Thị trường

Làm sao bán được nghệ thuật tương tác trong gallery? 13. 05. 16 - 7:49 am

Noelle Bodick - Hoa Hoa dịch

SOI: Bài viết này có tên gốc là “How Do You Sell Participatory Art in the Gallery?”. Người dịch đề nghị được đưa cả bản gốc lên để mọi người dễ trao đổi, đặc biệt là về những phần dịch còn thiếu sót. Cảm ơn các bạn.

Tại show của Yoko Ono có tên “Mend Piece” 2015 ở Galerie Lelong. Hình từ trang này

Tuần trước, một khách đến galerie Lelong (Chelsea, Anh) ngồi vào một chiếc bàn phủ đầy những mảnh gốm trắng trong gần một tiếng, tập trung vào việc dựng lại một chiếc tách

Trong lúc anh này ráp lại chiếc tách bằng keo, dây, băng dính, phó giám đốc galerie là Mary Sabbatino tiến lại. “Tôi nói,” bà nhớ lại khi được phỏng vấn qua điện thoại, “Wow, anh ở đây đã được lâu phết, thực sự làm việc với chiếc tách này.” Người khách đáp, dà…, đúng vậy… Anh ấy vẫn còn nhiều mảnh phải gắn lại.

Last week, a visitor to Chelsea’s Galerie Lelong sat at a table covered with white ceramic shards for nearly an hour, concentrating on rebuilding a single cup.

As he pieced it together using glue, string, and tape, gallery vice president Mary Sabbatino, approached. “I said,” she recalled in a phone interview, “ ‘Wow, you’ve really been here a long time, you’ve really been working on that cup.’ ” The visitor replied that, well, yes — he had a lot to mend.

Tại “Mending Piece”. Hình từ trang này

Những người “phục chế” tách chăm chỉ như người đàn ông này là một yếu tố then chốt trong tác phẩm “Mending Piece” (gốc là 1966) của Yoko Ono, được dựng lại trong một show mới gồm những tác phẩm tương tác của nghệ sĩ Nhật 82 tuổi này, do galerie Lelong và Andrea Rosen hợp tác giới thiệu. Show có tên “The Riverbed”, gồm cả tác phẩm “Stone Piece” (2015), trong đó có luôn lời chỉ dẫn của Ono: “chọn một cục đá, nắm nó cho tới khi mọi giận dữ và đau buồn của bạn biến mất.”

Diligent cup restorers like this man are a crucial element of Yoko Ono’s “Mending Piece” (1966), displayed in a new show of the 82-year-0ld Japanese artist’s participatory artworks that is being jointly presented by Galerie Lelong and Andrea Rosen. Titled “The Riverbed,” it also contains “Stone Piece” (2015), which includes Ono’s instructions to “choose a stone and hold it until all your anger and sadness have been let go.”

Tương tác trong “Stone Piece”. Hình từ trang này

Trong vài năm qua, nghệ thuật có yếu tố tham dự (của người xem) đã trở thành gần như một mặt hàng chủ lực của các triển lãm tại bảo tàng, từ show “Nghệ sĩ giá lâm” của Marina Abramovič tại MoMA hồi 2010, tới triển lãm “One Woman Show, 1960–1971” (cũng tại MoMA) của Ono, sẽ đóng cửa vào tháng Chín. Loại hình này ít nhiều kém phổ biến trong thế giới thương mại của gallery. Andrea Rosen, một chủ gallery, nói: “Tôi nghĩ người ta có một mặc định, “Ồ, nếu (tác phẩm) cần được bày ra, và thiên hạ cần đến xem và tương tác với nó, thế thì cần phải đặt trong một không gian cộng cộng’, và họ định ra không gian đó phải là một bảo tàng. Tôi cho đó là một sự hiểu sai.”

In the past few years, participatory art has become almost a staple of museum exhibitions, from MoMA’s 2010 Marina Abramovič show to its exhibition “One Woman Show, 1960–1971” of Ono’s work, which closed in September. The genre has been somewhat less common in the commercial world of the gallery. “I think there is an assumption of, ‘Oh, well, if it needs to be manifest and people need to come and see it and interact with it, then it needs to be in a public space, and they define that as a museum,” gallerist Andrea Rosen said in a phone interview. “I think this is a misconception.”

“Nghệ sĩ giá lâm” của Marina Abramovič tại MoMA

Mặc cho thái độ tích cực của Rose về một tương lai của nghệ thuật tương tác trong khung cảnh gallery, thật khó mà thoát khỏi cái cảm giác rằng nghệ thuật này là một thứ khó bán, hoàn toàn theo nghĩa đen. Làm sao bạn đóng gói và bán lẻ được một trải nghiệm như cái trải nghiệm mà người đàn ông ở đầu bài đã có suốt buổi chiều kia? Và bán cho ai? Những món trong triển lãm “The Riverbed” (Đáy sông) được bày ra như những chứng chỉ có bao gồm phần hướng dẫn. (Nếu người mua muốn những món này được nhắc tới trong phần hướng dẫn, gallery sẽ sẵn lòng điền thêm vào).

Despite Rosen’s positive attitude about participatory art’s future in a gallery setting, it’s hard to escape the feeling that it may, quite literally, be a hard sell. How do you package and peddle an experience like that of the young man’s afternoon? And to whom? The pieces in “The Riverbed” are offered as certificates that include the instructions. (If the buyer wants the objects referred to in these instructions, the gallerists will be willing to include them.)

“Khi làm show này, tôi không quan tâm là nhất thiết phải bán được tác phẩm, mà phải bày ra được tác phẩm mới nhất của Ono kể từ show MoMA của bà,” Sabbatino giải thích, nói thêm rằng bà chủ yếu nhắm tới những người mua tiềm năng nào có các không gian công cộng hoặc bán công cộng. Ngay cả với những người này, các tác phẩm cũng đặt ra những thách thức thật sự: Chúng đòi hỏi một sức chịu đựng lớn hơn so với các loại nghệ thuật khác, vì chốc chốc lại có người đến tương tác và thao tác trên tác phẩm; loại nghệ thuật này không mang đến những niềm vui sướng thông thường của một món đồ bạn sống cùng nó.

“My interest in doing this show was not necessarily to sell the work but to show [Ono’s] most recent work after the MoMA show,” Sabbatino explained, adding that she has chiefly approached potential buyers who have public or semipublic spaces. Even for these individuals, the pieces can pose real challenges: They require a greater tolerance for having people interact with and manipulate the piece over time than other types of art and do not offer the usual pleasures of an object you live with.

Về phần mình, Rosen lại không thấy có khác biệt nào giữa một vật phẩm nghệ thuật cụ thể với một tác phẩm tương tác, chừng nào người sáng tạo ra tác phẩm còn định nghĩa được rõ ràng ý định của họ. “Và về mặt nào đó,” bà nói, “duy trì một bức vẽ trên tường của Sol LeWitt thì dễ hơn một bức tranh của Ad Reinhardt, vì khi bức vẽ kia bị hỏng, bạn có thể làm lại lần nữa.”

For her part, Rosen sees no difference between a concrete art object and a participatory work, as long as the creator clearly defines his or her intentions. “And in some ways,” she said, “it is easier to maintain a Sol LeWitt wall drawing than an Ad Reinhardt painting, because when that drawing gets damaged, you do it again.”

Ad Reinhardt (1913-1967), Yellow Painting, Sơn dầu, 117.1 x 50.5cm. Vẽ vào năm 1948. Giá bán: $234.000 (Christie’s 2010)

Là người sáng lập quỹ Felix Gonzalez Torres, mang tên một nghệ sĩ nổi tiếng với những tác phẩm là một đống kẹo mà người xem được khuyến khích cứ lấy mà ăn. Rosen có một vị thế đặc biệt tốt để quan sát thấy loại hình nghệ thuật này dần đân đã được công nhận. “Đã có lúc không ai hiểu được cho đúng, mặc dù đó luôn luôn là ý định của Felix – rằng nếu một tác phẩm tồn tại ở nhiều hơn một nơi vào cùng một lúc, thì tác phẩm đó có thể gọi là độc đáo,”Rosen nói. “Và cứ nghĩ đến sau nhiều năm nữa, tác phẩm ấy trở thành một thứ được người ta thấu hiểu, được chấp nhận mà không bị thắc mắc, là tôi muốn khóc: chúng ta đang tiến hóa trong tiến trình suy nghĩ và ý thức của chúng ta.”

As the founder of the Felix Gonzalez Torres Foundation, dedicated to the work of the artist known for pieces like a sculpture of wrapped candies that spectators were encouraged to take and eat, Rosen has been particularly well positioned to watch this genre become part of the canon. “There was a moment when no one could literally understand — even though it was always Felix’s intention — that if a work existed in more than one place at a time, that it possibly could be unique,” she said. “And the idea that a number of years later, it became clearly understood and accepted without question almost makes me want to cry — we are evolving in our thought process and our consciousness.” 

Felix Gonzalez-Torres, “Vô Đề”(Ross),1991. Kẹo nhiều màu, bọc riêng trong các túi giấy bóng kính. Kích thước thay đổi.

Các bảo tàng thì vừa nuôi dưỡng vừa “chịu đựng” sự tiến hóa này. “Đã từ lâu có một thứ kiểu như cấm kị trong các tổ chức nghệ thuật: đó là (kị) thứ tác phẩm có thể làm lại, có thể thay đổi theo thời gian, có thể trải nghiệm trực tiếp bởi người xem,” giám tuyển Christophe Cherix của MoMA, cũng là một đồng giám tuyển cho triển lãm của Ono mới đây. “Nhưng ngày nay, tôi nghĩ chúng ta đang học để bày những tác phẩm này theo cái cách khiến người ta thực sự hiểu vì sao chúng ta (những người tổ chức) lại cảm thấy nó đột phá thế. Và chiều kích của sự tham dự (từ người xem) trong việc này là tối quan trọng.”

Museums have both fostered this evolution and undergone it. “It’s something that for a long time was almost a bit taboo within the institution: the idea that work can be refabricated, can change over time, can be experienced directly by the viewer,” said MoMA’s drawings curator Christophe Cherix, who co-curated Ono’s recent show. “But today I think we are learning how to stage those works in a way that makes people really understand why we feel it was so groundbreaking. And the participatory dimension in that is essential.

Ursula, tác phẩm tương tác của Urs Fischer

Các gallery nay cũng bày nghệ thuật tương tác, nhờ nỗ lực giáo dục từ các bảo tàng, và nhờ chính “lý lịch” cũng như phong cách (thích hợp) của các gallery ấy. Nhưng họ cũng có khả năng đẩy trải nghiệm của người xem đi xa hơn, nếu có thêm yếu tố tự do ý chí (của người xem).

The galleries now showing participatory art benefit from museums’ educational efforts, and from the historical and stylistic context they provide. But they also potentially push viewers’ experience further, adding an element of autonomy.”

“Có một cảm giác rằng khi công chúng bước vào một không gian của một tổ chức (nghiêm trang), thì đã có cái gì đó được phán xét, và điều đó phải được hiểu theo hướng phán xét ấy,” Rosen nói. “Luôn có một mặc định rằng (phải) có một mẫu số chung nhỏ nhất (trong việc xem tác phẩm), đó chính là thứ mà Yoko hay Felix đều không tin vào. Với họ, có một sự bình đẳng, đó là ai ai cũng có khả năng và có quyền nêu quan điểm.”

“There is the sense when the public walks into an institutional space that something has already been judged and that it must be understood in terms of this judgment,” said Rosen. “There is the assumption that there is a lowest common denominator mẫu số chung nhỏ nhất, which is something that Yoko or Felix would not believe in. [For them,] there is an equality where everyone has the same ability and right to a point of view.”

Nhưng mà rồi có bán được không?

But will it sell?

24. 12. 2015

Ý kiến - Thảo luận

9:20 Friday,13.5.2016 Đăng bởi:  candid
Góp ý với tác giả là lần sau bác nên đưa bài gốc hẳn xuống dưới, chứ để xôi đỗ thế này người ta ngại đọc quá. Hơn nữa theo em cuối cùng tinh thần bản dịch mới quan trọng chứ không phải bám sát từng câu từng chữ.
...xem tiếp
9:20 Friday,13.5.2016 Đăng bởi:  candid
Góp ý với tác giả là lần sau bác nên đưa bài gốc hẳn xuống dưới, chứ để xôi đỗ thế này người ta ngại đọc quá. Hơn nữa theo em cuối cùng tinh thần bản dịch mới quan trọng chứ không phải bám sát từng câu từng chữ. 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

GMO: Chuông nguyện hồn ong

Pha Lê sưu tầm từ nhiều nguồn và dịch

Thông báo số 1 và 9 cái băn khoăn

Thông tin từ Cục Mỹ thuật–Nhiếp ảnh–Triển lãm và NGUYỄN THỊ HOÀI BÃO

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả