|
|
|
|||||||||||||
Bàn luậnHây dà! Làm sao tranh luận với thầy… 23. 09. 10 - 8:28 amPhạm Huy Thông(SOI: Đây là cmt của họa sĩ Phạm Huy Thông cho bài Thầy cô hẳn phải xấu hổ vì bạn lắm. SOI xin phép được đưa lên thành bài. Xin lỗi các bạn vì tính năng xuống hàng của cmt mãi vẫn chưa sửa xong, khiến cho các cmt dài thành khó theo dõi. Cảm ơn Phạm Huy Thông đã góp ý kiến.)
Chiều nay khi đọc comment của cô giáo Mỹ Ngọc, tớ bức xúc, thế là mở Word ngồi đánh một cái comment thật dài phản bác lại. Ai dè lại thấy bạn Nguyễn Hoàng Phương Lan đã comment rồi, rất đồng quan điểm nhưng viết lại xúc tích và hay hơn chứ lỵ. Bạn Phương Lan ơi, tớ ghen với bạn rồi đấy. Xin vote cho Phương Lan một phiếu (phải tập vote cho quen đi, tháng sau còn đi vote cho cuộc thi tranh của quỹ CDEF). Để tránh trùng lặp, tớ biên tập lại comment của mình, tập trung (hay lan man) như sau: Bạn Mỹ Ngọc ơi, tớ là Thông, đã từng học Mỹ thuật Công nghiệp, Mỹ thuật Hà Nội, từng giảng dạy ở Kiến Trúc. Sao phải báo cáo thế? Xin thưa để bạn đỡ bảo tớ “biết gì mà nói”. Về chuyện tôn sư trọng đạo, xin lỗi bạn, tớ chưa dám rủa bất cứ cô giáo nào bị ngan giẫm cả. Khi đọc những comment của bạn, tớ cảm thấy mình như được trở lại thời sinh viên nghe thầy cô giáo giảng bài, thậm chí trở về thời kỳ mài đũng quần trên ghế trường phổ thông. Thế tức là sao? Tức là “cô bảo thì các trò phải nghe, cấm cãi, cấm hỏi lại, cấm chê cô dốt vì như thế là trái lại với đạo thánh hiền, trái với truyền thống tôn sư, trái với đường lối tôn vinh giáo dục của Đảng, vv…” Bạn biết rồi đấy, đã bao lâu nay, người ta phàn nàn về cái lối dạy và học thụ động ở Việt Nam, khi mà giáo viên lên lớp giảng bài, đọc vanh vách theo giáo án, sinh viên (hay học sinh) ngồi dưới cắm cúi chép. Cả một hệ thống giáo dục chỉ như một cái máy phôtô khổng lồ. Vừa qua tớ có đọc một bài luận trên Vietnamnet bàn về vấn đề: người Việt Nam hiếu học hay hiếu danh. Người ta phân tích rất hay, trong đó có ý này: Nếu nhìn các gia đình Việt Nam đầu tư hết của cải cho con cái đi học, nông dân bán bò bán trâu cho con đi thi, cả họ gom góp ủng hộ một người đi học, người ta sẽ nghĩ dân Việt Nam hiếu học. Nhưng không. Người ta đầu tư cho con cái đi học không phải vì cái kiến thức sâu rộng mà nó sẽ được hưởng, người ta chăm chỉ dùi mài kinh sử không phải vì sự hạnh phúc được mở mang đầu óc, được thông tường vạn vật. Người Việt Nam đầu tư cho thực hành việc học đơn giản vì đó là con đường dẫn đến vinh hoa danh lợi, như thời xưa là qua con đường khoa cử để được làm quan (ngày nay có thể mua bằng giả). Cả họ đầu tư cho một người ưu tú đi học đơn giản mong có ngày “Một kẻ làm quan, cả họ được nhờ”. Nó cũng giống như một vụ đầu tư kinh tế. Vì thế, người Việt Nam không hiếu học. Từ xưa, học hành đã bị đánh đồng với tầm chương trích cú, cố nhồi nhét được khối kiến thức “chuẩn” thể đơn thuần thi thố, để qua cửa ải thi cử, để “vượt vũ môn”. Những tìm tòi theo dạng phát kiến khoa học như ở bên Tây Âu không hề được thực hành ở Á Đông. Ngày nay, công việc dạy và học trên được tiến hành tương tự, đa phần học sinh, sinh viên đến trường học để được lên lớp, để kiếm tấm bằng. Mong đến ngày xong tấm bằng là xong hết. Bởi vậy chẳng mất công chi đào sâu, mở rộng những điều thầy cô nói, tranh luận, bắt bẻ lại càng không. Tâm lý trong việc học là thụ động. Thầy cô giáo (cũng là học sinh, sinh viên mà thành) cũng không nhiều người nghiện cái “phê” của sự đón nhận, khám phá kiến thức, nên cũng chẳng muốn học gì thêm. Bởi vậy người ta không mong đợi kiến thức hay những khám phá mới mẻ đến từ những phản bác sinh viên của mình, qua những tranh luận giữa các đồng nghiệp cũng không nốt, người ta coi đó là sự phá bĩnh hay ganh ghét. Xin trích nguyên văn comment của HNH (chắc cũng là ai đó trong trường) để làm ví dụ: “Ở Việt Nam ta chê tức là moi móc nhằm ý xấu hoặc mang thù hằn cá nhân nào đó, ít khi mang tính xây dựng”. Hây dà, người Việt Nam “hiếu học” thế này, đỉnh cao của khoa học và nghệ thuật nước nhà vẫn chưa thể nào nhọn được. Ở các trường mỹ thuật, do đặc thù ngành nghề nên tình trạng này được biểu hiện dưới những hình hài khác, nhưng hình như cái đà…cấm cãi, cấm hỏi lại, cấm chê cô dốt vẫn tiếp tục được thực thi. Dù bạn có phủ nhận trong bài viết, tớ vẫn phải nói lại rằng cái tâm lý học thụ động từ phổ thông truyền lên đại học khiến cho rất nhiều sinh viên vẽ giống thầy, để cho điểm cao, để cho tốt nghiệp. Những người nào bản lĩnh, cũng rất khó khăn mới tìm được cái tôi riêng, phần lớn người ta làm được việc này sau tốt nghiệp nhiều năm. Học trò đến triển lãm của thầy là phải khen, ai không thích hoặc chê thầy sẽ là một hiện tượng. Ai đụng vào cô là cô quay lại hành ngay. Nhìn cái cách bạn răn dạy Người Xem Hà Nội thì biết. Đọc lại bài viết của Người Xem Hà Nội, tớ thấy anh ta (chị ta) cũng đâu chỉ có chê hắt nước đổ đi, vẫn có những nhận định tích cực cho những tác phẩm tốt (rất tiếc không phải tác phẩm của Ngọc). Như vậy, đó là ý kiến cá nhân về chất lượng tác phẩm trên quan điểm coi mọi tác giả trong triển lãm bình đẳng như nhau trong nghệ thuật giống như mọi công dân bình đẳng trước pháp luật. Thầy vẽ xấu thì vẫn phải chê cũng như công an phạm pháp thì vẫn bị bắt vậy thôi. Cái việc này không liên quan gì đến việc Người Xem Hà Nội đã từng chịu ơn giáo dục của trường hay không. Chưa nói đến chuyện nhiều người trong trường có khi cũng chỉ đáng tuổi đàn em của anh ta (chị ta) mà thôi. Đừng kết cho người ta cái tội to đùng là tội “phản thầy”. Túm lại, qua những tranh luận vừa rồi, tớ thấy Mỹ Ngọc nên xem lại quan điểm về sự hiếu học, tôn sư trọng đạo của mình. Một ý phụ nữa (ngắn thôi): Bạn Mỹ Ngọc nói việc “cái tên triển lãm quá to tát, giống như cái vỏ to, ruột nhỏ.. là lỗi của người tổ chức chứ không phải lỗi dành cho tất cả các họa sĩ tham gia”. Vâng, về việc này, Người Xem Hà Nội có chụp lên các tác giả đâu, anh ta (chị ta) chê cả người tổ chức đấy chứ. Trường Mỹ Thuật Hà Nội, một cơ quan chuyên nghiệp về nghệ thuật mà làm ăn đầu voi đuôi chuột thì liệu có đáng bị phê bình không? Hay lại biện minh rằng chúng tôi chỉ dạy vẽ thôi, còn muốn dựng triển lãm cho tốt thì… sang đại học Nhân Văn mà học tổ chức sự kiện? (nhân việc này, để tránh tình trạng Mỹ Ngọc bới móc lại tớ, cũng xin kể rằng khi trước tớ có làm một trình diễn nhỏ ở Văn Miếu, nhưng vì dùng ngôn từ giới thiệu to tát nên bị bạn Mai Chi dập cho tơi tả trên Soi. Tớ học được nhiều từ những thiếu sót của mình. Đơn giản vì tớ còn thiếu kinh nghiệm, nhưng trường Mỹ Thuật với truyền thống từ những năm 1925 thì phải khác chứ). * Bài liên quan: – Từ Huyền tích… – sự thất vọng hiển nhiên Ý kiến - Thảo luận
17:00
Monday,11.2.2013
Đăng bởi:
Mở Ngoặc
17:00
Monday,11.2.2013
Đăng bởi:
Mở Ngoặc
Hi, thuyết giáo cũng là một hành động, và nó sẽ tốt khi nó mang lại lợi ích cho cộng đồng, cho nhân lọai. Nếu không Phật đã không làm, và Lão Tử cũng không viết (dù ít) để lại cho hậu thế. Hành động, thuyết giáo, hay làm gì gì... thì Tâm mới là quan trọng nhất. Nếu mục đích của hành động, thuyết giáo, vẽ tranh ..... luôn với tâm yêu thương, trung thực, chia sẻ, xây dựng... chứ không tư lợi một cái gì đó thì quả tuyệt vời, đúng không bạn ? À mà Lão Tử nói câu này thật à ? ;-) . Chúc Năm Mới vui vẻ !
20:33
Wednesday,11.7.2012
Đăng bởi:
lai thanh hai
tôi muốn mình như Bồ đề sư tổ giảng đạo cho Tôn Ngộ Không
...xem tiếp
20:33
Wednesday,11.7.2012
Đăng bởi:
lai thanh hai
tôi muốn mình như Bồ đề sư tổ giảng đạo cho Tôn Ngộ Không
Bài đã đăng
» Xem tiếp... |
|||||||||||||||
|
...xem tiếp