Văn & Chữ

Nghĩa của tiếng Việt: Nguyên là gì, tiêu là gì, và Nguyên Tiêu là gì? 22. 02. 16 - 6:44 am

Cùng học tiếng Việt

 

Múa lân ăn Tết Nguyên Tiêu ở quận 5, TP Hồ Chí Minh. Hình từ trang này

Rằm tháng Giêng còn gọi là Tết Nguyên Tiêu. Cách đây vài tháng, chúng ta đã học rằng tháng Chạp vốn là đọc trại ra từ chữ Hán-Việt “lạp”, tức tháng phơi thịt. Về mặt từ nguyên, tháng Giêng có 2 cách giải thích

– Có thể nó bắt nguồn từ chữ “Nguyên nguyệt”, đọc theo giọng Quảng Đông sẽ gần giống Giêng.

– Cũng có thể nó bắt nguồn từ chữ “Chính nguyệt”, đọc theo tiếng Quan Thoại sẽ giống Giêng, mà chữ Nôm “Giêng” cũng dùng chữ “Chính” để ký âm.

Từ đây, chúng ta cũng đã biết chữ “nguyên” có nghĩa là “tháng Giêng”, hay tháng đầu tiên của năm. Chữ “tiêu” ở đây có nghĩa là đêm. Ở đây “nguyên tiêu” có nghĩa là “đêm của tháng đầu tiên”, chỉ đêm trăng tròn đầu tiên của năm mới.

Nguyên Tiêu nào, Hội Nhà Văn Việt Nam cũng tổ chức Ngày Thơ ở Văn Miếu Quốc tử giám (Hà Nội). Trong ảnh là tại NgàyTthơ Việt Nam lần thứ 11, năm 2013. Ảnh từ trang này

Rất nhiều chữ Hán-Việt có âm “tiêu”, liệt kê hết ra đây thì loãng bài quá. Chữ “tiêu” với nghĩa là đêm trong thơ cổ chữ Hán thì có nhiều chứ tiếng Việt hiện đại ít dùng. Ví dụ như trong “Táng hoa từ” (Bài ca chôn hoa) trong Hồng Lâu Mộng:

Tạc tiêu đình ngoại bi ca phát
Tri thị hoa hồn dữ điểu hồn

(Tối qua ngoài sân có tiếng hát não nề
Biết đâu ấy là hồn hoa hay hồn chim)

Đại Ngọc cầm cuốc đi chôn hoa

 

Đại Ngọc chôn hoa

Ở Việt Nam, rằm tháng Giêng thường là một dịp để Phật tử đi chùa, chứ không phải là một lễ rầm rộ. Nhưng với người Hoa (ở Trung Quốc và tất cả các chỗ khác trên thế giới) thì đây thường được coi là lễ quan trọng nhất trong năm, kể từ thời Hán Vũ đế. Khu Chợ Lớn ở Sài Gòn cũng tổ chức Nguyên Tiêu khá lớn (Giao thừa ra Quận Nhất, Nguyên tiêu về Quận Năm). Người Hoa lên chùa cúng, treo đèn lồng ở nhà, xem hoa đăng và ăn bánh trôi vào dịp này. Có nơi thanh niên còn mua chong chóng giấy cầm tay để chuyển vận.

Cúng bánh trôi nhiều màu trong Tết Nguyên Tiêu. Hình từ trang này

*

Các bạn xem thêm về các từ khác ở FB Cùng học tiếng Việt nhé

*

Cùng học tiếng Việt:

- Nghĩa của tiếng Việt: Đỗ và Đậu. Chưng và Chưng cất

- Nghĩa của tiếng Việt: Phù tang và Câu lạc bộ

- Nghĩa của tiếng Việt: Trẩy và Nhặt

- Nghĩa của tiếng Việt: “Khinh” và “Mọn”

- Nghĩa của tiếng Việt: “Nhũn như con chi chi”

- Nghĩa của tiếng Việt: “Muông” và “Mân côi”

- Nghĩa của tiếng Việt: “Ngoan” và “Thực dân”

- Nghĩa của tiếng Việt: “Tang bồng” và “Con ghệ”

- Nghĩa của tiếng Việt: Cam và Khổ và Hợp chúng quốc

- Nghĩa của tiếng Việt: Chữ “mặc” – mực vẽ, im lặng và bom nguyên tử

- Nghĩa của tiếng Việt 10: Chim nhạn – Hãy trả lại tên cho ngỗng

- Nghĩa của tiếng Việt: Lạp là hạt, là chạp, là sáp…

- Nghĩa của tiếng Việt: Dày thế mà gọi là “tiểu thuyết”? Bò bía nghĩa là gì?

- Nghĩa của tiếng Việt: Chiêm tinh với thiên văn, can đảm với gan ruột

- Nghĩa của tiếng Việt: vì đâu nên “tá”?

- Nghĩa của tiếng Việt: Cứu cánh –
do ta dùng sai chứ không ai cứu ai cả

- Nghĩa của tiếng Việt: Gác – từ trên lầu đến xưng hô lễ phép

- Nghĩa của tiếng Việt: “dâm bụt” hay “râm bụt”?

- Nghĩa của tiếng Việt: Điền kinh nghĩa là gì? Việt dã nghĩa là sao?

- Nghĩa của tiếng Việt: “Băng” – từ nước đá cho tới chuyện cưới hỏi

- Nghĩa của tiếng Việt: Đào xuống rễ mà tìm chữ căn

- Nghĩa của tiếng Việt: chữ “hộ” giúp đỡ, chữ “hộ” cửa nẻo

- Nghĩa của tiếng Việt: Tam Bành –
ba con ma của Đạo giáo làm người ta nổi giận

- Nghĩa của tiếng Việt: Lãnh cổ áo, lãnh thời tiết

- Nghĩa của tiếng Việt: Tằm-tang-tơ, bộ ba nối kết Đông-Tây

- Nghĩa của tiếng Việt: Vì sao lại gọi là nhiễm sắc thể?

- Nghĩa của tiếng Việt: Cộng hòa là thế nào? Đại Chủng viện là nơi làm gì?

- Nghĩa của tiếng Việt: bánh trưng hay bánh chưng?

- Nghĩa của tiếng Việt: Nguyên là gì, tiêu là gì, và Nguyên Tiêu là gì?

- Nghĩa của tiếng Việt: Đồng hồ –
nhỏ nước trước rồi mới hiện đại sau

- Nghĩa của tiếng Việt: Có phải cứ có vua thì gọi là “phong kiến”?

- Nghĩa của tiếng Việt: Hoàng, Đế, Vương, Vua, xưng gì thì cũng là.. vua

- Nghĩa của tiếng Việt: từ cắm (hoa) cho tới sáp nhập

- Nghĩa của tiếng Việt: Tên các nguyên tố hóa học trong tiếng Việt

Ý kiến - Thảo luận

13:29 Saturday,9.4.2016 Đăng bởi:  NMH
@Dương Trần:
Em ở Sài Gòn, thuộc trấn Phiên, Đàng Trong.
...xem tiếp
13:29 Saturday,9.4.2016 Đăng bởi:  NMH
@Dương Trần:
Em ở Sài Gòn, thuộc trấn Phiên, Đàng Trong.  
1:21 Saturday,9.4.2016 Đăng bởi:  Dương Trần
@NMH: Bác cho tôi hỏi quê bác ở đâu, là Đàng Ngoài hay Đàng Trong? Vì theo như tôi đọc trong "Chữ huý Việt Nam qua các triều đại" của Ngô Đức Thọ thì chữ Nguyên đọc chệch thành Ngươn là do người Đàng Trong kỵ húy Chúa Nguyễn Phúc Nguyên. Còn chữ Nguyệt đổi thành Ngoạt thì xưa hơn, kỵ húy bà Thiện Đạo Quốc Mẫu, vợ An Sinh Vương Trần Liệu, mẹ Hưng Đạo Vương Tr
...xem tiếp
1:21 Saturday,9.4.2016 Đăng bởi:  Dương Trần
@NMH: Bác cho tôi hỏi quê bác ở đâu, là Đàng Ngoài hay Đàng Trong? Vì theo như tôi đọc trong "Chữ huý Việt Nam qua các triều đại" của Ngô Đức Thọ thì chữ Nguyên đọc chệch thành Ngươn là do người Đàng Trong kỵ húy Chúa Nguyễn Phúc Nguyên. Còn chữ Nguyệt đổi thành Ngoạt thì xưa hơn, kỵ húy bà Thiện Đạo Quốc Mẫu, vợ An Sinh Vương Trần Liệu, mẹ Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn. 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Đi và không bao giờ đến

Phan Cẩm Thượng

Bài đã đăng

» Xem tiếp...

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả