Kiến trúc

Nhân chuyện cãi nhau quanh cái ống thoát phân 07. 08. 13 - 1:08 pm

Phó Đức Tùng

SOI: Trong phần thảo luận của bài “Phương án của Hồ Thu Ba cho nhà 79m“, mọi người có bàn nhiều về giải pháp cho nhà vệ sinh mới. Bạn nào quan tâm về kỹ thuật rất nên vào đọc phần thảo luận ấy. Dưới đây là ý kiến của kiến trúc sư Phó Đức Tùng sau những tranh luận trên. Soi hoàn toàn đồng ý với anh Phó Đức Tùng: chúng ta không nên quá căng thẳng, mất cả vui, cứ bình tĩnh mà nêu ý kiến, không cần hạ thấp, khích bác người khác.

tranh-cai

Tôi thực sự thấy buồn là tại sao một số bạn lại khăng khăng muốn chứng tỏ tay nghề, trình độ kiến trúc sư bằng đường kính hay độ dốc của ống thoát phân và cho rằng nếu ai biết được ống thoát phân chỉ có thể là 114 và i = 1% thì mới đáng mặt kiến trúc sư?

Thứ nhất là chuyện ống 114 hay 90 cũng chẳng ảnh hưởng gì nghiêm trọng đến chuyện có nâng sàn hay không, vì đã muốn hay không muốn nâng sàn thì ống to thêm 24 mm cũng chẳng phải vấn đề. Tương tự là độ dốc tối thiểu có thể là 1-2%, nhưng chẳng ai bắt các bạn phải làm tối thiểu cả, và dù là 2% hay 10% thì cũng không phải điều quyết định cho việc có thể nâng sàn hay không.

Thứ hai là giữa chuyện đầu lắp vào bồn cầu phải là ống 114 và đường kính ống thoát phân chạy tiếp không hề liên quan. Bạn có thể giữ nguyên ống 114, nhưng cũng có thể đấu vào ống to hơn, hay đấu vào ống 90 mà chẳng hề có vấn đề gì.

Thứ ba là cho dù quả thực có sự nhầm lẫn về kích thước ống đi chăng nữa thì điều đó cũng chẳng liên quan nhiều tới năng lực kiến trúc sư. Về nguyên tắc, đó là chuyên môn của kỹ sư điện nước hoặc thợ lắp nước. Một kiến trúc sư bình thường chẳng cần phải biết hết những loại kích thước, dạng cút ống nước làm gì cả. Bản thiết kế kiến trúc chỉ có vấn đề khi không thể có giải pháp kỹ thuật nào cho phép thực hiện nó.

Ngoài ra, những chuyện toillet có bậc hay không, khô hay ướt, động hay tĩnh, bếp ở trong hay ngoài v.v. chẳng có gì là chân lý cả. Các bạn có thể cho là thế này là tốt hơn, thế kia là tốt hơn, nhưng thực sự là trên đời thì kiểu gì cũng từng có, mà được xử lý một cách hợp lý, chí ít là với nhu cầu của người sử dụng cụ thể. Vì vậy, các bạn có thể cmt, có thể nói lên ý mình, nhưng đừng nghĩ rằng một khi các bạn đã nói thì đó là chân lý, đó là lời cuối cùng về chuyên môn, và bất kỳ ai không nghe theo các bạn thì một là ngu dốt, hai là bảo thủ không chịu học hỏi.

Cuối cùng, khi mà bạn Kiều Thanh muốn nhờ các bạn góp ý sửa căn hộ này, tức là bởi vì bạn ấy thấy có điều không ổn. Tất nhiên, đây là chuyện cho vui trên diễn đàn, gọi là để thể dục đầu óc một chút, chứ không phải là hợp đồng trả tiền, nên các bạn có bỏ công làm hay không là tùy. Nhưng giả sử là một hợp đồng thực tế thì đề bài đã rõ, nhiệm vụ của bạn là cải tạo, chứ không phải là để nguyên. Những giải pháp cải tạo có thể chưa hay, chưa tối ưu, thì ta có thể nghĩ cách khác, nếu kiến trúc sư này không đưa được giải pháp thì người ta sẽ tìm kiến trúc sư khác. còn nếu nói là tôi cũng ở căn hộ y như vậy mà thấy rất hợp lý rồi, và nếu không nghĩ ra cái gì hơn cái cũ thì đừng xuất trình ngu ý thì là lạc đề. Bởi lẽ hay hơn hay không là ở nhu cầu từng người. Rất có thể phương án này không hay hơn đối với bạn nhưng lại là giải pháp phù hợp với chủ nhà.

cai-nhau

 *

Bài liên quan:

– Cải tạo căn hộ 79 mét vuông này thế nào?   
– Giải pháp cho nhà 79m: chuyển nhà bếp vào trong   
– Một số góp ý cho căn hộ 79m của Kiều Thanh        
– Phương án của Hồ Thu Ba cho nhà 79m      
– Căn hộ 79m cũ đã rất hợp lý, chỉ cần kê lại đồ đạc   
– Phương án của Art C cho căn hộ 79m

Ý kiến - Thảo luận

12:16 Friday,9.8.2013 Đăng bởi:  madam
Em không chuyên môn về kiến trúc hay xây dựng nhưng em có cảm giác mọi người đang bắt bẻ anh Tùng theo hướng câu chữ, ép những phần lý giải của anh ấy thành ý "coi nhẹ thực tiễn", điều mà theo cá nhân em hoàn toàn không thấy trong các comment phản hồi hay bài viết của anh ấy
...xem tiếp
12:16 Friday,9.8.2013 Đăng bởi:  madam
Em không chuyên môn về kiến trúc hay xây dựng nhưng em có cảm giác mọi người đang bắt bẻ anh Tùng theo hướng câu chữ, ép những phần lý giải của anh ấy thành ý "coi nhẹ thực tiễn", điều mà theo cá nhân em hoàn toàn không thấy trong các comment phản hồi hay bài viết của anh ấy. Theo quan sát của em và khá nhiều sách em đã đọc, bất kể là lĩnh vực gì thì cũng sẽ có hai kiểu "chuyên gia". 1 là những người sử dụng kiến thức thực tế để đưa ra ý kiến, tư vấn, bình luận. 2 là những người đã nghiên cứu, tìm hiểu sâu vấn đề và tổng hợp thành quy luật ( cái này rất quan trọng) thông qua kinh nghiệm và trải nghiệm của người khác. Theo em thì đóng góp của cả hai kiểu chuyên gia này đều có giá trị và được số đông thừa nhận. Em cứ lấy ví dụ thực tế là rất nhiều cuốn sách, các công trình nghiên cứu của một số tác giả, chuyên gia, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh doanh, quản lý...đều được người ta thừa nhận, tin và mua, hoặc còn được đưa vào làm sách giáo khoa . Trong số những người đó, chưa chắc họ đã nắm giữ những vị trí quản lý hoặc tham gia kinh doanh trong thực tế. Nói cái này có vẻ hơi ngoài lề những em đang đề cập đến khía cạnh "có thẩm quyền và đủ năng lực" trong các cuộc tranh luận trên Soi, trong đó có cuộc tranh luận này. Tất nhiên có thể kiến trúc là lĩnh vực cần coi trọng cả hai yếu tố này vì nó liên quan đến sự an toàn và các giải pháp khả thi có thể kiểm chứng và cần được thay đổi trước khi hoàn thiện hơn những lĩnh vực khác. 
20:25 Thursday,8.8.2013 Đăng bởi:  phó đức tùng
bạn tnxp
nếu bạn nghĩ rằng phát kiến về bản chất thiếu hiểu biết là của tôi thì oai cho tôi quá, mà nói bá đạo lại càng sai. Phát kiến đó là một câu nói thuộc loại nổi tiếng nhất của nhân loại, do một bộ óc được coi là thông tuệ nhất của loài người nói ra v&agr
...xem tiếp
20:25 Thursday,8.8.2013 Đăng bởi:  phó đức tùng
bạn tnxp
nếu bạn nghĩ rằng phát kiến về bản chất thiếu hiểu biết là của tôi thì oai cho tôi quá, mà nói bá đạo lại càng sai. Phát kiến đó là một câu nói thuộc loại nổi tiếng nhất của nhân loại, do một bộ óc được coi là thông tuệ nhất của loài người nói ra và chính bởi nó mà được coi là thông tuệ- socrates. 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả