sản phẩm của
“vừa tránh vừa sờ voi”? 08. 10. 12 - 2:30 pm

Đinh Hải Bằng

Nghệ sĩ, sơn dầu trên canvas, 125 x 155cm, 2005

 

Tôi vốn thích những họa sĩ thế hệ trung trung, thời của những Đặng Xuân Hòa, Trần Lương, Hoàng Phượng Vỹ, Trương Tân, và Lê Quảng Hà. Ở họ, chất nổi loạn của những cậu bé đường phố vẫn còn, nhưng chất điềm đạm của những người đàn ông hiểu đời vẫn đủ nhiều để họ thành những “tạo vật” tài năng, cuốn hút, và đe dọa.

Giờ thì họ vẽ ít đi, có khi chẳng vẽ nữa, nhưng chẳng sao cả. Nghệ sĩ mà sáng tác đều năm này qua năm kia, chất lượng tốt không thay đổi, hoặc thậm chí tốt hơn, đến thế giới cũng chẳng có bao người. Năng lượng, tinh hoa phát ra ở mỗi con người cũng chỉ có hạn, như sự tươi tắn mỡ màng chỉ phát ra vài đợt trong đời một người phụ nữ, dù đó có là hoa hậu.

Đi xem triển lãm của bất kỳ ai trong những họa sĩ thế hệ trên, ta đều thấy thích. Như nghe lại những bản nhạc đầy sức sống, vui hay buồn của một thời. Tranh của các họa sĩ trên lúc nào cũng “chắc” và “mới”.

Cho nên đọc tin triển lãm của Lê Quảng Hà là tôi háo hức muốn đi ngay. Tiếc là triển lãm ở tận Sài Gòn.

Xem tranh thì đáng ra chỉ xem tranh thôi. Tuy nhiên, trong bài giới thiệu trên Soi, tôi đọc được đoạn sau Lê Quảng Hà viết:

“Quá trình làm việc của tôi là quá trình đi tìm câu trả lời và sự phản biện cho những câu hỏi tôi tự đặt ra cho những gì đang xảy ra quanh tôi. Và, trong khi đi tìm câu trả lời cho những băn khoăn đầy ngờ vực về ‘Hiện thực lãng mạn’ hay ‘Hiện thực trần trụi’, tôi thấy mình dường như đang tiệm cận đến một khái niệm nghệ thuật mới. Xin được tạm gọi là ‘Hiện thực mù’.”

Họa sĩ nếu không nói thì thôi. Nếu nói thì dĩ nhiên phải làm ta nghĩ, nhất là khi họa sĩ hé lộ một điều khiến ta tò mò: một khái niệm nghệ thuật mới.

Tôi rất thắc mắc, thế nào là “hiện thực mù?

Nếu hiểu theo một cách nôm na, “hiện thực lãng mạn” là nhìn hiện thực, phản ánh hiện thực qua con mắt lãng mạn, cái gì cũng chỉ đẹp, chỉ hồng, chỉ tình cảm…. “Hiện thực trần trụi” là nhìn hiện thực, phản ánh hiện thực qua con mắt trần trụi, thấy cái xấu, cái lạnh lùng, cái méo mó của nó.

Còn “hiện thực mù” thì sao? Là nhìn hiện thực bằng con mắt… mù? Là không thấy gì cả? Chỉ thấy mình trong mọi hoàn cảnh?

Vì sao Lê Quảng Hà lại chỉ để lửng lơ mỗi cái tên của “khái niệm nghệ thuật mới” đó – thứ mà anh coi như một chân trời lạ, anh đang “tiệm cận” nó? Làm thế cho báo nào đăng về triển lãm của anh cũng có cái giật gân để dẫn ra mà không có thêm một dòng nào giải thích? Đùa với người xem chăng?

*

Lê Quảng Hà vẽ nhiều về xã hội, từ cảnh lớn biểu tình, khủng bố, đến những dạng người đơn lẻ… Anh được nhiều người cho là có “cá tính mạnh”, dám “đối diện với những vấn đề gai góc của đời sống”. Dù thế nào, nhìn là bạn có thể nhận ra ra ngay tranh của Lê Quảng Hà, không lẫn vào đâu được. Đó là cái đáng quý.

Khủng bố – tranh Lê Quảng Hà

 

Máy, 2008 – tranh Lê Quảng Hà

 

Tranh Lê Quảng Hà, 2008

 

Về đẹp, xấu, có người chê tranh anh lạnh lùng, máy móc. Có người thì lại nhìn thấy bên dưới những hình thù cổ quái, dị dạng ấy là những “khao khát bình yên, khao khát yêu thương”

Đó là quyền của người xem, không có gì để cãi nhau ở đây. Chính Lê Quảng Hà, trong một bức thư ngỏ gửi họa sĩ Lê Thiết Cương, (nhân Lê Thiết Cương đi xem triển lãm “Máy” của anh Hà về và chê anh Hà vẽ máy móc, không đẹp…), cũng đã nói:

“Quan niệm đẹp, xấu mỗi thời cũng có thay đổi. Người Tài có khả năng làm thay đổi quan niệm về cái Đẹp. Họ sẽ thuyết phục người khác bằng chính tài năng, lòng trung thực và bằng lao động không mệt mỏi của họ chứ không thể bằng sự nói bừa, làm bừa.”

Lần này, Lê Quảng Hà có nói bừa không, khi anh đưa ra khái niệm “Hiện thực mù”, như một thứ hiện thực ngang hàng với “hiện thực lãng mạn” và “hiện thực trần trụi”?

Đó là gì thế anh Hà? Nếu quả thực Soi không đăng thiếu, nếu quả thực trong đầu anh có cái lý thuyết về thứ hiện thực ấy, nếu đó không phải là sản phẩm của một câu nói nhăng trong một cuộc nhậu giúp anh em cười ha hả…, thì mong anh hãy giải thích cặn kẽ hơn…, nhất là khi các tranh anh đăng lên lần này cũng toàn là tranh cũ, từ cách đây những 4, 5 năm, không có vẻ gì là sản phẩm của một quá trình khám phá, tiệm cận một lý thuyết mới, chân trời mới. Có vẻ như Lê Quảng Hà đang mặc cho mớ tranh cũ một thứ lý thuyết mới, một cái tên mới mà bản thân anh cũng mù mờ…

Liên minh, lacquer, 100 x 240cm, 2007, cũng là một tranh cũ

*

Mù là không thấy (mù bị động), hoặc không muốn nhìn, tự bưng lấy mắt cho khỏi thấy (mù chủ động)

Mù bị động thì không nói ở đây. Đó là một nạn thiệt thòi mà ta có làm gì cho những người chịu cái nạn ấy cũng là không đủ.

Mù chủ động có lẽ là loại mù mà Lê Quảng Hà muốn nói? Loại mù ấy, nếu đã quyết tâm mù, không muốn nhìn hiện thực (chướng tai gai mắt) thì còn nói đến cái hiện thực ấy làm gì? Tả nó làm gì? Có khác gì không dám nhìn thẳng vào con voi, rồi tả một cái đuôi voi, một cái chân voi, một cái vòi, rồi gọi đó là voi – một con voi hiện thực do chính ta quyết tránh nó thì ta cũng không xứng đáng nói về nó nữa…

Nhưng mọi suy đoán đều là sai. Phải đợi có câu trả lời của anh Lê Quảng Hà, nếu quả thực anh có chút khái niệm nào về câu trả lời ấy… Hy vọng vậy!

*

HIỆN THỰC MÙ
Triển lãm cá nhân của Lê Quảng Hà

Khai mạc: 18h00 thứ Tư 10. 10
Triển lãm: 10. 10 – 10. 11. 2012
Eight Gallery (Số 8 Phùng Khắc Khoan, phường Đa Kao, Quận 1, TP HCM)

 

*

Bài liên quan:

– Lê Quảng Hà phát hiện ra một loại hiện thực mới: HIỆN THỰC MÙ 
– “Hiện thực mù” là sản phẩm của “vừa tránh vừa sờ voi”? 
– “Đáp án” của Lê Quảng Hà về hiện thực mù

– Tìm ra hiện thực mù bằng chính phương pháp của con nghiện?
  
– Hiện thực Mù là một nghịch lý hiển nhiên trong môi trường cá biệt
  
– Nếu vậy thì tranh luận trên Soi là vô nghĩa, mọi art talk là vô nghĩa?
  
– Cãi không phải vì ghét tranh. Cãi vì ghét “nổ”.

 

 

Ý kiến - Thảo luận

11:07 Tuesday,9.10.2012 Đăng bởi:  Sương

Túm lại là anh Lê Quảng Hà lãi to nhé: chỉ cần đọc hết phần cmt của anh Đăng và anh Tùng xong là có thể hoàn tất lý thuyết "hiện thực mới mù" của mình, đổ lỗi cho "thằng đánh máy" nó đánh chậm quá, mãi hôm nay mới xong :-))))


...xem tiếp
11:07 Tuesday,9.10.2012 Đăng bởi:  Sương

Túm lại là anh Lê Quảng Hà lãi to nhé: chỉ cần đọc hết phần cmt của anh Đăng và anh Tùng xong là có thể hoàn tất lý thuyết "hiện thực mới mù" của mình, đổ lỗi cho "thằng đánh máy" nó đánh chậm quá, mãi hôm nay mới xong :-))))

 
11:04 Tuesday,9.10.2012 Đăng bởi:  Nguyễn Đình Đăng
Sương ơi,
Khi chúng ta thảo luận về một vấn đề, trước hết phải xuất phát từ định nghĩa, nếu không sẽ thành "ông nói gà bà nói vịt."
Định nghĩa "hiện thực mù" ở đây là của Robert Almeder, theo đó:
1) Tồn tại một thế giới bên ngoài chúng ta.
2) Một số niềm tin của chúng ta về
...xem tiếp
11:04 Tuesday,9.10.2012 Đăng bởi:  Nguyễn Đình Đăng
Sương ơi,
Khi chúng ta thảo luận về một vấn đề, trước hết phải xuất phát từ định nghĩa, nếu không sẽ thành "ông nói gà bà nói vịt."
Định nghĩa "hiện thực mù" ở đây là của Robert Almeder, theo đó:
1) Tồn tại một thế giới bên ngoài chúng ta.
2) Một số niềm tin của chúng ta về thế giới bên ngoài (bao gồm cả những niềm tin trên lý thuyết về các hiện thực mà ta không quan sát được trong một thởi điểm nào đó) phụ thuộc vào các sự kiện thực tế (facts).
3) Chúng ta không có cơ sở để nói, chọn ra, hay thiết lập bằng cách viện dẫn bất kỳ cái gì, rằng niềm tin nào (trong số các niềm tin của chúng ta hiện nay) mô tả đúng thế giới bên ngoài.
Hiện thực mù cho rằng kiến thức chẳng qua là những gì chúng ta đã hoàn toàn chứng minh được hoặc có cơ sớ để tin, nhưng kiến thức tự nó không cung cấp cho chúng ta bất cứ tiêu chuẩn nào để chỉ ra rằng cái nào trong số những điều chúng ta tin đúng là thế giới bên ngoài.
Theo quan điểm này thì một số khẳng định của chúng ta có thể mô tả thành công thế giới bên ngoài, nhưng nếu vì thế mà chúng ta coi những khẳng định đó là đúng thì sẽ là một nhầm lẫn nghiêm trọng.
 
 
  

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

U LÀNH TÍNH: Lại "thế này mà là nghệ thuật ư?"

Canvas - Ảnh dùng lại của Tịch Ru

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả