Gẫm & Bình

“Đáp án” của Lê Quảng Hà về hiện thực mù 11. 10. 12 - 8:16 pm

(Đây không phải là lời đáp cho câu hỏi đặt ra trong bài “Hiện thực mù” là sản phẩm của “vừa tránh vừa sờ voi?”, mà chỉ là nội dung mà họa sĩ Lê Quảng Hà gửi cho một thành viên của Soi.  Tuy nhiên vì có liên quan về nội dung nên Soi xin được đưa lên.)

Tượng “Người suy tưởng” của Lê Quảng Hà

HIỆN THỰC MÙ LÀ GÌ?

Với tôi, đơn giản đó là thứ hiện thực mà tôi không thể nhìn thấy, hoặc không thể biết về nó. Trong quá trình thể nghiệm tìm ra thứ hiện thực trong bóng tối ấy, tôi thử tự đặt mình vào vị trí của người mù, và đã tìm thấy khái niệm hiện thực mù bằng chính tư duy độc lập mang tính logic của chính mình. Đứng ngoài tất cả sự ve vãn của hiện thực lãng mạn hay sự gào thét cay nghiệt của hiện thực trần trụi, hiện thực mù không mơ màng giả dối và cũng không quá chi tiết, cụ thể thô thiển. Đó là hiện thực của tư duy và cảm nhận.

Nó giúp tôi nhận ra rằng: Ánh sáng ở trong tâm hồn và trí tuệ mỗi người là thứ ánh sáng mà không bóng tối nào có thể giam hãm. Hãy thắp sáng lên và bước qua bóng tối thay vì ngồi trong bóng tối, nguyền rủa nó hay sợ hãi nó.

Lê Quảng Hà

 

Tượng “Thần Vệ nữ” của Lê Quảng Hà

 

*

HIỆN THỰC MÙ
Triển lãm cá nhân của Lê Quảng Hà

Khai mạc: 18h00 thứ Tư 10. 10
Triển lãm: 10. 10 – 10. 11. 2012
Eight Gallery (Số 8 Phùng Khắc Khoan, phường Đa Kao, Quận 1, TP HCM)

 

*

Bài liên quan:

– Lê Quảng Hà phát hiện ra một loại hiện thực mới: HIỆN THỰC MÙ 
– “Hiện thực mù” là sản phẩm của “vừa tránh vừa sờ voi”? 
– “Đáp án” của Lê Quảng Hà về hiện thực mù

– Tìm ra hiện thực mù bằng chính phương pháp của con nghiện?
  
– Hiện thực Mù là một nghịch lý hiển nhiên trong môi trường cá biệt
  
– Nếu vậy thì tranh luận trên Soi là vô nghĩa, mọi art talk là vô nghĩa?
  
– Cãi không phải vì ghét tranh. Cãi vì ghét “nổ”.

 

 

Ý kiến - Thảo luận

0:00 Friday,12.10.2012 Đăng bởi:  Linh Cao

Anh Quảng Hà hình như đã bỏ qua hiện thực kể từ khi anh thành danh với các tranh Chợ tình khổ lớn, bắt đầu vẽ loạt chân dung Hôc máu mồm đã quá Biểu hiện, rồi khi anh mệt mỏi với rất nhiều súng ống dây rợ cá mâp phecmotuya thì xin thú thât rằng: anh luôn luôn chiếm một ch
...xem tiếp

0:00 Friday,12.10.2012 Đăng bởi:  Linh Cao

Anh Quảng Hà hình như đã bỏ qua hiện thực kể từ khi anh thành danh với các tranh Chợ tình khổ lớn, bắt đầu vẽ loạt chân dung Hôc máu mồm đã quá Biểu hiện, rồi khi anh mệt mỏi với rất nhiều súng ống dây rợ cá mâp phecmotuya thì xin thú thât rằng: anh luôn luôn chiếm một chỗ riêng trong nền hội hoạ đông đúc và yếu đuối này, tuy hiếm người muốn tung hô anh ngoài mấy trung tâm văn nghệ ngoai quốc và mấy em đương đại đang nhen nhóm mạnh bạo trong và ngoài nước ta!
Dùng đúng từ của Tây, thì anh ngập vào Tân cổ điển pha với rất nhiều ảnh hưởng của thần tượng Francis Bacon. Xem tranh anh, cần hoàn chỉnh một hình tượng siêu nhân kiểu Quang Ha trước, rồi mới nhâm nhi vẻ đẹp quá khích được chắt lọc rất tỉnh táo và hầm hố nhưng ướt đẫm trữ tình bọc trong khá nhiều đau đớn vì phải lên gân ! Anh lên gân trong mọi vấn đề, từ cơ mặt đến nhãn lực, từ dáng đi đến lối hành xử, cách vẽ và PR của anh vì thế cũng phải gây scandal mới tương xứng. Nhưng trên hết, anh dũng cảm và kiên trì đi mãi con đường của loài thú dữ đó, kiên quyết không thay đổi , mặc dù chịu nhiều áp lực và có thừa cơ hội để thoả hiệp nhận phần chiến thắng kiểu AQ mà rút lui khỏi võ đài nguy hiểm bậc nhất : cái Tôi hiếu thắng. Khi đã hiểu sẽ lại càng quý mến anh hơn. Vì đơn giản, đó là nghệ sỹ thứ thiệt, trong cơ địa có máu yêng hùng. Anh cần một sa mạc mới, không thể như cây xương rồng trong thị trấn nhỏ chật chội, trồng trong chậu cũng dở mà làm hàng rào thì quá phí hoài.
Hà Nội 12/10/2012
Linh Cao

 
23:51 Thursday,11.10.2012 Đăng bởi:  Nguyễn Đình Đăng
"...Đó là thứ hiện thực mà tôi không thể nhìn thấy, hoặc không thể biết về nó (...) Đó là hiện thực của tư duy và cảm nhận." (sic)
 
  Hiện thực này rất giống Hiện thực hiện đại (modern realism) do Ian Watt (1917 - 1999), giáo sư văn chương của Đại học Standford, ...xem tiếp
23:51 Thursday,11.10.2012 Đăng bởi:  Nguyễn Đình Đăng
"...Đó là thứ hiện thực mà tôi không thể nhìn thấy, hoặc không thể biết về nó (...) Đó là hiện thực của tư duy và cảm nhận." (sic)
 
  Hiện thực này rất giống Hiện thực hiện đại (modern realism) do Ian Watt (1917 - 1999), giáo sư văn chương của Đại học Standford, đề xuất vào năm 1957. Ian Watt định nghĩa hiện thực hiện đại như sau:
  Hiện thực hiện đại xuất phát từ quan điểm rằng chân lý có thể được phát hiện bởi từng cá nhân qua cảm nhận và đặc biệt là các trải nghiệm của mình.
  Theo hiện thực hiện đại, các trải nghiệm cá nhân thế chỗ truyền thống tập thể trong việc phán xét hiện thực. Tính độc đáo (originality) được xem như giá trị quan trọng nhất, đưa đến sự loại bỏ các tiêu chuẩn và ước lệ cũ. "Chân lý đối với trải nghiệm của cá nhân" là tiêu chuẩn số 1 của hiện thực hiện đại.
  Hiện thực hiện đại từ bỏ tính phổ quát (universality). Cốt truyện, tình tiết, v.v. được tạo dựng bởi những cá nhân riêng rẽ trong những tình huống riêng rẽ, chứ không phải bằng những khuôn mẫu tổng quát theo các thông lệ của văn chương, nghệ thuật, hay xã hội. 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả