|
|
|
|||||||||||||
Gẫm & BìnhBiennale Thượng Hải: chóng cả mặt! 07. 11. 10 - 9:10 pmNgọc Trà dịchThượng Hải Biennale, mở cửa vào cuối tháng 10. 2010 vừa qua, nói thẳng ra là một hoạt động khá mất tập trung. Sự kiện này được “cầm cương” bởi không phải là 1, mà những 4 giám tuyển – trong đó có giám đốc Bảo tàng Nghệ thuật Quốc gia Bắc Kinh Fan Di’an và học giả nghệ thuật Gao Shiming; lại được tổ chức quanh chủ đề “Rehearsal” (diễn tập), một đề tài ngay từ đầu dã chứng tỏ sự thiếu hoàn chỉnh, thiếu gắn kết. Trên 50 nghệ sĩ, cả Trung Quốc và quốc tế, có tác phẩm trưng bày, đem lại một sự phong phú mấp mé đến mức “tràn bờ”. Trưng bày trong không gian hạn chế của Bảo tàng Nghệ thuật Thượng Hải, các tác phẩm không có chỗ để thở và khách thăm cũng không có chỗ để đi. Chen chúc giữa bốn tầng nhà của bảo tàng, bị treo ở những cầu thang không đủ sáng, cách nhau chưa đầy gang tấc, rất nhiều tác phẩm không phô diễn được hết mức vẻ đẹp của mình. Vào ngày mở cửa, cảm xúc chung là hoang mang hơn là hào hứng khi đám đông cố gắng tìm hiểu ý nghĩa của loạt tác phẩm được trưng bày. Tuy nhiên, nói như vậy không phải là để “dìm hàng” chất lượng của rất nhiều tác phẩm được triển lãm. Thay vào đó, cách tiếp cận tốt nhất là từ bỏ mọi nỗ lực xem xét triển lãm như một tổng thể mà chỉ chọn ra một trong số rất nhiều “sợi chỉ đỏ” chạy qua nó. Ví dụ, những người yêu thích nhiếp ảnh có thể xem các tác phẩm của những tác giả với đa dạng phong cách như Ouka Leele, Yuki Onodera, và JR (vừa nhận giải thưởng TED), cũng như các tác phẩm video art được trình chiếu rất khéo bởi Isaac Julien và Yang Fudong. Nhưng để thưởng lãm triển lãm một cách tốt nhất, ta phải tham quan hai gian phòng trưng bày có sắp đặt một sân khấu. Trong một phòng là tác phẩm của nhóm sân khấu Na-uy Verdensteatret có tên gọi “And All the Questionmarks Started to Sing” (Và tất cả các dấu chấm hỏi bắt đầu ca hát). Ở đây, các diễn viên cùng diễn với dàn máy móc để tạo một màn múa bóng trên những bức tường tối, chuyển động, lướt đi như một đoạn phim đèn chiếu. Trong một phòng khác, nghệ sĩ đa phương tiện Qiu Zhijie sáng tạo ra một tác phẩm lấy cảm hứng bức tranh cổ “Colorful Lanterns in Shang Yuan Festival” (Đèn lồng Màu sắc vào Tết Thượng Nguyên). Trên bốn bức tường, Qiu phác thảo một phiên bản hiện đại của bức tranh cổ, với nhân vật là những con người đương đại. Trong khi đó, ở trung tâm của căn phòng, Qiu dựng hẳng một cảnh quan làm từ các vật tái chế để người xem có thể thơ thẩn đi quanh. Trong khi thưởng lãm những cái cây treo đầy lon thiếc, bạn có thể kéo mấy sợi dây để đám chim bằng bìa cứng đập cánh phành phạch trên đầu, giữa lúc các diễn viên hoạt náo khung cảnh: Một lão ngư mò tìm những chiếc chìa khóa kim loại bằng một cục nam châm treo đầu cần câu; một cặp đôi dùng một viên đá mài để nghiền – không phải ngũ cốc mà cát trắng mịn. Không ngạc nhiên gì khi rất nhiều du khách nán lại trong căn phòng này để tận hưởng cảm giác mới lạ được sống trong một bức tranh. Sang đến tuần thứ hai, Thượng Hải Biennale lại có thêm một “tiết mục” nữa vào danh mục tác phẩm trưng bày. Với giám tuyển Johnson Chang (của ArtReview) và Chaitanya Sambrani của (Đại học Quốc gia Úc), triển lãm West Heavens (Những thiên đường phía Tây) sẽ tập hợp 12 họa sĩ Ấn Độ đương đại và năm họa sĩ đương đại Trung Quốc. Đây có thể nóilà sự hợp tác chính thống đầu tiên giữa hai nước. Với lượng trí tuệ hùng hậu “đỡ đần” cho triển lãm – và quả thật là triễn lãm cũng hùng hậu lắm: trải đều tận ba địa điểm trong thành phố – đây hứa hẹn sẽ là một sự kiện đáng đi xem. Thượng Hải Biennale mở cửa đến ngày 23. 1. 2011 tại Bảo tàng Nghệ thuật Thượng Hải. Ý kiến - Thảo luậnBài đã đăng
» Xem tiếp... |
|||||||||||||||
|