Văn & Chữ

Nghĩa của tiếng Việt 10: Chim nhạn – Hãy trả lại tên cho ngỗng 24. 06. 15 - 3:01 pm

Cùng học tiếng Việt

Hiện nay, nếu bạn lật từ điển (kể cả wikipedia tiếng Việt) thì sẽ thấy hầu hết ghi chim nhạn là loài chim thuộc họ Sẻ, có khi còn đồng nhất với chim én. Kể cả nhiều từ điển Anh-Việt mới cũng dịch con chim swallow là chim én, hoặc chim nhạn.
 

Chim én. Hình từ trang này

 

Thế nhưng, trong ca dao tục ngữ và thơ văn cổ, khi nói tới chim nhạn là nói tới loài ngỗng thiên di (tức chim di trú, thiên = đổi, di = dời). Chữ nhạn viết chữ Hán 雁, trong tiếng Trung Quốc hiện đại lẫn tiếng Nhật đều chỉ con ngỗng trời. Các từ điển Hoa-Anh hay Nhật-Anh đều dịch là “wild goose” (bạn có thể copy chữ Hán này và tìm bằng google nếu chưa tin). Tra các từ điển tiếng Việt, Hán-Việt cũ cũng thấy định nghĩa nhạn là con ngỗng trời (“Đại Nam quấc âm tự vị” của Huình Tịnh Paulus Của ghi “Nhạn: Thứ chim giống con ngỗng”.)
 

Tranh vẽ bầy ngỗng trời (雁), Trương Văn Đức (1920-), họa sỹ Đài Loan. Hình từ trang này

 

Bức “Lô nhạn đồ” (Roganzu), lô = cây lau, nhạn = ngỗng, đồ = bức tranh. Tranh của Itō Jakuchū, họa sỹ Nhật thế kỷ 18. Hình từ trang này

 

Theo điển cố “Tô Vũ chăn dê” trong văn học Tàu, chim nhạn lúc di cư được Tô Vũ dùng để đưa thư về trung nguyên. Điều này cũng khá hợp lý vì ngỗng trời có kích thước to lớn, có thể mang thư được, trong khi con chim én lại bé tí xíu. Trong thơ văn cổ có từ tin nhạn, nghĩa là chỉ tin tức từ xa về nói chung (“Tin nhạn vẩn, lá thư bài” – Truyện Kiều).

Thơ haiku của Nhật dùng hình tượng con nhạn làm quý ngữ chỉ mùa thu:

 雁   行きて  門田   も   遠く    おもはるる
Kari yukite kadota mo tooku omowaruru
(与謝 蕪村 Yosa Buson)

Dịch:

“Đàn ngỗng bay qua

Đồng lúa trước nhà
Trông dường như xa”
 

Ngỗng trời. Hình từ trang này

Theo một bài nghiên cứu của tác giả Lê Mạnh Chiến (2013 – link cuối bài), khảo sát cho thấy các từ điển soạn sau 1975, nhất là các cuốn của GS Lê Khả Kế và GS Nguyễn Lân, đều ghi nhạn là én, cũng như dịch swallow (Anh) và hirondelle (Pháp) là chim nhạn. Từ đó dẫn tới các sách phân loại sinh học dần gán cho én cái tên nhạn và con ngỗng trời dần mất đi cái tên ban đầu của mình. Một lý do gây nhầm lẫn có thể là do én và nhạn thường hay đi với nhau trong ca dao tục ngữ, chỉ lứa đôi xa cách:

“én bắc nhạn nam”
– quan họ Bắc Ninh,
“cho én nhạn hiệp đôi”  –  Cao Văn Lầu, “Dạ cổ hoài lang”.

Mấy năm gần đây, uy tín trong việc làm từ điển, nhất là về mảng Hán Việt của cố GS Nguyễn Lân xuống khá thấp, sau khi một vài cuốn từ điển của ông bị các nhà nghiên cứu khác phê bình và chỉ ra rất nhiều lỗi sai (An Chi, Lê Mạnh Chiến,…) nhưng vấn đề này ít được đề cập trên báo chí chính thống.

Có lẽ khó mà thay đổi một cái sai đã thành hệ thống như việc gọi én là nhạn như thế này. Nhưng ít nhất, việc chúng ta có thể làm là luôn luôn nhớ chim nhạn nghĩa gốc là con ngỗng trời.
 

Tranh “Song nhạn” trên giấy bản, màu nhạt của Watanabe Kazan, họa sỹ Nhật thế kỷ 18. Hình từ trang này

*

Tham khảo:

Bài nghiên cứu của Lê Mạnh Chiến, đăng trên Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 9 (107) . 2013

Bài này có bàn thêm về cách gọi tên con chim “yến”, tức con én biển, cho yến sào, vốn là một loài không liên quan tới con én sẻ hay con nhạn ngỗng. Nếu quan tâm, xin mời bạn đọc.

 *

Phần thảo luận của bài này, Soi xin phép được đưa lên thành bài riêng. Các bạn đọc ở đây.

 

*

Cùng học tiếng Việt:

- Nghĩa của tiếng Việt: Đỗ và Đậu. Chưng và Chưng cất

- Nghĩa của tiếng Việt: Phù tang và Câu lạc bộ

- Nghĩa của tiếng Việt: Trẩy và Nhặt

- Nghĩa của tiếng Việt: “Khinh” và “Mọn”

- Nghĩa của tiếng Việt: “Nhũn như con chi chi”

- Nghĩa của tiếng Việt: “Muông” và “Mân côi”

- Nghĩa của tiếng Việt: “Ngoan” và “Thực dân”

- Nghĩa của tiếng Việt: “Tang bồng” và “Con ghệ”

- Nghĩa của tiếng Việt: Cam và Khổ và Hợp chúng quốc

- Nghĩa của tiếng Việt: Chữ “mặc” – mực vẽ, im lặng và bom nguyên tử

- Nghĩa của tiếng Việt 10: Chim nhạn – Hãy trả lại tên cho ngỗng

- Nghĩa của tiếng Việt: Lạp là hạt, là chạp, là sáp…

- Nghĩa của tiếng Việt: Dày thế mà gọi là “tiểu thuyết”? Bò bía nghĩa là gì?

- Nghĩa của tiếng Việt: Chiêm tinh với thiên văn, can đảm với gan ruột

- Nghĩa của tiếng Việt: vì đâu nên “tá”?

- Nghĩa của tiếng Việt: Cứu cánh –
do ta dùng sai chứ không ai cứu ai cả

- Nghĩa của tiếng Việt: Gác – từ trên lầu đến xưng hô lễ phép

- Nghĩa của tiếng Việt: “dâm bụt” hay “râm bụt”?

- Nghĩa của tiếng Việt: Điền kinh nghĩa là gì? Việt dã nghĩa là sao?

- Nghĩa của tiếng Việt: “Băng” – từ nước đá cho tới chuyện cưới hỏi

- Nghĩa của tiếng Việt: Đào xuống rễ mà tìm chữ căn

- Nghĩa của tiếng Việt: chữ “hộ” giúp đỡ, chữ “hộ” cửa nẻo

- Nghĩa của tiếng Việt: Tam Bành –
ba con ma của Đạo giáo làm người ta nổi giận

- Nghĩa của tiếng Việt: Lãnh cổ áo, lãnh thời tiết

- Nghĩa của tiếng Việt: Tằm-tang-tơ, bộ ba nối kết Đông-Tây

- Nghĩa của tiếng Việt: Vì sao lại gọi là nhiễm sắc thể?

- Nghĩa của tiếng Việt: Cộng hòa là thế nào? Đại Chủng viện là nơi làm gì?

- Nghĩa của tiếng Việt: bánh trưng hay bánh chưng?

- Nghĩa của tiếng Việt: Nguyên là gì, tiêu là gì, và Nguyên Tiêu là gì?

- Nghĩa của tiếng Việt: Đồng hồ –
nhỏ nước trước rồi mới hiện đại sau

- Nghĩa của tiếng Việt: Có phải cứ có vua thì gọi là “phong kiến”?

- Nghĩa của tiếng Việt: Hoàng, Đế, Vương, Vua, xưng gì thì cũng là.. vua

- Nghĩa của tiếng Việt: từ cắm (hoa) cho tới sáp nhập

- Nghĩa của tiếng Việt: Tên các nguyên tố hóa học trong tiếng Việt

Ý kiến - Thảo luận

8:23 Thursday,16.5.2019 Đăng bởi:  Trần Thuý Vinh
Hay quá!  Cảm ơn trang và tác giả bài viết. 
Có nhiều cơ sở để xem lại cách gọi tên của 2 loài chim này. Có những nguyên nhân về ngôn ngữ giữa Việt và Hán làm cho các từ có những biến âm gần giống nhau. Khi dịch và sử dụng của các nhà văn, nhà thơ... Việt đã làm cho cách đọc bị lẫn lộn. Chính vì vậy, "én" là gốc tiếng Vi
...xem tiếp
8:23 Thursday,16.5.2019 Đăng bởi:  Trần Thuý Vinh
Hay quá!  Cảm ơn trang và tác giả bài viết. 
Có nhiều cơ sở để xem lại cách gọi tên của 2 loài chim này. Có những nguyên nhân về ngôn ngữ giữa Việt và Hán làm cho các từ có những biến âm gần giống nhau. Khi dịch và sử dụng của các nhà văn, nhà thơ... Việt đã làm cho cách đọc bị lẫn lộn. Chính vì vậy, "én" là gốc tiếng Việt. Người Hán đọc là "yian". Còn các nhà Hán Nôm của ta dịch là "yến". Đối với con ngỗng trời thì dịch là "thiên nga"  vì "nga" là ngỗng mà. Còn vịt và ngan thì không có chữ "thiên" vào. Con ngan- sẽ được cư dân phương bắc gốc Việt đọc là "jan-jian". Và ta cũng dịch là "nhạn". Tiếng hán đâu có âm đầu ng và nh? lơ lớ âm giữa xát ngạc và mạc làm cho nó dịch sang tiếng Việt lần nữa thành "nh". Vì vậy đem đến nhầm lẫn. Cá nhân tôi thiển nghĩ: én - yếu là tên của chim tí xíu, nhạn là tên gọi của vịt, ngan trời. Từ xa xưa bọn vịt, ngan, ngỗng trời đã được tổ tiên ta ghi lại trong văn hoá, ngôn ngữ như văn học, thơ ca...
Tôi thích bài viết này của tác giả. Xin cảm ơn./. 
22:40 Thursday,25.6.2015 Đăng bởi:  rieng&chung
Bác Candid, cảm nhận của người Việt về hàm én hay hàm yến chắc đều giống bác, và nói lên một nét riêng của người Việt với tiếng Việt. Còn sang chữ Hán thì đều là Yến cả, người Hán không "thắc mắc" gì.

Nhân tra cứu về râu hùm hàm én, thấy nhà chữ nghĩa học An Chi (kính trọng bác này)đã khảo cứu và phân tích khá sâu. Duy một vấn đề là cái râu hùm ra sao
...xem tiếp
22:40 Thursday,25.6.2015 Đăng bởi:  rieng&chung
Bác Candid, cảm nhận của người Việt về hàm én hay hàm yến chắc đều giống bác, và nói lên một nét riêng của người Việt với tiếng Việt. Còn sang chữ Hán thì đều là Yến cả, người Hán không "thắc mắc" gì.

Nhân tra cứu về râu hùm hàm én, thấy nhà chữ nghĩa học An Chi (kính trọng bác này)đã khảo cứu và phân tích khá sâu. Duy một vấn đề là cái râu hùm ra sao, thì có vẻ bác An Chi chưa thấy thỏa đáng, vì chắc ít ai thấy cái râu hùm là thế nào và nó oai ở đâu. Nếu là mấy cọng ria thì vô lý quá. Về điểm này, em ngắm mấy cái hình vẽ mặt hổ của người TQ, rồi tranh tượng về Trương Phi, Lâm Xung v.v... mới đi đến kết luận thế nào là râu hùm. Thật ra nó là đám lông mọc ở khoảng dưới tai kéo xuống hàm và đám lông đưới cằm con hổ, nhìn trực diện thấy như hàm nó càng bạnh, trông dữ khiếp.

Còn về lý giải của bác Phan Cẩm Thượng, thú thực là em hơi phân vân. Lý do thứ nhất, (em tra trên mạng thấy bảo) ở miền bắc VN cày ruộng vào khoảng tháng 3 và tháng 9-10 gì đó (lần lượt cho vụ mùa và vụ chiêm, mỗi năm thường là 2 vụ như thế). Tháng 3 với tháng 10 đều không phải là lúc quá nóng để phải trốn cày buổi trưa.

Thứ 2, thường đi cày bao giờ cũng đi rất sớm, nhưng có vẻ như không phải cày đến nửa buổi sáng thì bỏ về trốn nắng, hôm sau cày tiếp, mà cày cả ngày luôn. Nhất là những đội cày thuê vào vụ cày phải nhanh để sang cày ruộng khác.

Thứ 3, trong văn học văn nghệ đều có nói đến cày buổi trưa. Em chỉ đơn cử bài hát nổi tiếng "Đưa cơm cho mẹ đi cày":
Mặt trời soi rực rỡ. Gió đùa tóc em bay. Giỏ cơm trên tay, em đi đưa cơm cho mẹ em đi cày.
Mẹ ơi mẹ nghỉ tay, trời trưa vừa tròn bóng, mẹ ăn cơm cho nóng...

Kết luận là ở ta (xứ nóng) không phải là không có cày đồng buổi trưa. Còn ở xứ Tàu, người ta có đi cày từ sáng sớm không, em nghĩ không quan trọng. 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Bài đã đăng

» Xem tiếp...

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả

CMT mới nhất

» Xem tiếp