Văn & Chữ

Nghĩa của tiếng Việt: bánh trưng hay bánh chưng? 13. 02. 16 - 6:29 am

Cùng học tiếng Việt

Hỏi: Nghĩa của tiếng Việt giúp mình phân biệt hai chữ chưng-trưng được không? Và nhân tiện, chữ bánh chưng có nguồn gốc như thế nào vậy?

Đáp: Sau Tết năm ngoái, lúc Nghĩa của tiếng Việt được cho mở mục này trên trang Soi cũng đã có bài về chữ chưng, nhưng lúc mới khai trương nên bài cũng hơi sơ sài. Nay nhân tiện còn không khí Tết, chúng ta cùng học lại (và học thêm) về cặp chưng-trưng vậy.

Bánh chưng. Ảnh từ trang này

Chưng là từ Hán-Việt có nghĩa gốc là hơi nóng hoặc hơi nước bốc lên, bắt nguồn từ lễ tế thần thời cổ vào mùa đông gọi là chưng (đốt lửa để tế thần chăng?). Từ đó, chưng còn có nghĩa là đun, hấp thực phẩm cho chín bằng nước hoặc hơi nước, hoặc đôi khi hiểu là đun, hấp nhẹ làm nước bay hơi, để cô hỗn hợp cho đặc lại. Ví dụ: chưng mắm, chưng đường, hay chưng rượu (quá trình này là chưng cất, để lọc rượu, chứ không phải để nấu cho rượu chín, có thể xem lại bài chưng trên Soi).

Tranh vẽ hai người thợ làm cho một nhà giả kim đang chưng cất một quy trình phức tạp để thu được aqua vitae (cách gọi trong giả kim của một hỗn hợp rượu/nước).

Trưng có nghĩa Hán Việt thứ nhất là thể hiện, như biểu trưng, đặc trưng, tượng trưng. Nghĩa này đã Nôm hóa thành bày ra, khoe ra (trưng bày) đồng thời cũng biến âm nhẹ đi thành chưng với nghĩa tương tự, nhưng có sắc thái khoe khoang, ít trang trọng (chưng diện). Cái biến âm này đã dẫn tới sự nhập nhằng về chính tả chưng-trưng trong tiếng Việt, để khỏi cãi nhau về vấn đề vô bổ này, chúng ta cứ theo từ điển mà dùng.

Nghĩa khác của trưng là mời về, đòi về. Trưng thu là thu về. Trưng cầu là tìm hỏi, trưng cầu dân ý là tìm hỏi ý kiến của dân.

“Trưng cầu dân ý”, tranh vẽ trên kính của Marek Idziaszek

*
Còn từ bánh chưng, có khá nhiều cách giải thích nguồn gốc chữ chưng:

1. Là bánh cần phải đun trong nước lâu mới chín, cách tạo từ tương tự bánh rán, bánh nướng.

2. Là bánh để tế thần mùa đông. Cách giải thích này rất thiếu căn cứ. Trên mạng từng có cuộc tranh cãi về cách giải thích này, lý do là lấy 1 cái lễ tế thần ở Tàu để gán cho tên cái bánh ở ta, mà lại là tế thần mùa đông, trong khi Tết lại là mùa xuân. Ở Tàu cũng có loại bánh gọi là chưng bính (蒸餅, tức là bánh chưng) là bánh bột gạo hấp, là bánh bình thường, chả dùng vào dịp gì cả và người ta cũng chỉ hiểu chưng = hấp, chứ không liên quan gì tới tế thần.

Một loại chưng bính. Ảnh từ trang này

3. Tiếng Việt có biến đổi âm ch-v như trong các từ láy chênh vênh, chơi vơi… Chữ vuông còn có âm cổ là chuông. Tên bánh vốn có thể là bánh chuông (= bánh hình vuông), sau bị đọc trại thành bánh chưng. Đây là cách giải thích cũng khá thuyết phục của ông Nguyễn Dư (trong link cũng có giải thích về bánh giày/dày/giầy/dầy).

Bánh chưng vuông

4. Bánh dùng để trưng ngày Tết, gọi là bánh trưng, hoặc bánh chưng đây là cách lý giải của những người hay viết sai chính tả (hehe), nhưng cũng có thể là đúng.

*

Các bạn xem thêm về các từ khác ở FB Cùng học tiếng Việt nhé

 

*

Cùng học tiếng Việt:

- Nghĩa của tiếng Việt: Đỗ và Đậu. Chưng và Chưng cất

- Nghĩa của tiếng Việt: Phù tang và Câu lạc bộ

- Nghĩa của tiếng Việt: Trẩy và Nhặt

- Nghĩa của tiếng Việt: “Khinh” và “Mọn”

- Nghĩa của tiếng Việt: “Nhũn như con chi chi”

- Nghĩa của tiếng Việt: “Muông” và “Mân côi”

- Nghĩa của tiếng Việt: “Ngoan” và “Thực dân”

- Nghĩa của tiếng Việt: “Tang bồng” và “Con ghệ”

- Nghĩa của tiếng Việt: Cam và Khổ và Hợp chúng quốc

- Nghĩa của tiếng Việt: Chữ “mặc” – mực vẽ, im lặng và bom nguyên tử

- Nghĩa của tiếng Việt 10: Chim nhạn – Hãy trả lại tên cho ngỗng

- Nghĩa của tiếng Việt: Lạp là hạt, là chạp, là sáp…

- Nghĩa của tiếng Việt: Dày thế mà gọi là “tiểu thuyết”? Bò bía nghĩa là gì?

- Nghĩa của tiếng Việt: Chiêm tinh với thiên văn, can đảm với gan ruột

- Nghĩa của tiếng Việt: vì đâu nên “tá”?

- Nghĩa của tiếng Việt: Cứu cánh –
do ta dùng sai chứ không ai cứu ai cả

- Nghĩa của tiếng Việt: Gác – từ trên lầu đến xưng hô lễ phép

- Nghĩa của tiếng Việt: “dâm bụt” hay “râm bụt”?

- Nghĩa của tiếng Việt: Điền kinh nghĩa là gì? Việt dã nghĩa là sao?

- Nghĩa của tiếng Việt: “Băng” – từ nước đá cho tới chuyện cưới hỏi

- Nghĩa của tiếng Việt: Đào xuống rễ mà tìm chữ căn

- Nghĩa của tiếng Việt: chữ “hộ” giúp đỡ, chữ “hộ” cửa nẻo

- Nghĩa của tiếng Việt: Tam Bành –
ba con ma của Đạo giáo làm người ta nổi giận

- Nghĩa của tiếng Việt: Lãnh cổ áo, lãnh thời tiết

- Nghĩa của tiếng Việt: Tằm-tang-tơ, bộ ba nối kết Đông-Tây

- Nghĩa của tiếng Việt: Vì sao lại gọi là nhiễm sắc thể?

- Nghĩa của tiếng Việt: Cộng hòa là thế nào? Đại Chủng viện là nơi làm gì?

- Nghĩa của tiếng Việt: bánh trưng hay bánh chưng?

- Nghĩa của tiếng Việt: Nguyên là gì, tiêu là gì, và Nguyên Tiêu là gì?

- Nghĩa của tiếng Việt: Đồng hồ –
nhỏ nước trước rồi mới hiện đại sau

- Nghĩa của tiếng Việt: Có phải cứ có vua thì gọi là “phong kiến”?

- Nghĩa của tiếng Việt: Hoàng, Đế, Vương, Vua, xưng gì thì cũng là.. vua

- Nghĩa của tiếng Việt: từ cắm (hoa) cho tới sáp nhập

- Nghĩa của tiếng Việt: Tên các nguyên tố hóa học trong tiếng Việt

Ý kiến - Thảo luận

22:29 Sunday,17.1.2021 Đăng bởi:  Ngô Hưng
Thế hệ tôi 8x đi học thì chỉ biết chuẩn sách vở là bánh chưng, tôi quê ở miền trung (Nghệ An) thường nói nặng các âm dấu "ngã", "nặng" nhưng hầu như không bao giờ viết sai chính tả. Các bác cùng thế hệ lứa tuổi như tôi nói bánh trưng là kiểu bị nhầm lẫn tr-ch thường ở ngoài bắc.
Giờ tôi cũng nghĩ bánh chưng chính xác, chứ bánh trưng (một loại bánh để trưng b
...xem tiếp
22:29 Sunday,17.1.2021 Đăng bởi:  Ngô Hưng
Thế hệ tôi 8x đi học thì chỉ biết chuẩn sách vở là bánh chưng, tôi quê ở miền trung (Nghệ An) thường nói nặng các âm dấu "ngã", "nặng" nhưng hầu như không bao giờ viết sai chính tả. Các bác cùng thế hệ lứa tuổi như tôi nói bánh trưng là kiểu bị nhầm lẫn tr-ch thường ở ngoài bắc.
Giờ tôi cũng nghĩ bánh chưng chính xác, chứ bánh trưng (một loại bánh để trưng bày) thì nó cứ thấy hơi tầm thường kém đặc sắc quá..:)) 
4:30 Saturday,16.1.2021 Đăng bởi:  jana lee
Đúng ra ngày xưa chỉ có tết đến mới có bánh trưng để ăn, có thể vì thế mà bánh trưng là biểu tượng về ngày tết cổ truyền Việt Nam và nó đúng nghĩa với từ"trưng". Ai nói tôi viết chính tả sai,tôi mặc kệ vì tôi vẫn viết là bánh trưng, từ mà tất cả sách giáo khoa xuất bản từ năm 86 trở về trước dùng. Tôi yêu tiếng Việt và hay nghiên cứu về từ "Hán- Việ
...xem tiếp
4:30 Saturday,16.1.2021 Đăng bởi:  jana lee
Đúng ra ngày xưa chỉ có tết đến mới có bánh trưng để ăn, có thể vì thế mà bánh trưng là biểu tượng về ngày tết cổ truyền Việt Nam và nó đúng nghĩa với từ"trưng". Ai nói tôi viết chính tả sai,tôi mặc kệ vì tôi vẫn viết là bánh trưng, từ mà tất cả sách giáo khoa xuất bản từ năm 86 trở về trước dùng. Tôi yêu tiếng Việt và hay nghiên cứu về từ "Hán- Việt", tôi rất tiếc và buồn cho thế hệ trẻ bây giờ nhiều người nói mà không cắt nghĩa được câu nói của mình, vì đâu nên nỗi???? 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Luật của comment

RaumuongNoigian & SOI

Như Huy trả lời D.Q

Như Huy từ Ga 0

Bài đã đăng

» Xem tiếp...

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả