|
|
|
|||||||||||||
Kiến trúcAndrea Palladio: bệ cao, lắm cột, đối xứng 05. 12. 13 - 7:01 amPhạm Phong tổng hợp và dịchTrong tuần qua có sinh nhật của một kiến trúc sư hàng “ông tổ”: Andrea Palladio (30. 11. 1508), một kiến trúc sư lỗi lạc của Ý, với các tòa biệt thự nổi tiếng ở thành Venice, mang nhiều ảnh hưởng của kiến trúc Hy Lạp và La Mã. Ngày nay, người ta coi Palladio là cá nhân có ảnh hưởng nhất trong lịch sử kiến trúc Tây Âu. Các công trình nổi tiếng của ông đều tọa lạc tại thành Venice, nhưng các bài giảng của ông, tập hợp lại trong “The Four Books of Architecture”, đã khiến cho ảnh hưởng của ông lan xa ra khỏi thành. Nói về Palladio là phải nhắc qua đặc điểm của thời Hậu kỳ Phục hưng. Xin dùng thông tin trên trang kientrucsaigon để các bạn rõ hơn: Từ nửa sau thế kỷ XVI trở đi, các hoạt động kiến trúc ở Italia lúc bấy giờ chuyển về Venice, một thành phố thương nghiệp sầm uất, một ” bảo tàng lớn” của nghệ thuật Phục hưng Hậu kỳ Ý. Khác giai đoạn Phục hưng Tiền kỳ và Thịnh kỳ với các công trình kiến trúc thường được áp dụng các yếu tố kiến trúc cổ điển theo đúng nguyên mẫu chuẩn mực, ở giai đoạn Hậu kỳ, các kiến trúc sư lại đưa vào công trình những yếu tố cổ điển nhưng đã có nhiều biến đổi theo phong cách riêng, không theo kiểu truyền thống thường thấy như ở các giai đoạn trước. Vì vậy phong cách kiến trúc Phục hưng giai đoạn Hậu kỳ còn được gọi là Mannerism (chủ nghĩa Thủ pháp riêng). Thời kỳ này, không có nhiều kiến trúc sư hay đốc công, thợ cả nghiên cứu kỹ càng về kiến trúc truyền thống; một số khác chỉ căn cứ vào sách vở nên những hiểu biết về các hình thức kiến trúc cổ điển không được toàn diện, không cơ bản. Đến khi họ sứ dụng những người thợ làm việc thì những người này lại thêm thắt các ý tưởng cá nhân vào; xu hướng tự thêm thắt vào kiến trúc phong cách Phục hưng những chi tiết kiến trúc Gothic cũng là một phần của chủ nghĩa Thủ pháp riêng. Đặc điểm của kiến trúc thời kỳ này là quy mô nhỏ, xây dựng nhà ở là chính, với hình thức rất kiểu cách. Kiến trúc sư có thể nói là lỗi lạc nhất của chủ nghĩa Thủ pháp riêng Italia bấy giờ là Andrea Palladio (1508-1580). Tiêu biểu cho kiến trúc Phục hưng Hậu kỳ chính là các công trình theo phong cách Palladio. Từ ông mà người ta có thuật ngữ Palladian trong kiến trúc. Kiến trúc Palladian thường có các đặc điểm nổi bật là:
3. Biệt thự thường được xây dựng trên một bệ lớn, phía trước có những bậc thang dẫn lên, mục đích nhấn mạnh sự bề thế cho công trình
4. Có những cột rất đồ sộ đặt ở hai bên, giữa hai cột to đó có hai cột nhỏ hơn liền với lối vào nhằm lấy lại tỷ xích thích hợp. Nói thêm về công trình Redentore: kết thúc một trận dịch chết người vào hè năm 1576, Palladio nhận được đơn đặt hàng làm một nhà thờ ở Venice, do tổng trấn đã thề nếu hết dịch thì làm nhà thờ tạ ơn Chúa đã che chở. Palladio đã thiết kế cho Redentore một mặt tiền đặc biệt: dựng trên bệ cao, phía trước có bậc thang rộng, thích hợp để tiến hành các buổi lễ trọng hàng năm. Toàn bộ mặt tiền là một sự sắp xếp tinh tế những trụ bổ tường, những hình tam giác lồng vào nhau, và những cột to nhỏ đính liền. Thực ra đây là một mặt tiền kép: một mặt tiền hẹp và cao cho phần trung tâm, với những trụ bổ tường (cột lớn) hai bên, đính sát là hai cột nhỏ để nhấn mạnh lối vào; và một mặt tiền rộng, thấp hơn, lùi ra sau. Tất cả cho một cảm giác về sự giản dị đầy nghiêm trang. Nhưng công trình đầu tiên mang lại cho Palladio tiếng tăm lừng lẫy chính là việc tôn tạo tòa thị chính Basilica, ở Vicenza. Với cấu trúc gốc kiểu Trung cổ, được xây hồi 1444, Palladio thêm vào khối hành lang đôi nổi tiếng, vừa nâng được cả tòa nhà đổ, vừa thay đổi hoàn toàn vẻ ngoài của tòa nhà. Chính nơi đây, lần đầu tiên, Palladio dùng cái mà ngày nay ta gọi là “Palladian motif”: một vòm trung tâm cao, cặp bên hông là hai ô trống chữ nhật nhỏ hơn, thấp hơn.
Từ thế kỷ 17, phong cách của Palladio lan mạnh ở châu Âu. Thành phố Greenwich của Anh chẳng hạn, có vô vàn tòa nhà kiểu Palladio. Nhưng tác phẩm bắt chước đầu tiên và giống nhất phong cách của Palladio chính là lâu đài Mereworth ở Kent, Anh, của kiến trúc sư Colen Campbell, khởi công năm 1722. Ông chỉ việc làm thêm cái vòm cho cao lên.
Ý kiến - Thảo luận
23:18
Thursday,5.12.2013
Đăng bởi:
trần quang lu
23:18
Thursday,5.12.2013
Đăng bởi:
trần quang lu
Kiến trúc của anh này thực ra là copy lại hình ảnh của đền đài Hi Lạp cổ thôi mà. Anh ý scale mấy cái mẫu đền Hi Lạp nhỏ lại cho phù hợp với kích cỡ biệt thự của bọn trọc phú Italia, rồi thay vì không gian thờ cúng tế lễ của đền thì anh ý nhét vào ko gian ăn ngủ của con người, thế là thành phong cách Palladian gì đó, dễ nhờ. Mà không chỉ có kiến trúc, các môn nghệ thuật khác cũng sao chép lại thời Hi Lạp cổ đại hết. Phục hưng thực ra là phục dựng lại thời kỳ huy hoàng của Hi Lạp cổ.
16:16
Thursday,5.12.2013
Đăng bởi:
candid
"Không chỉ ở châu Âu, dấu ấn của Andrea Palladio còn xuất hiện rất rõ nét ở miền nam nước Mỹ, nơi các điền chủ giàu có nhờ khai thác miền đất mới và sức lao động của nô lệ, những dấu tích lộng lẫy của chúng hiện vẫn còn khá nhiều."
Đọc đoạn này của bác Toàn lại nh ...xem tiếp
16:16
Thursday,5.12.2013
Đăng bởi:
candid
"Không chỉ ở châu Âu, dấu ấn của Andrea Palladio còn xuất hiện rất rõ nét ở miền nam nước Mỹ, nơi các điền chủ giàu có nhờ khai thác miền đất mới và sức lao động của nô lệ, những dấu tích lộng lẫy của chúng hiện vẫn còn khá nhiều."
Đọc đoạn này của bác Toàn lại nhớ đến anh Roark trong Suối nguồn nói về kiến trúc.
Bài đã đăng
» Xem tiếp... |
|||||||||||||||
|
Kiến trúc của anh này thực ra là copy lại hình ảnh của đền đài Hi Lạp cổ thôi mà. Anh ý scale mấy cái mẫu đền Hi Lạp nhỏ lại cho phù hợp với kích cỡ biệt thự của bọn trọc phú Italia, rồi thay vì không gian thờ cúng tế lễ của đền thì anh ý nhét vào ko gian ăn ngủ của con người, thế là thành phong cách Palladian gì đó, dễ nhờ. Mà không chỉ có kiế
...xem tiếp