|
|
|
|||||||||||||
Bàn luậnNói lại với Mỹ Ngọc 23. 09. 10 - 12:14 pmNgười xem Hà Nội(SOI: Sau bài viết Thầy cô hẳn phải xấu hổ vì bạn lắm của Nguyễn Mỹ Ngọc, Người xem Hà Nội – tác giả bài Từ huyền tích – sự thất vọng hiển nhiên đã có bài trả lời sau.) Mỹ Ngọc thân mến, Tôi đã đọc kĩ comment của bạn. Tôi thấy bạn khá mất công sức vào cái comment này. Không trả lời một cách nghiêm túc thì ắt là có lỗi. Nhưng trả lời rồi dẫn đến sự đôi co những câu chữ được viết ra trong lúc nóng giận thì cũng chút e ngại. Vả lại đọc thì biết, bạn là người nghĩ đến đâu là viết ra luôn. Điều này có thể làm cho bạn hả giận lúc đó, nhưng chưa nhìn thấy một vấn đề: là chữ nghĩa nhiều khi nên đứng độc lập với thời điểm mà nó được viết ra, nên có một khoảng cách với người viết ra nó cùng những ý định mà người ấy đang sôi sục muốn nó chuyền tải. Lắm lúc lợi bất cập hại. Điều này tôi thực sự thông cảm và không hề có ý phật lòng vì những câu bạn mắng tôi mà ai đó nói là do bạn lỡ lời. Vả lại ngôn ngữ Internet cũng có cái đặc thù riêng của nó, nó có thể bớt cay đắng, chua chát hơn trên những văn bản truyền thống… Thế nhưng để khỏi xa vào cuộc cãi vã dông dài và ngày càng đi xa trọng tâm của một một vấn đề nhỏ nhân những nhận xét khi đi xem triển lãm Từ Huyền tích…, tôi cũng thử làm một cuộc phân tích nho nhỏ trên ý kiến comment của bạn để cùng nhau rút ra một số kinh nghiệm, để những cuộc tranh luận như thế này thực sự bổ ích. Tôi cũng sẽ có thêm những cái nhìn khác nữa và bạn cũng vậy. Đành rằng bảo vệ ý kiến của mình là điều ai cũng có, nhưng bảo vệ thế nào và cho điều gì thì lại là một việc cao hơn. Thử phân tích ý thứ nhất của bạn: về tên gọi và lời giới thiệu của triển lãm Bạn cũng nhận thấy những lời giới thiệu ấy, cái tên ấy quả thực quá to tát. Nhưng bạn nói đó là thiếu sót của người viết. Sự đổ lỗi này theo tôi là không nên. Bạn đã là người biết ơn thì cũng nên biết ơn người viết ra lời giới thiệu và đặt cái tên cho triển lãm, nếu như người ấy độc lập với người tổ chức triển lãm. Bây giờ có người chê thì lại đổ lỗi, thế có giống với trào lưu đổ lỗi cho cậu đánh máy đang nổi lên ở nước ta không? Việc bạn cho rằng, hành động cười cái sự khôi hài của tên triển lãm không xứng với ruột triển lãm là một hành động “chụp mũ toàn bộ tác giả”, làm tôi hơi ngạc nhiên. Nhưng không sao, cách nói của bạn là một trong những phương pháp để lôi kéo số đông các tác giả đứng về phía mình. Kiểu như: “Các thầy ơi, có đứa kia dám láo với tất cả các thầy kìa.” Tôi cho đó là một sai lầm nghiêm trọng. Vô hình chung bạn đã đánh giá thấp những người mà bạn đang tự gán cho mình một “nghĩa vụ” bảo vệ. Tôi không biết có ai nhờ bạn làm việc này không, như một phát ngôn viên. Nhưng tôi nghĩ cũng có những người không cần bạn phải làm thế đâu. Họ thừa biết tôi không phê phán toàn bộ sự nghiệp tác giả cũng như nhân cách của họ. Tôi chỉ nhận xét từng bức tranh tôi xem trong một triển lãm cụ thể. Và bức nào tôi không thích, thì tôi nói vì sao. Bức nào tôi thấy thích, tôi cũng nói vì sao… Và vì sao tôi viết ra ư? Vì tôi muốn mọi người đến xem, và tôi không muốn có một bài mô tả lợt nhợt vì tôi có mắt, có não, có tự do, việc gì tôi phải lợt nhợt? Người khác đến xem nếu thấy hay thì cũng viết ra, tôi nghĩ Soi nên đăng cả những gạch đầu dòng, không cần thành bài hoàn chỉnh, không cần bắt ai cũng phải viết thành bài nghiêm chỉnh (được chứ Soi?) Còn vì sao lại liên hệ đến chữ “thầy” ư? Việc thật đơn giản: khi tôi nhận thấy nhiều tác phẩm không được như tôi mong đợi (bởi vì các tác phẩm đó là của các giáo viên đào tạo ra họa sỹ, thành ra sự mong đợi đó hơi quá lên là chính đáng), thì tôi lo cho chất lượng đào tạo cũng là bình thường. Hết sức bình thường. Nó chỉ không bình thường ở chỗ là từ trước tới nay không nhiều người nói ra để mà có tranh luận. Mọi người thích rỉ tai nhau và coi như đó là một sự không thể thay đổi. Cách tôi chọn, theo tôi là mang tính xây dựng. Và nếu tôi không nhầm là nó đã có ngay kết quả, qua ý kiến rút kinh nghiệm của bạn là sẽ cẩn thận hơn và cũng tự bạn đã viết ra là phải làm gì: “đó là từ nay họa sĩ sẽ phải cẩn thận hơn, suy nghĩ thật kỹ trước khi đặt tên cho tác phẩm, cho triển lãm. Vì cái tên rất quan trọng, đặc biệt là tên tranh, tên triển lãm, nó như là một bản giải thích, một bản statement ngắn gọn nhất, góp phần cho người xem tiếp cận nhanh nhất đến tác phẩm”. Quá tốt, tôi chỉ là người nhận thấy bất cập và nói ra, bạn là người trong cuộc nên đã tìm ra giải pháp. Kết quả đầu tiên trong tinh thần xây dựng của tôi đã có kết quả. Vấn đề thứ hai: tôn sư trọng đạo Bạn đã trở nên nghiêm trọng hơn khi phát triển tiếp đoạn sau của bài. Nhân một bài viết đơn giản đi xem triển lãm của tôi, phân tích vào từng bức rất cụ thể, mà thành một cái cớ để kể lể công lao dưỡng dục của những người vẽ ra nó. Bạn đòi hỏi trước khi chê khen một bức tranh thì phải huy động cả quá khứ lẫn vị lai, công trạng… Điều ấy xin để các nhà phê bình mỹ thuật cẩn trọng làm. Cuộc đời là một mạng nhện ân oán nợ nần, phải ý thức về cái mạng nhện này để cẩn trọng nhưng đồng thời cũng phải rạch ròi, khoanh vùng ra để còn làm việc, nếu không tất cả sẽ rơi vào một đống lùng nhùng, dính dấp chân nhau. Đi xa hơn, bạn còn giảng cho tôi bằng một bài rao giảng đạo đức ăn quả nhớ kẻ trồng cây. Sao bạn biết tôi ăn quả từ cây nào mà giảng ghê thế Ngọc? Lại còn nhiếc móc nữa làm tôi thấy… không giận bạn nổi 🙂 Bạn là giảng viên trong trường Mỹ thuật, người đọc tinh ý (cũng vừa thôi, chả cần phải tinh lắm) và cả các thầy các cô nữa rất dễ thấy rằng có thể bạn đang nhân việc này để chứng minh mình là người hết lòng kính thấy, quý cô, hết lòng vì mái trường thân yêu mà bạn đã may mắn được tiếp bước họ. Nhưng họ có thực sự cần bạn đứng ra đại diện để bảo vệ họ theo cách đấy không? Tôi không dám chắc là họ muốn. Bởi hơn ai hết chỗ đứng của người nghệ sỹ vẫn là tác phẩm chứ không phải mấy bài bàn luận lăng quăng này. Không ai cấm bạn không yêu trường, yêu thầy, yêu cô. Tình yêu đó mà có thực thì ngày càng quá ít. Nhưng mà tôi e rằng, nói như các cụ thường nói: yêu nhau như thế bằng mười ghét nhau. Ngọc ạ, trò chơi của con chữ nhiều khi cũng hai mặt lắm. Tưởng là bảo vệ mà lắm lúc lại hại nhau. Cẩn thận, nhất khi mình là giáo viên. Nói như bạn, bút sa là ngan chết chứ chả đùa. * Bài liên quan: – Từ Huyền tích… – sự thất vọng hiển nhiên Ý kiến - Thảo luận
0:48
Saturday,25.9.2010
Đăng bởi:
Đinh Băng Sương
0:48
Saturday,25.9.2010
Đăng bởi:
Đinh Băng Sương
Mỗi người chúng ta đều đúng!
Vâng đúng là như vậy. Bởi vì xã hội nuôi dưỡng chúng ta như một sinh linh suy nghĩ chứ không như một sinh linh cảm thấy, bởi vì việc cảm thấy là không thể dự đoán nổi, không ai biết nó sẽ đưa đến đâu, và xã hội không thể để bạn theo cách riêng của mình được. Nó cho bạn các ý nghĩ: tất cả mọi trường học, cao đẳng và đại học đều tồn tại như những trung tâm để huấn luyện bạn suy nghĩ, nói ra nhiều lời hơn. Bạn nào càng lắm lời thì càng được coi là nhiều tài năng, càng nói giỏi với lời và lời thì bạn càng được coi là người có giáo dục. Điều đó sẽ khó khăn bởi vì ba mươi, bốn mươi, sắu mươi năm huấn luyện. Nhưng bạn càng bắt đầu sớm thì càng tốt hơn.!
23:26
Friday,24.9.2010
Đăng bởi:
meomacma
"Thầy thì quan trọng nhưng chân lý thì quan trọng hơn" (Aristote)
:) ...xem tiếp
23:26
Friday,24.9.2010
Đăng bởi:
meomacma
"Thầy thì quan trọng nhưng chân lý thì quan trọng hơn" (Aristote)
:) Bài đã đăng
» Xem tiếp... |
|||||||||||||||
|
Vâng đúng là như vậy.
Bởi vì xã hội nuôi dưỡng chúng ta như một sinh linh suy nghĩ chứ không như một sinh linh cảm thấy, bởi vì việc cảm thấy là không thể dự đoán nổi, không ai biết nó sẽ đưa đến đâu, và xã hội không thể để bạn theo cách riêng của mình được. Nó cho bạn các ý nghĩ: tất cả mọi trường học, cao đẳng và đạ
...xem tiếp