|
|
|
|||||||||||||
Gẫm & Bình“Ốm à?”: Che mắt thì còn lại gì? 30. 12. 10 - 9:35 amGouacheNÀY, ỐM À? Triển lãm cá nhân tranh sơn dầu của Lý Trần Quỳnh Giang * Có những triển lãm nghe đến tên tác giả là người ta đã cảm giác hào hứng đi ngay. Sự khâm phục thiếu cập nhật đôi khi cũng trở thành mụ mị. Đôi khi người ta vẫn phải dặn mình cần công bình: yêu họa sĩ tức là cùng đi qua cả những lúc vẽ đẹp, vẽ xấu của họ. “Sông có khúc, họa sĩ có lúc”. Mặc định rằng họ luôn đẹp, luôn giỏi là “giết” cái quyền được thay đổi của họ. Không có người xem rộng lượng và trung thành thì sẽ khó có thay đổi, vì thay đổi thường đồng nghĩa với “liều mạng” vượt khỏi an toàn. Xem gần 30 bức sơn dầu ở triển lãm Ốm à? của Lý Trần Quỳnh Giang về tôi cứ tự hỏi tác giả sau bao nhiêu năm, từ cái thời tôi đi xem cô triển lãm (hình như lần đầu) ở nhà triển lãm Hàng Bài thế là có “đổi” hay không? Hay cô đã như rất nhiều họa sĩ thành danh ở Việt Nam khác: những bức đầu vẽ cẩn thận, tuy nét cứng nhưng màu dày dặn, càng về sau nổi tiếng rồi thì càng nguệch ngoạc, màu bết bát, chỉ tập trung vào một điểm nào đó trên tranh: một đôi mắt, một khuôn mặt (ồ, cái này thì không phải Giang, nhưng sao họa sĩ nhiều người tự say khuôn mặt mình). Cả một phòng tranh là một rừng mắt, đúng như ai đó đã thốt lên trong triển lãm. Ám ảnh lắm, nhưng thử bịt những đôi mắt đẹp và long lanh này lại xem, ta còn được gì ở mấy chục bức tranh ấy? đặc biệt những bức “chân dung”, những bức vẽ người. Bạn cứ thử làm đi, ngay trên màn hình máy tính đây, che đôi mắt trong tranh lại, thì còn gì? Có thể Giang đã đạt đến đẳng cấp “quý hồ tinh bất quý hồ đa”, thay vì đi tràn lan cả một bức tranh chỗ nào cũng phải đẹp, nay chỉ cần đánh trúng ở những điểm gây nên hiệu quả “ám ảnh” cao. Nhưng thế thì có cần phải vẽ đến mấy chục bức to như nhau không? Nhìn cả một đám tranh gần hệt như nhau cô có chán không? Và bức nào cũng như ít dụng công (ngoài đôi mắt?). Màu như chỉ quệt một, hai lớp đến mức như sơn. Mọi thứ như lồi lên chứ không phải là sâu xuống. Và… hết! Nhưng tôi vẫn cho rằng đợt tranh này chỉ là “một lúc” trong cả một tổng thể tài năng của Lý Trần Quỳnh Giang. Cô là người không chịu ở yên, dù bề ngoài có vẻ vững vàng như một ngọn núi tuyết. Tưởng tượng có ngày Quỳnh Giang trở lại lối vẽ cẩn thận của ngày nào, lại có thêm kỹ năng nhấn nhá trọng tâm ám ảnh của người từng trải, rồi cô bớt yêu vẻ đẹp của một cá nhân đi một chút, nhìn xa hơn một hình thể đã quen…, để chúng ta còn được xem cuộc đời rộng hơn, rất đẹp, qua con mắt của một người mà ta lúc nào cũng dõi theo, yêu mến. * Bài liên quan: – Tôi đi xem “Ốm à?”
** – Lý Trần Quỳnh Giang: Sự mạnh mẽ của đàn bà… Ý kiến - Thảo luận
1:22
Tuesday,4.1.2011
Đăng bởi:
Vetnang
1:22
Tuesday,4.1.2011
Đăng bởi:
Vetnang
Vô tình được xem những thảo luận của các anh em tự cho mình là họa sĩ, sao mà đau buồn là vậy, thê thảm là vậy. Các vị ơi, làm việc đi, vẽ đi, tự suy nghĩ về bản thân mình đi. Cái cách đặt vấn đề của "P.H.Thông" đã cho thấy một sự lười nhác, nhưng lại thích gây sốc, thích nổi tiếng bằng cách đi đường tắt. Trời ạ, sao không dành thời gian mà học, cứ nói nhăng nói cuội làm gì. Chỉ có một điều tôi nhắc bạn, trong nghệ thuật có những thứ không thể hoc được, đó là sự nhạy cảm. Dường như bạn phải nghiêm túc nhìn lại xem minh có sự nhạy cảm đó không? "Hoặc hỏi những người nào dám nói thật", thì mới nên bắt đầu học lại từ đầu nhé. Học nữa, học mãi....
10:55
Sunday,2.1.2011
Đăng bởi:
NgỐ
Tôi thấy đây là một họa sĩ tốt của hội họa Việt Nam. Nhưng tiếc là nỗi cô đơn của chị chưa được đa chiều và nâng tầm để được như những danh họa lớn như Munch, Frued, Balthus...
...xem tiếp
10:55
Sunday,2.1.2011
Đăng bởi:
NgỐ
Tôi thấy đây là một họa sĩ tốt của hội họa Việt Nam. Nhưng tiếc là nỗi cô đơn của chị chưa được đa chiều và nâng tầm để được như những danh họa lớn như Munch, Frued, Balthus...
Bài đã đăng
» Xem tiếp... |
|||||||||||||||
|
...xem tiếp