Nghệ sĩ thế giới

“Mộng sang giàu”: Yinka Shonibare làm gì với cảnh vô gia cư ở Hong Kong? 30. 12. 13 - 7:09 am

Hoàng Lan dịch

Triển lãm “Mộng sang giàu” của Yinka Shonibare tại gallery Pearl Lam ở Hong Kong

Nghệ sĩ người Anh chuyên-nói-cầu-kỳ gốc Nigeria Yinka Shonibare vừa trình làng một triển lãm mới, lấy cảm hứng từ lịch sử Hong Kong thời thuộc địa, và tình cảnh người vô gia cư ở đây.

Với tên “Mộng sang giàu” (Dreaming Rich), triển lãm gồm một tác phẩm điêu khắc lớn, các tác phẩm trên giấy, và một tác phẩm sắp đặt tranh đồ chơi của Shonibare; tất cả bày tại Gallery Pearl Lam ở Hong Kong cho đến 9. 1. 2013.

Pearl Lam – bà chủ của Pearl Lam Gallery

Yinka Shonibare tiếp tục hướng đi cũ là khám phá chủ nghĩa hậu thuộc địa và văn hóa (chuộng) tiện nghi, nhưng lần này anh lấy ý tưởng từ lịch sử độc đáo thời thuộc địa của thành phố Hong Kong.

Tác phẩm tâm điểm của triển lãm là “Cake Man” – bức điêu khắc to bằng kích thước thật, tạc một nhà quý tộc mặc bộ đồ cầu kỳ kiểu thời Victoria (thế kỷ 19-20), may bằng chất liệu vải batik, vốn là chất liệu đặc trưng của Shonibare. Một chiếc bánh kem nhìn rất hoành tráng, cao như cái tháp, chất chênh vênh trên lưng người đàn ông đang cúi gập, ám chỉ nỗi khổ cực của tầng lớp lao động – cũng là nguồn lực sản sinh ra khối lượng của cải đồ sộ. Bức tượng không có đầu người, thay vào đó là một quả cầu tròn, ở trên có ghi các dữ liệu về tài chính, qua đó truyền tải thông điệp về sự quá tải số lượng những nhà tài chính vô danh – đặc biệt là những kẻ có trách nhiệm trong cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008.

“Cake Man”

Năm tác phẩm cắt dán cỡ lớn cũng có mặt trong triển lãm. Đội nghiên cứu của Shonibare đã phỏng vấn kỹ những người vô gia cư ở Hong Kong để sáng tác nên tác phẩm này, với câu hỏi “Bạn sẽ làm gì nếu như có nhiều tiền hơn?”. Sau đó tác giả viết lời đáp lên trên những mẩu báo cắt ra từ tờ Financial Times, trên hoa vải batik, trên trang bìa của những tạp chí về đồ xa xỉ phẩm, trên lá vàng, và trên hình chụp các tòa nhà chọc trời ở Hong Kong; tác phẩm cắt dán này tạo ra cảnh tượng hai thế giới giàu có và nghèo khổ đứng cận kề nhau đầy chua cay.

Chi tiết tác phẩm cắt dán với câu hỏi và câu trả lời

Tác phẩm sắp đặt trên tường “Tranh đồ chơi Hong Kong” (Hong Kong Toy Painting) có chiều ngang 6 mét, gồm 27 canvas tròn, xung quanh viền của mỗi canvas có ghim nhiều món đồ chơi thu thập từ thành phố cảng này. Tác phẩm phơi bày chủ nghĩa sùng bái vật chất của xã hội đương đại dưới phong cách đặc trưng, phong phú, và đầy màu sắc của Shonibare.

Yinka Shonibare, “Tranh đồ chơi Hong Kong”

 “Mộng sang giàu”, triển lãm riêng đầu tiên của Yinka Shonibare tại Hong Kong, hiện diễn ra tại gallery Pearl Lam đến 9. 1. 2014.

Ý kiến - Thảo luận

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả