Văn & Chữ

Nghĩa của tiếng Việt: Dày thế mà gọi là “tiểu thuyết”? Bò bía nghĩa là gì? 18. 07. 15 - 6:32 am

Cùng học tiếng Việt

1.

Có người từng hỏi bọn mình, vì sao gọi là tiểu thuyết mà không có trung thuyết hay đại thuyết? Và quy chuẩn nào để phân biệt tiểu thuyết và truyện ngắn?

Tranh “Người đọc sách” của họa sỹ Hà Lan Gerard ter Borch (thế kỷ 17)

Ở Trung Hoa, tiểu thuyết nghĩa gốc là những câu chuyện vặt, chuyện phiếm, để phân biệt với đại thuyết là kinh sách của các Thánh nhân như Khổng Lão, làm khuôn thước cho hậu học. Còn trung thuyết là tác phẩm của những bậc trí thức các đời viết ra như sách sử, sách bách khoa…

Về sau, những tác phẩm văn học tự sự được sáng tác ngày một nhiều, phong phú thể loại, nên tiểu thuyết là tên chung cho các thể loại truyện tự sự này. Về sau nữa, truyện ngắn do ảnh hưởng của phương Tây lại phát triển mạnh, người ta gọi riêng ra thành một thể loại truyện ngắn và ngầm định rằng tiểu thuyết là truyện dài.

Murasaki Shikibu (Thức bộ Murasaki, thức bộ là một chức quan trong triều đình Heian của Nhật), là nữ sỹ người Nhật sống vào thế kỷ 11. Nhiều người trong giới học giả cho rằng tác phẩm “Truyện Genji” (Nguyên thị Vật ngữ) của Murasaki Shikibu là tiểu thuyết đầu tiên của loài người. Tranh vẽ của Tosa Mitsuoki (thế kỷ 17).

Dĩ nhiên không có tiêu chuẩn để gọi là tiểu thuyết hay truyện ngắn. Thông thường, tiểu thuyết là tất cả những truyện… không ngắn, có những cuốn tiểu thuyết chỉ dày tầm trăm trang, và có những cuốn nghìn trang, nhiều tập. Còn truyện ngắn thì thường chỉ dài không quá 20 trang.

Rõ ràng đây không phải là chuyện đơn thuần về dung lượng độ dài, mà là về việc diễn đạt một câu chuyện mang tính phương pháp. Một truyện có thể diễn đạt hoặc dài ngắn, tùy vào dụng ý tác giả. Với vai trò độc giả, đọc một truyện dài và một truyện ngắn, hẳn các bạn cũng cảm thấy hai tâm thế đón nhận tác phẩm khác nhau.

“Vợ họa sĩ (đọc tiểu thuyết?)”, tranh của Henry Lamb, 1933

2.

Đọc truyện ngắn miền Nam, thỉnh thoảng thấy cảnh thanh niên rủ nhau đi ăn “bò bía”. Thế là cũng có người hỏi bọn mình, về nguồn gốc và nghĩa của chữ pò pía.

Bò bía hay pò pía là món ăn vặt xuất hiện nhiều ở miền Nam và miền Trung. Đây vốn là món của người Hoa Phúc Kiến, Triều Châu (người Tiều). Đọc bằng âm Hán Việt chuẩn sẽ là bạc bính (bạc = mỏng, bính = bánh). Bò bía là âm đọc của người Tiều.

Bò bía kiểu Việt. Ảnh từ trang này

Nếu bạn qua Singapore hay Đài Loan cũng sẽ thấy bên đó có bò bía, viết là popiah. Bò bía bên đó làm khác kiểu bò bía ở miền Nam nước mình. Ở bên mình là bánh tráng mỏng tang cuốn với rau sống, củ sắn (củ đậu) hấp, lạp xưởng, con ruốc (còn bé hơn cả con tép) rang, và chấm với tương đen pha lạc (đậu phộng) xay; lại ăn nóng, khi có người gọi thì thường mới cuốn rất nhanh. Bên kia thì người ta làm cái vỏ bằng bột mì, bên trong nhân đủ thứ rất lạ như thịt heo, giá, trứng…

Po piah Singapore. Ảnh từ trang này 

 *

Các bạn xem thêm về các từ khác ở FB Cùng học tiếng Việt nhé

*

Cùng học tiếng Việt:

- Nghĩa của tiếng Việt: Đỗ và Đậu. Chưng và Chưng cất

- Nghĩa của tiếng Việt: Phù tang và Câu lạc bộ

- Nghĩa của tiếng Việt: Trẩy và Nhặt

- Nghĩa của tiếng Việt: “Khinh” và “Mọn”

- Nghĩa của tiếng Việt: “Nhũn như con chi chi”

- Nghĩa của tiếng Việt: “Muông” và “Mân côi”

- Nghĩa của tiếng Việt: “Ngoan” và “Thực dân”

- Nghĩa của tiếng Việt: “Tang bồng” và “Con ghệ”

- Nghĩa của tiếng Việt: Cam và Khổ và Hợp chúng quốc

- Nghĩa của tiếng Việt: Chữ “mặc” – mực vẽ, im lặng và bom nguyên tử

- Nghĩa của tiếng Việt 10: Chim nhạn – Hãy trả lại tên cho ngỗng

- Nghĩa của tiếng Việt: Lạp là hạt, là chạp, là sáp…

- Nghĩa của tiếng Việt: Dày thế mà gọi là “tiểu thuyết”? Bò bía nghĩa là gì?

- Nghĩa của tiếng Việt: Chiêm tinh với thiên văn, can đảm với gan ruột

- Nghĩa của tiếng Việt: vì đâu nên “tá”?

- Nghĩa của tiếng Việt: Cứu cánh –
do ta dùng sai chứ không ai cứu ai cả

- Nghĩa của tiếng Việt: Gác – từ trên lầu đến xưng hô lễ phép

- Nghĩa của tiếng Việt: “dâm bụt” hay “râm bụt”?

- Nghĩa của tiếng Việt: Điền kinh nghĩa là gì? Việt dã nghĩa là sao?

- Nghĩa của tiếng Việt: “Băng” – từ nước đá cho tới chuyện cưới hỏi

- Nghĩa của tiếng Việt: Đào xuống rễ mà tìm chữ căn

- Nghĩa của tiếng Việt: chữ “hộ” giúp đỡ, chữ “hộ” cửa nẻo

- Nghĩa của tiếng Việt: Tam Bành –
ba con ma của Đạo giáo làm người ta nổi giận

- Nghĩa của tiếng Việt: Lãnh cổ áo, lãnh thời tiết

- Nghĩa của tiếng Việt: Tằm-tang-tơ, bộ ba nối kết Đông-Tây

- Nghĩa của tiếng Việt: Vì sao lại gọi là nhiễm sắc thể?

- Nghĩa của tiếng Việt: Cộng hòa là thế nào? Đại Chủng viện là nơi làm gì?

- Nghĩa của tiếng Việt: bánh trưng hay bánh chưng?

- Nghĩa của tiếng Việt: Nguyên là gì, tiêu là gì, và Nguyên Tiêu là gì?

- Nghĩa của tiếng Việt: Đồng hồ –
nhỏ nước trước rồi mới hiện đại sau

- Nghĩa của tiếng Việt: Có phải cứ có vua thì gọi là “phong kiến”?

- Nghĩa của tiếng Việt: Hoàng, Đế, Vương, Vua, xưng gì thì cũng là.. vua

- Nghĩa của tiếng Việt: từ cắm (hoa) cho tới sáp nhập

- Nghĩa của tiếng Việt: Tên các nguyên tố hóa học trong tiếng Việt

Ý kiến - Thảo luận

14:55 Thursday,30.7.2015 Đăng bởi:  candid
Cám ơn Soi, hôm ấy đang đi nghỉ, xem qua điện thoại, định hỏi lại mà quên béng mất. Hôm nay tìm mãi không ra.
...xem tiếp
14:55 Thursday,30.7.2015 Đăng bởi:  candid
Cám ơn Soi, hôm ấy đang đi nghỉ, xem qua điện thoại, định hỏi lại mà quên béng mất. Hôm nay tìm mãi không ra. 
14:30 Thursday,30.7.2015 Đăng bởi:  admin

Candid ơi, hình như không phải trong bài này mà là trong bài "Cửu và Long và một bầy linh vật", có phải Candid đang tìm lại nghĩa của từ "hàng ngũ" không?


...xem tiếp
14:30 Thursday,30.7.2015 Đăng bởi:  admin

Candid ơi, hình như không phải trong bài này mà là trong bài "Cửu và Long và một bầy linh vật", có phải Candid đang tìm lại nghĩa của từ "hàng ngũ" không?

 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

THẾ HỆ MỚI của Anh Tuấn

Thông tin từ triển lãm

Bài đã đăng

» Xem tiếp...

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả