Văn & Chữ

Nghĩa của tiếng Việt: Trẩy và Nhặt 21. 03. 15 - 7:06 am

Cùng học tiếng Việt

Hôm trước là hai từ có liên quan đến “ngoại quốc”. Hôm nay chúng ta cùng bàn về hai từ Nôm là “trẩy” và “nhặt” nhé.

1. Trẩy

Trẩy là một động từ trong tiếng Việt, có hai nghĩa:

(1) là đi qua, và
(2) là đi để hái nhặt cái gì đó.

Nói chung, đã dung từ trẩy là ít nhiều có động tác đi trong đó.

Chúng ta cùng xem một vài ví dụ:

a. “Khách xa nhớ đến nhau tìm
     Lên đồi trẩy một giỏ sim làm quà”
     Phạm Thiên Thư – Động hoa vàng

Ở đây, “trẩy” nghĩa là đi hái (sim), trẩy trong câu thơ này được dùng giống như ( trong du xuân là) “trẩy lộc”.

“Cây sim ra quả sim”. Ảnh từ trang này. (Tuy nhiện anh Phó Đức Tùng nói đây là… quả mua. Các bạn đọc giải thích của anh Tùng trong phần thảo luận bên dưới nhé/)

 

Quả sim (ảnh từ Internet). Ảnh này có lẽ đúng?

b. “Năm mươi người trẩy theo sông tới khơi chừng”
      Phạm Duy – Con đường Cái quan

Ở đây, “trẩy” là đi (hay trôi) theo dòng nước sông để ra “khơi chừng”.

Trẩy hội Kinh Bắc. Ảnh từ Viettravel.com

c. “Vương lão chém mèo, lượt trẩy lòng ngờ thủ toạ”
     Trần Nhân Tông – Cư trần lạc đạo phú

(dịch ra tiếng Việt hiện đại: Vương lão chém con mèo (làm đôi – tội nghiệp con mèo quá!), lướt đi qua (để hiểu rõ) hết lòng ngờ của thủ tọa.)

Vương Lão chém mèo – Tranh không rõ tác giả

Cư trần lạc đạo phú” là một văn bản Phật giáo rất cổ từ thế kỉ 13, chép bằng chữ Nôm. Tiếng Việt cách đây 800 năm so ra rất khác so với tiếng Việt thời Lê, Nguyễn, rồi sẽ cực kì khác so với tiếng Việt của chúng ta bây giờ. Vương lão ở đây chỉ thiền sư Nam Tuyền Phổ Nguyện. Trong câu này, Trần Nhân Tông muốn nhắc tới công án chém mèo của thiền sư Nam Tuyền, có chép trong “Vô Môn Quan” (Cái cổng không có lối vào) – là cuốn sách tập hợp các công án nổi tiếng của Thiền tông:

“Hòa thượng Nam Tuyền nhân việc các học tăng ở Đông đường và Tây đường cứ tranh cãi nhau vì một con mèo, mới nắm ngay nó tại chỗ và giơ lên, nói:

– Nếu có ai trong các ngươi nói được một câu nào, ta sẽ tha mạng con mèo. Bằng không, ta sẽ chém nó cho coi.

Chư tăng không ai đáp lại được. Rốt cục, không còn cách nào, Nam Tuyền chém con mèo.
 

Nam Tuyền Phổ Nguyện chém mèo – Tranh không rõ tác giả

 

Chi tiết tranh

Tôi hôm đó, đại đệ tử của ông là Triệu Châu ở ngoài về. Nam Tuyền đem chuyện vừa xảy ra kể lại. Lúc đó, Triệu Châu mới tháo đôi dép cỏ mang dưới chân đội lên đầu và ra khỏi phòng.

Nam Tuyền thấy thế mới bảo:

– Nếu ngươi lúc đó có mặt thì nhất định con mèo không đến nổi chết.”

(Dẫn theo bản dịch Vô Môn Quan của Nguyễn Nam Trân)

2. Nhặt

Từ nhặt đang nói đến ở đây không phải là từ nhặt động từ (hái nhặt), mà là tính từ nhặt.

Nhặt là một từ cổ, nghĩa là nhỏ, hẹp. Trong tiếng Việt hiện đại, từ này không còn thông dụng, trừ trong một số chữ đã nói thành quen miệng:

a. Nhỏ nhặt: trong chữ này, nhặt không phải là một từ vô nghĩa được láy theo từ nhỏ, như chúng ta (có thể) đã học ở tiểu học.

b. Mũi khâu nhặt, mía nhặt mắt: các mũi khâu, đốt mía nằm gần nhau, cách 1 khoảng hẹp.
 

Mía nhặt mắt – Hình ảnh từ trang này

c. Khoan nhặt mái chèo…
    Phó Đức Phương – Hồ trên núi

Khoan là từ Hán, nghĩa là rộng. Khoan nhặt nghĩa là nhịp chèo lúc chậm (khoan – khoảng cách giữa các nhịp rộng), lúc nhanh (nhặt – khoảng cách giữa các nhịp hẹp).

*

Các bạn xem thêm về các từ khác ở FB Cùng học tiếng Việt nhé

*

Cùng học tiếng Việt:

- Nghĩa của tiếng Việt: Đỗ và Đậu. Chưng và Chưng cất

- Nghĩa của tiếng Việt: Phù tang và Câu lạc bộ

- Nghĩa của tiếng Việt: Trẩy và Nhặt

- Nghĩa của tiếng Việt: “Khinh” và “Mọn”

- Nghĩa của tiếng Việt: “Nhũn như con chi chi”

- Nghĩa của tiếng Việt: “Muông” và “Mân côi”

- Nghĩa của tiếng Việt: “Ngoan” và “Thực dân”

- Nghĩa của tiếng Việt: “Tang bồng” và “Con ghệ”

- Nghĩa của tiếng Việt: Cam và Khổ và Hợp chúng quốc

- Nghĩa của tiếng Việt: Chữ “mặc” – mực vẽ, im lặng và bom nguyên tử

- Nghĩa của tiếng Việt 10: Chim nhạn – Hãy trả lại tên cho ngỗng

- Nghĩa của tiếng Việt: Lạp là hạt, là chạp, là sáp…

- Nghĩa của tiếng Việt: Dày thế mà gọi là “tiểu thuyết”? Bò bía nghĩa là gì?

- Nghĩa của tiếng Việt: Chiêm tinh với thiên văn, can đảm với gan ruột

- Nghĩa của tiếng Việt: vì đâu nên “tá”?

- Nghĩa của tiếng Việt: Cứu cánh –
do ta dùng sai chứ không ai cứu ai cả

- Nghĩa của tiếng Việt: Gác – từ trên lầu đến xưng hô lễ phép

- Nghĩa của tiếng Việt: “dâm bụt” hay “râm bụt”?

- Nghĩa của tiếng Việt: Điền kinh nghĩa là gì? Việt dã nghĩa là sao?

- Nghĩa của tiếng Việt: “Băng” – từ nước đá cho tới chuyện cưới hỏi

- Nghĩa của tiếng Việt: Đào xuống rễ mà tìm chữ căn

- Nghĩa của tiếng Việt: chữ “hộ” giúp đỡ, chữ “hộ” cửa nẻo

- Nghĩa của tiếng Việt: Tam Bành –
ba con ma của Đạo giáo làm người ta nổi giận

- Nghĩa của tiếng Việt: Lãnh cổ áo, lãnh thời tiết

- Nghĩa của tiếng Việt: Tằm-tang-tơ, bộ ba nối kết Đông-Tây

- Nghĩa của tiếng Việt: Vì sao lại gọi là nhiễm sắc thể?

- Nghĩa của tiếng Việt: Cộng hòa là thế nào? Đại Chủng viện là nơi làm gì?

- Nghĩa của tiếng Việt: bánh trưng hay bánh chưng?

- Nghĩa của tiếng Việt: Nguyên là gì, tiêu là gì, và Nguyên Tiêu là gì?

- Nghĩa của tiếng Việt: Đồng hồ –
nhỏ nước trước rồi mới hiện đại sau

- Nghĩa của tiếng Việt: Có phải cứ có vua thì gọi là “phong kiến”?

- Nghĩa của tiếng Việt: Hoàng, Đế, Vương, Vua, xưng gì thì cũng là.. vua

- Nghĩa của tiếng Việt: từ cắm (hoa) cho tới sáp nhập

- Nghĩa của tiếng Việt: Tên các nguyên tố hóa học trong tiếng Việt

Ý kiến - Thảo luận

21:09 Tuesday,14.7.2015 Đăng bởi:  Ngô Hoàng Hải
Nói từ "nhặt" phải nhắc đến câu Kiều này của Nguyễn Du:

"Nhặt thưa gương giọi đầu cành
Ngọn đèn trông lọt trướng huỳnh hắt hiu."
...xem tiếp
21:09 Tuesday,14.7.2015 Đăng bởi:  Ngô Hoàng Hải
Nói từ "nhặt" phải nhắc đến câu Kiều này của Nguyễn Du:

"Nhặt thưa gương giọi đầu cành
Ngọn đèn trông lọt trướng huỳnh hắt hiu." 
12:23 Tuesday,24.3.2015 Đăng bởi:  kim trần
vậy: đi trẩy hội: là dùng dư từ hả ad?
mà có ai giải thích thêm về chuyện chém mèo không, em không hiểu lắm
...xem tiếp
12:23 Tuesday,24.3.2015 Đăng bởi:  kim trần
vậy: đi trẩy hội: là dùng dư từ hả ad?
mà có ai giải thích thêm về chuyện chém mèo không, em không hiểu lắm 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

E hèm, sau đây tôi xin trả lời...

Germaine Greer – Hồ Như Mai st và dịch

Bài đã đăng

» Xem tiếp...

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả