|
|
|
|||||||||||||
Nghệ sĩ thế giớiPhải xem: “Đọ” màu nước Việt Nam-Malaysia-Thái Lan 28. 03. 15 - 7:46 amThông tin từ BTCTRIỂN LÃM TRANH THUỐC NƯỚC VIỆT NAM–MALAYSIA–THÁI LAN Trân trọng kính mời quý vị đến dự triển lãm Giao lưu tranh màu nước Việt Nam – Malaysia – Thái Lan. Đây là cuộc triển lãm tranh màu nước lần đầu tiên giữa 3 nước tại Việt nam. Phía Việt Nam có các họa sĩ: Phan Cẩm Thượng, Doãn Hoàng Lâm, Vương Văn Thạo, Hà Mạnh Thắng, Phạm Huy Thông, Đoàn Xuân Tặng, Vũ Phạm Trường Minh, Ngô Quang Dương, Lưu Bảo Trung, Bùi Duy khánh, Trương Văn Ngọc. Thái Lan có 2 họa sĩ Direk Kingnok, Suwit Jaipom. Và có 9 họa sĩ từ Malaysia: Chow Chin Chuan, Chua Cha Hui, Chua Cheng Koon, Leong Kim Kuan, Tan Suz Chiang, Tang Moon Kian, Yong Look Lam, Long Thien Shin, Angelo. Nhà phê bình Phan Cẩm Thượng có viết: “Từ lâu đời, người phương Đông đã dùng các loại mầu nước tự nhiên để vẽ tranh, đặc biệt là mầu quốc họa Trung Hoa. Người Việt Nam dùng các mầu có nguồn gốc cây cỏ và đá như vàng từ hoa hòe, đen từ than lá tre, xanh từ cây chạm và son từ đá đỏ. Những loại mầu đó đều có chất kết dính tự nhiên và có thể vẽ trên giấy và lụa. Tuy nhiên đến khi người phương Tây sang, đem theo loại thuốc nước được chế sẵn cho các họa sỹ, gọi là Water colour, thì các họa sỹ hiện đại không cần tìm kiếm mầu tự nhiên nữa. Và vẽ mầu thuốc nước công nghiệp cũng có những cái khác so với mầu thuốc nước gốc tự nhiên. Người Trung Hoa vẫn giữ hai hệ mầu nước song song: mầu water colour thì tương đương với mầu Thủy thái họa, còn mầu tự nhiên vẫn gọi là mầu Quốc họa. Ở Việt Nam sau năm 1960 cho đến nay, các họa sỹ dùng phổ biến mầu thuốc nước của Nga mang nhãn hiệu Leningrat. “Xem tranh của các họa sỹ Malaysia và Thái Lan, chúng ta vẫn thấy hội họa hiện thực được tôn trọng và làm cơ sở cho việc vẽ tranh thuốc nước. Với những cảnh lớn, rộng, và có nhiều hoạt động có tốc độ, họa sỹ có thể chụp ảnh và vẽ theo ảnh theo cảm quan riêng của mình. Đó cũng là một cách mới. Họa sỹ Việt Nam vẫn thích vẽ tùy hứng theo suy nghĩ và tưởng tưởng hơn là vẽ thực tế nên trông hai lối tranh cũng có phần khác nhau, dẫn đến sự khác nhau rõ nét về kỹ thuật vẽ thuốc nước. “Bất kể sự vẽ thế nào, kỹ thuật thế nào cũng đáng tôn trọng và đó là những thế nghiệm tự do khác nhau của người nghệ sỹ, quan trọng là cùng nhau hợp tác, để học hỏi kinh nghiệm, không chỉ là vẽ tranh thuốc nước, mà còn là kinh nghiệm sống, sáng tác và trao đổi giữa các nền văn hóa khác nhau ở Đông Nam Á.” Mời các bạn xem một số tác phẩm trong triển lãm:
Ý kiến - Thảo luận
15:18
Monday,6.4.2015
Đăng bởi:
Bàn-Văn-Lùi
15:18
Monday,6.4.2015
Đăng bởi:
Bàn-Văn-Lùi
Hehe, cụ Ráo nào biên vào đề-can tranh nóng-tính quá :) (Thực ra các nghệ-ta muốn dùng ngôn ngữ đương-đại, nhưng thế quái nào mà thừa cơm-mẹ-nấu 1 chữ 'tượng').
Sự thực: lâu nay, nhẽ ngót 2 chục niên, làng nghệ ta đã gói gọn cái cụm từ "TRỪU TƯỢNG" hán-việt rườm-rà (để chỉ 1 loại tranh vô cùng bí-hiểm và đương nhiên cần có tinh thần vững vàng mới thưởng thức được) thành 1 từ đanh-thép đầy bản-sắc: CHÌU
11:41
Monday,6.4.2015
Đăng bởi:
candid
Hôm nọ đi xem triển lãm thấy có một lỗi này chắc là do Bảo tàng, tất cả các tranh Trừu tượng bị chú thích thành "Trìu tượng", từ tranh của họa sĩ Doãn Hoàng Lâm đến Phan Cẩm Thượng.
Có người xem bức xúc quá đã chú thích như thế này. https://farm9.staticflickr.com/8798/16430180053_b304288934_z.jpg ...xem tiếp
11:41
Monday,6.4.2015
Đăng bởi:
candid
Hôm nọ đi xem triển lãm thấy có một lỗi này chắc là do Bảo tàng, tất cả các tranh Trừu tượng bị chú thích thành "Trìu tượng", từ tranh của họa sĩ Doãn Hoàng Lâm đến Phan Cẩm Thượng.
Có người xem bức xúc quá đã chú thích như thế này. https://farm9.staticflickr.com/8798/16430180053_b304288934_z.jpg Bài đã đăng
» Xem tiếp... |
|||||||||||||||
|
Sự thực: lâu nay, nhẽ ngót 2 chục niên, làng nghệ ta đã gói gọn cái cụm từ "TRỪU TƯỢNG" hán-việt rườm-rà (để chỉ 1 loại tranh vô cùng bí-hiểm và đương nhiên cần có tinh thần vững vàng mới thưởn
...xem tiếp