Văn & Chữ

Nghĩa của tiếng Việt: từ cắm (hoa) cho tới sáp nhập 19. 04. 16 - 8:01 am

Cùng học tiếng Việt

Trên trang của bọn mình ở facebook có một số bạn hay hỏi rằng chữ sáp nhập, viết như vậy là đúng hay sai.

Đây là một từ Hán-Việt, viết đúng chính là sáp nhập, nhưng hay bị viết sai thành sát nhập.

Cùng một bài báo mà lung túng giữa hai từ

 

Sáp có nghĩa là “cắm, cài, nhét, nhúng”. Để nhớ chữ này, bạn có thể nghĩ về chữ insert tiếng Anh hoặc trên bàn phím máy tính của bạn. Sáp còn có nghĩa là trồng hoặc cấy, vì phải nhét hạt giống hoặc cắm cây con vào đất. Nhập nghĩa là “vào”. Vậy sáp nhập có nghĩa là gom vào, cắm vào, cài vào, cho cái này vào trong cái kia.

Ví dụ câu thơ chữ Hán sau của Nguyễn Du trong Quỷ Môn Quan dùng chữ sáp nhập:

Liên phong cao sáp nhập thanh vân
(Núi liền nhau cao vút, lồng vào mây xanh)

Quỷ môn quan, Lạng Sơn. Hình từ trang này

Hay hai câu sau của Nguyễn Phúc Ưng Bình trong Lộc Minh đình thi thảo dùng chữ sáp nghĩa là cắm (hoa):

Sáp mai tảo ngụ tầm xuân ý,
Ngã tặng đồng nhân nhân tặng dư.
(Sáng sớm cắm hoa mai tìm chút hơi xuân
Ta tặng cho người, người lại tặng cho ta)

Cắm hoa. Tranh từ trang này

Ngoài sáp nhập, tiếng Việt hiện đại không dùng chữ sáp/cắm-cài này trong từ ghép nào nữa (Ngoài nghĩa “cài cắm”, sáp còn là nến). Vì thế, nghĩa gốc Hán-Việt của nó dễ bị những người không để ý lãng quên, và dùng sai thành sát nhập – một chữ vô nghĩa, do chữ sát này có một nét nghĩa khiến chúng ta bị lẫn lộn.

Sát đang nói ở đây là một từ Hán-Việt có nghĩa là chà, cọ, xoa vào nhau (ví dụ: ma sát = mài cọ). Sát được Nôm hóa thành xát, và dùng trong các từ ghép Nôm như cọ xát, xây xát, xát muối.

Chính nét nghĩa cọ vào nhau này khiến sát phát triển nghĩa thành “ở rất gần nhau” (ví dụ: sát sườn, sát rạt, đôi khi biến âm thành sít). Những người dùng chữ sai “sát nhập” có thể đã hiểu theo ý là “những cái ở gần nhau đem nhập vào nhau”.

*

Các bạn xem thêm về các từ khác ở FB Cùng học tiếng Việt nhé

*

Cùng học tiếng Việt:

- Nghĩa của tiếng Việt: Đỗ và Đậu. Chưng và Chưng cất

- Nghĩa của tiếng Việt: Phù tang và Câu lạc bộ

- Nghĩa của tiếng Việt: Trẩy và Nhặt

- Nghĩa của tiếng Việt: “Khinh” và “Mọn”

- Nghĩa của tiếng Việt: “Nhũn như con chi chi”

- Nghĩa của tiếng Việt: “Muông” và “Mân côi”

- Nghĩa của tiếng Việt: “Ngoan” và “Thực dân”

- Nghĩa của tiếng Việt: “Tang bồng” và “Con ghệ”

- Nghĩa của tiếng Việt: Cam và Khổ và Hợp chúng quốc

- Nghĩa của tiếng Việt: Chữ “mặc” – mực vẽ, im lặng và bom nguyên tử

- Nghĩa của tiếng Việt 10: Chim nhạn – Hãy trả lại tên cho ngỗng

- Nghĩa của tiếng Việt: Lạp là hạt, là chạp, là sáp…

- Nghĩa của tiếng Việt: Dày thế mà gọi là “tiểu thuyết”? Bò bía nghĩa là gì?

- Nghĩa của tiếng Việt: Chiêm tinh với thiên văn, can đảm với gan ruột

- Nghĩa của tiếng Việt: vì đâu nên “tá”?

- Nghĩa của tiếng Việt: Cứu cánh –
do ta dùng sai chứ không ai cứu ai cả

- Nghĩa của tiếng Việt: Gác – từ trên lầu đến xưng hô lễ phép

- Nghĩa của tiếng Việt: “dâm bụt” hay “râm bụt”?

- Nghĩa của tiếng Việt: Điền kinh nghĩa là gì? Việt dã nghĩa là sao?

- Nghĩa của tiếng Việt: “Băng” – từ nước đá cho tới chuyện cưới hỏi

- Nghĩa của tiếng Việt: Đào xuống rễ mà tìm chữ căn

- Nghĩa của tiếng Việt: chữ “hộ” giúp đỡ, chữ “hộ” cửa nẻo

- Nghĩa của tiếng Việt: Tam Bành –
ba con ma của Đạo giáo làm người ta nổi giận

- Nghĩa của tiếng Việt: Lãnh cổ áo, lãnh thời tiết

- Nghĩa của tiếng Việt: Tằm-tang-tơ, bộ ba nối kết Đông-Tây

- Nghĩa của tiếng Việt: Vì sao lại gọi là nhiễm sắc thể?

- Nghĩa của tiếng Việt: Cộng hòa là thế nào? Đại Chủng viện là nơi làm gì?

- Nghĩa của tiếng Việt: bánh trưng hay bánh chưng?

- Nghĩa của tiếng Việt: Nguyên là gì, tiêu là gì, và Nguyên Tiêu là gì?

- Nghĩa của tiếng Việt: Đồng hồ –
nhỏ nước trước rồi mới hiện đại sau

- Nghĩa của tiếng Việt: Có phải cứ có vua thì gọi là “phong kiến”?

- Nghĩa của tiếng Việt: Hoàng, Đế, Vương, Vua, xưng gì thì cũng là.. vua

- Nghĩa của tiếng Việt: từ cắm (hoa) cho tới sáp nhập

- Nghĩa của tiếng Việt: Tên các nguyên tố hóa học trong tiếng Việt

Ý kiến - Thảo luận

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Bài đã đăng

» Xem tiếp...

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả