Nghệ sĩ Việt Nam

Thôi, quay lại chuyên môn nào… 23. 09. 10 - 10:24 pm

Nguyễn Mỹ Ngọc

(SOI: Bài viết này của họa sĩ Mỹ Ngọc, sau những tranh luận trên Soi quanh triển lãm “Từ huyền tích đến thực tại”. Tên bài do Soi đặt.) 

Tranh cổ động khắc gỗ của Benjamin Franklin, 1754. một trong những nhà lập quốc của Hoa Kỳ.

 
Tôi phải đi dùng nhờ cái máy để gõ được dấu (không phải phiền Soi sửa giúp nữa). Đến comment nay tôi không tranh luận nữa vì có tranh luận nữa thì cũng chỉ dừng lại ở việc tranh luận câu chữ, quan điểm hay bày tỏ quan điểm cá nhân, xa rời chuyên môn. Tôi sẽ đọc, sẽ suy nghĩ và đặc biệt là cố gắng hoàn thành công việc của mình, đó là học thêm nhiều kiến thức hơn nữa, sẽ là người ban đồng hành để giúp bất cứ bạn sinh viên nào cần đến sự giúp đỡ của tôi (thời gian, kỹ thuật, tiền bạc mặc dù tôi không giàu lắm :)).

Đến comment này, tôi xin được quay lại tranh của tôi. Bạn NXHN nhận xét rát đúng (mặc dù tôi có tranh luận với bạn vì đó là tính của tôi, và cũng là điều một người thầy nước ngoài đã dạy tôi, đó là phải biết bảo vệ những ý kiến của mình khi có ý kiến nhận xét của các nhà phê bình). Nhưng bảo vệ không có nghĩa là khăng khăng cho mình là đúng, tôi vẫn nhận ra những cái chưa được trong tranh của mình! 

Bạn NXHN nhận xét đúng ở những điểm như là hơi rối, thiếu nhịp điệu. Điểm này tôi cũng thấy trong khi làm, nhưng tôi vẫn đang loay hoay tìm cách giải quyết vấn đề này trong tranh đồ họa đen trắng. 

Barmherziger Samariter, khắc gỗ của Ernst Barlach

Như các bạn biết đấy, đồ họa có một chất liệu là khắc gỗ, đó là người họa sĩ dùng dao khắc khắc lên gỗ rồi mới in ra, cho nên tạo hình và không gian thường hơi bị cứng, bẹt theo kiểu không gian ước lệ là chính. (Mặc dù đôi khi cái thô khoẻ, khúc chiết cũng rất hay, không gian ước lệ cũng rất sâu về ý niệm), mà bản thân tôi lại thấy thích thú với cách tạo không gian thực, vờn tỉa kiểu tranh siêu thực. Mà điều đó thì rất khó làm, vì khi bạn cầm dao khắc lên một tấm gỗ sẽ bị hạn chế hơn rất nhiều khi bạn cầm bút và vẽ bằng sơn. Tôi đã cố gắng tìm cách khắc phục điều này để giúp mình thể hiện được nhiều hơn, cụ thể là qua bức tranh đó của tôi (và một số bức khác ở nhà) bằng cách khắc thật nhẹ, thật mảnh, thật kỹ, vờn tỉa, theo khối để tạo độ dày, độ căng nhưng vẫn chưa đạt được như ý, nên kết quả là trông tranh thì có vẻ rất kỹ, rất tỉ mỉ, nhưng lại thiếu đậm nhạt, dẫn đến rối về nhịp điệu. 

Khắc gỗ của Wiktoria Gorynska

Qua đó, ngoài việc thử làm theo kiểu mới, tôi sẽ thử quay lại làm theo cách truyền thống, đó là khắc xong rồi phải in thử, để xem đậm nhạt thế nào, đã khắc đủ mật độ nét chưa, hay là đã quá. 

Đó là một số ý kiến, công việc cá nhân cần mọi người nếu ai có thể thì góp ý. Còn không cũng là một dịp để tôi PR cho Đồ họa giá vẽ, một bộ môn mà ít người biết và quan tâm kể cả những nhà nghiên cứu và phê bình nghệ thuật. Và cũng xin Soi cho lên thành bài chính với cái tít thật kêu vào để mọi người chú ý mà vào góp ý kiến cho tôi (vì tôi thấy bạn rất có khả năng trong viêc đặt tiêu đề, vì tôi cũng thường vào đọc những cái tiêu đề giật gân trước mà). 

Nếu NXHN có quan tâm đến vấn đề của đồ họa thì thật tốt, thật đấy, không hề có ý giễu cợt gì đâu! Vì chắc bạn sẽ có nhiều ý kiến hay. 

Khắc gỗ của Jan Bialostocki

*

Bài liên quan:

– Từ Huyền tích… – sự thất vọng hiển nhiên
– Thầy cô hẳn phải xấu hổ vì bạn lắm
– Hây dà! Làm sao tranh luận với thầy
– Nói lại với Mỹ Ngọc
– Thôi, quay lại chuyên môn nào
– Thư của Mỹ Ngọc gửi SOI

Ý kiến - Thảo luận

10:20 Monday,6.12.2010 Đăng bởi:  trinh ngọc liên
Đọc xong bài của chị tôi rất hiểu điều chị muốn làm, tôi không phải là người chuyên về đồ họa nên không biết những góp ý của tôi có hữu ích với bạn không. Anh Đinh Công Đạt nói rằng ở Trung quốc và ở Nhật họa sĩ đồ họa dùng nhiều bản khắc để in được một bức tranh là hoàn toàn đúng không có gì phải tranh luận, còn vấn đề một bức tranh đó cần b
...xem tiếp
10:20 Monday,6.12.2010 Đăng bởi:  trinh ngọc liên
Đọc xong bài của chị tôi rất hiểu điều chị muốn làm, tôi không phải là người chuyên về đồ họa nên không biết những góp ý của tôi có hữu ích với bạn không. Anh Đinh Công Đạt nói rằng ở Trung quốc và ở Nhật họa sĩ đồ họa dùng nhiều bản khắc để in được một bức tranh là hoàn toàn đúng không có gì phải tranh luận, còn vấn đề một bức tranh đó cần bao nhiêu bản là đủ thì diều đó cần phụ thuộc vào mầu sắc của nó là bao nhiêu, có thể hiểu một cách dể dàng là liên hệ với việc in tranh Đông Hồ của Việt Nam, mỗi bản màu là một bản khắc riêng. Theo tôi được biết, người Nhật cũng như các nước phương Tây khi họ in với những bức tranh có độ chuyển về đậm nhạt để tạo ra chiều sâu thì họ thường vờn chuyển mật độ đậm nhạt ngay trên bản khắc rồi mới in, như vậy mảng in sẽ có độ mềm và điều này dễ dàng hơn với tranh in màu, bởi có sự trợ giúp của sắc nóng lạnh. Tôi nghĩ rằng đầu tiên bạn hãy bắt đầu từ việc thay đổi phương pháp và cách làm việc cho phù hợp với phong cách mà bạn muốn hướng tới và bạn phải dám đối đầu với những lời chỉ trích ở giai đoạn đầu thử nghiệm, điều đó tôi biết là không hề dễ với bạn. Hy vọng khi nào gặp bạn tôi sẽ chia sẻ với bạn nhiều hơn về nghề nghiệp. 
22:57 Friday,24.9.2010 Đăng bởi:  đinh công đạt
thuần túy chuyên môn nhé!
hồi ở TQ tôi có gần nhà với một anh họa sỹ chuyên in gỗ, mỗi bức tranh anh ấy cần tới 60 bản khắc. lúc đó tôi không tin. sau này sống ở Nhật một thời gian tôi lại biết người Nhật cần tới 200 bản khắc để hoàn thành một cái tranh thì tôi lại một lần nữa khong tin. Vậy theo bạn Ngọc (bạn nhận là đã đi học ở hải ngoại) thì việc
...xem tiếp
22:57 Friday,24.9.2010 Đăng bởi:  đinh công đạt
thuần túy chuyên môn nhé!
hồi ở TQ tôi có gần nhà với một anh họa sỹ chuyên in gỗ, mỗi bức tranh anh ấy cần tới 60 bản khắc. lúc đó tôi không tin. sau này sống ở Nhật một thời gian tôi lại biết người Nhật cần tới 200 bản khắc để hoàn thành một cái tranh thì tôi lại một lần nữa khong tin. Vậy theo bạn Ngọc (bạn nhận là đã đi học ở hải ngoại) thì việc này có thật không? có cần nhiều mộc bản như vậy cho một cái tranh không? và bạn có biết chút gì về kĩ thuật ấy không? nếu biết thì trao đổi trên soi cho bà con biết với nhé (tiếc là không có địa chỉ mail và phone của bạn) 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả