|
|
|
|||||||||||||
Gẫm & BìnhTìm ra hiện thực mù bằng chính phương pháp của con nghiện? 12. 10. 12 - 11:50 amĐinh Hải Bằng
Một ngày kia, họa sĩ Lê Quảng Hà lờ mờ đoán, hình như ngoài những thứ lồ lộ mình thấy bằng mắt, có một thứ hiện thực mà mình không thể nhìn thấy, cũng không thể biết về nó. Anh gọi là hiện thực mù. Làm sao để “nhìn” ra nó? Lê Quảng Hà thử bắt chước người mù: không thấy thì suy luận, tưởng tượng. Sau khi áp dụng phương pháp “giả mù”, Lê Quảng Hà đã “nhìn” ra hiện thực mù ấy. Anh thấy nó không mơ màng giả dối (như hiện thực lãng mạn), cũng không quá chi tiết, cụ thể và thô thiển (như hiện thực trần trụi). “Đó là một thứ hiện thực của tư duy và cảm nhận,” anh kết luận. * Theo từ điển mở, hiện thực hiểu theo nghĩa triết học là những thứ đang tồn tại, hơn là những thứ sẽ tồn tại, hay do tưởng tượng. Nhưng Wiki nói, trong định nghĩa rộng hơn, hiện thực bao gồm cả những thứ đã tồn tại, đang tồn tại, sẽ tồn tại, có thể quan sát được (hoặc không), có thể hiểu được (hoặc không). Thí dụ: tôi vào nghĩa trang lúc chính ngọ, thấy rợn cả người và cảm giác có ma. Hiện thực ma ấy là một thứ hiện thực mà tôi không thấy được, tôi không hiểu được, nhưng tôi cảm giác là có tồn tại. Lê Quảng Hà cũng có thể cảm giác có một thứ hiện thực “ma” kia, anh không thấy, không thể biết. Sau đó anh vận dụng trí tưởng tượng, suy đoán, và ra một thế giới của riêng anh. Tóm lại, đó là một sản phẩm tưởng tượng của Lê Quảng Hà, không thể gọi là một hiện thực. Không có cái gì “thực” ở đây để anh Hà gọi đó là “hiện thực”. Cũng như một người bị hoang tưởng, “thấy” rất rõ có người đi theo đòi cắt cổ mình suốt ngày. Cảnh tượng đó có thể rất “thực” đối với trí não anh ta, nhưng đó không phải là hiện thực, vì đó là sản phẩm của ảo giác. Ở ngoài đời, không ai đòi cắt cổ anh ta cả. Dĩ nhiên, hiện thực thì luôn có đó: cây đó, mây trời đó, con người đó, sự vật đó, nhưng qua lăng kính, bề dày trải nghiệm của mỗi người thì hiện thực hiện ra mỗi khác. Nguyễn Du chẳng từng có câu “Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ” sao! Nên việc anh Lê Quảng Hà khẳng định nhìn ra một thứ hiện thực “bằng chính tư duy độc lập mang tính logic của chính mình”, vừa chẳng có gì mới, có phần hơi “đương nhiên” đến mức ngớ ngẩn, vừa làm tôi hơi ngờ là một lời bao biện: “Tự tôi nghĩ ra đấy nhé, không phải sau khi đọc các cmt của Nguyễn Đình Đăng và Phó Đức Tùng đâu!” (Xin xem ở cuối bài “hiện thực mù tránh voi sờ voi…) Bởi vì sao: vì trong catalogue của triển lãm, theo bạn tôi cho biết, cũng không hề có phần định nghĩa thêm vào mà Soi mới đưa lên. Nó hoàn toàn là một thứ “sinh sau đẻ muộn”, nghe đồn là mới được in trên những tờ giấy A4 một cách thiếu chăm chút. Nếu có định nghĩa này ngay từ đầu, Lê Quảng Hà đã cho in trong catalogue rồi chứ, hoặc đưa luôn cho Soi ngay khi có bài của tôi chứ, việc gì mãi bây giờ mới gửi cho thành viên của Soi? Cho nên rất hợp lý khi thấy sản phẩm “đối phó” này vừa lộ cộ, vừa buồn cười. Cứ áp dụng quy trình tìm hiện thực như anh Hà thì mọi ảo giác của bọn nghiện đều có thể là “hiện thực” cả sao? Cũng là một thứ không thấy, không nghe, không biết nhé, rồi dùng phương pháp nào đó để thuần tư duy và cảm nhận mà “thấy” được nó, lại còn thấy nó lung linh hơn bình thường! Lê Quảng Hà vẽ rất đẹp. Đặc biệt là sơn mài của anh có một tính chất rất hay là không lộ vẻ bóng bảy mỹ nghệ của sơn mài mà vẫn có sự mềm lụa của sơn mài. Loạt tranh sơn dầu của anh vẽ những người nữ trọc đầu, đi dép lốp, có khi đang ca hát (làm liên tưởng ca sĩ Linh Dung) thì ít đẹp hơn, vì nó cho thấy rõ anh đang tạo nghĩa, rồi tạo hình mới là cái đi theo sau. Và có lẽ vì đang trong giai đoạn “tạo nghĩa” của đời nghệ sĩ mà Lê Quảng Hà đã phải tìm một cái tên, một khái niệm, một lý thuyết, để tranh mình có một tầm mới, ít nhất là thoát khỏi tầm “giống Tàu”, để những méo mó về hình dạng người trong tranh có ý nghĩa hơn, không phải là một sự cố tình để khác anh em. Trong nỗ lực dùng chữ đỡ tranh ấy, Lê Quảng Hà đã dùng sai. Nhưng theo chủ trương hiện thực hồng hào, tôi thấy giữa việc một người dùng chữ sai với một người không bao giờ dùng chữ thì dùng chữ sai vẫn tốt hơn. Ít nhất là anh ta cũng còn đọc và đắm chìm trong chữ, (hơn là trong rượu chẳng hạn). * HIỆN THỰC MÙ Khai mạc: 18h00 thứ Tư 10. 10
* Bài liên quan: – Lê Quảng Hà phát hiện ra một loại hiện thực mới: HIỆN THỰC MÙ
Ý kiến - Thảo luận
10:55
Friday,2.11.2012
Đăng bởi:
anvile
10:55
Friday,2.11.2012
Đăng bởi:
anvile
Có những triển lãm mà điều thú vị là đối thoại với tác giả hoặc độc giả luận chiến với nhau.
7:10
Thursday,18.10.2012
Đăng bởi:
hung
Tôi không hiểu tại sao anh Lê Quảng Hà không vào cuộc cho câu chuyện? với cách hành sử của anh thì sự im lặng của anh ở nhiều góc độ đều chứng minh sự kém cỏi của anh! ừ thì anh khinh cái lũ ngu dốt kia và dùng chiến thuật im lặng một cách rất cao đạo? nhưng nếu khinh thì tại sao kh
7:10
Thursday,18.10.2012
Đăng bởi:
hung
Tôi không hiểu tại sao anh Lê Quảng Hà không vào cuộc cho câu chuyện? với cách hành sử của anh thì sự im lặng của anh ở nhiều góc độ đều chứng minh sự kém cỏi của anh! ừ thì anh khinh cái lũ ngu dốt kia và dùng chiến thuật im lặng một cách rất cao đạo? nhưng nếu khinh thì tại sao khinh? nếu họ nói sai thì sai ở chỗ nào? sự im lặng của anh nó chỉ chứng minh sự ngụy biện về cái khả năng hiểu biết về những vấn đề của mình nói tù mù và kém cỏi mà thôi! Bài đã đăng
» Xem tiếp... |
|||||||||||||||
|
...xem tiếp