Mới ghé ăn thử, địa chỉ mới rồi! Cảm nhận nhé, sợi mì, thịt và trứng ngon. Nước mì ngoài nóng rát lưỡi thì ôi trời mặn chát, mặn át cả hương và vị!!! Đã ăn Ramen tại Nhật, không quá mặn như thế này!!! bê tô lên húp đến giọt cuối cùng thiếu điều liếm đáy tô. Quán hình như không châm thêm nước khi để sôi lâu quá sẽ tăng nồng độ muối! Để có 1 tô nhiêu tooping như hình, thì cần 200k. Nói chung, nên giảm mặn lại không tốt cho sức khoẻ!
Đơn giản là Chủ đầu tư có yêu cầu. Kiến trúc sư là người thể hiện các yêu cầu đó. Tailoring. Trước khi yêu cầu Kiến trúc sư design, Chủ đầu tư phải ra đầu bài.
Hay quá bạn ơi! Mình đọc một lèo từ bài 1 của bạn đến đây. Giọng văn của bạn rất dí dỏm, lối viết rất hay, lôi cuốn, đọc không dứt được. Cám ơn bạn đã chia sẻ, ngóng chờ tiếp bài của bạn.
Nikname tốt mà, Cái vẻ ảo của nó làm cho đối tượng trong bài " khen chê " ấy cũng thấy mơ hồ cái sự khen, biết nghi ngờ sự chê... và thận trọng hơn trong hoạt động, vì biết đâu được cái tác giả bài viết lại là kẻ ăn chung mâm và tắm cùng bồn.
@Blackcat666: Đường trắng hay làm món ăn bị lợ, nhưng nhìn chung người Bắc ghét vị này hơn người Nam (vốn thích nêm ngọt). Nếu xào trước cho đường tan và hơi ngả caramel thì vị sẽ dễ chịu hơn. Nếu dùng đường thô thì kinh nghiệm mình thấy mật mía và thốt nốt lỏng dễ chịu nhất, còn đường vàng dạng bột thì hên xui, có loại nêm thẳng được, loại không.
Lợi thế của đường trắng là không làm đổi màu thực phẩm. Nên nếu bạn muốn món có màu trong và không ghét vị đường trắng thì cứ dùng trực tiếp thôi. Chứ thắng caramel hay dùng mật mía là nước dùng dễ thành màu vàng, có khi nhìn chẳng đẹp. Còn bạn không phiền chuyện màu sắc thì kiểu thắng khô hoặc xào qua dầu áp dụng được cho các món nước dùng và các món sốt, đặc biệt sốt cà chua với các kiểu sốt vốn đậm màu sẵn.
@Nam Thông: Mình chưa làm tré bao giờ nên bạn thông cảm nhé :) sau này có dịp về miền Trung học hỏi bà con cô bác thì mình sẽ mày mò làm và trả lời bạn sau.
Em chào chị Pha Lê, lần đầu em cmt vào bài của chị vì có thắc mắc. Chị nói đường trắng vị chỉ tởm khi pha sống, còn khi thắng qua dầu thì vị không còn ngang ngược nữa. Có phải ý chị là khi nêm thẳng đường trắng vào nồi nước dùng thì vị sẽ bị lờ lợ ngang ngang không ạ? Vậy sau này khi nấu các món ăn khác thì đường đều phải được xử lý như vậy hay sao ạ? Em dùng đường thô vàng thì có hạn chế được điểm này không chị?
Chào chị Pha Lê: Tôi rất thích đọc các bài viết của chị, đặc biệt 2 cuốn sách vô cùng hữu ích. Cảm ơn chị thật nhiều. Hôm nay tôi mong được chị chỉ giáo sao tôi làm tré trong hũ nhựa, đã lèn chặt, sau 2 ngày tré có chua nhưng ra rất nhiều nước (mỡ) chứ không khô như tré bà đệ :). Chúc chị luôn vui và hạnh phúc!
Bổ sung thêm ở HN có quán mì Wan trong ngõ 36 Đào Tấn bán mì ramen nước dùng nền là sốt mè đặc quánh. Có vị truyền thống, vị cá và vị nghêu. Cảm quan là giá hơi cao so với quán khác, ramen vị cá béo ngậy đậm đà và nước dùng đặc sền sệt ăn rất bon miệng... Điểm trừ là không gian hơi nhỏ chút..
Tác giả nhận xét "Nữ quân nhân đây kia này nọ trong lịch sử thì cũng có, nhưng hiếm thấy là khi họ được tổ chức một cách qui mô" trừ nữ chiến binh Amazon cổ đại, nữ chiến binh Dahomey như bài nói và nữ chiến binh Kurd sau này. Tuy nhiên có lẽ tác giả quên là ngay VN gần nhất có các nữ chiến binh thời Tây Sơn dưới sự chỉ huy của nữ tướng Bùi Thị Xuân cũng có quy mô lớn (đến 4000-5000 người) và rất thiện chiến cùng tinh thần chiến đấu tuyệt vời.
Đúng là ở HN có Iroha Đường Thành ngon nhất, Syrena Xuân Diệu ngon nhì, chỗ nữa tên Haron ở Linh Lang cũng ngon nhưng trình bày xấu tệ, được cái quán ngồi làm mình nhớ mấy film Nhật xưa. Mình vẫn thích quay lại Iroha nhất do có... kỷ niệm với anh bạn thân..
HCM thì mình ăn quán Tomiyada ở Thái Văn Lung ngon ngất ngây :x
HP thì mình ăn cỡ 5 - 6 hàng nhưng toàn bộ là mì ramen trong quán ăn Nhật chứ không bán riêng ramen. Cảm quan là ăn được, nếu bắt buộc chọn thì mình chọn Kukai Trần Phú. Ngoài ra, có quán Tanpopo nấu ramen tonkatsu rất ngon nhưng phải ăn đúng địa chỉ ở Lê Hồng Phong mới ngon...
"Y thường dĩ thí hành khan tận"
Dịch nghĩa là: "Áo quần mới đem dùng đã không còn nữa" thì hợp lý hơn chứ sao lại dịch là "Áo quần đã dần đem bố thí hết"
Công nhận Karabere thực sự là nhà tổ chức thiên tài. Việc lên một kế hoạch như thế đã siêu nhưng để chỉ đạo thực hiện thành công (dù chưa hoàn toàn kế hoạch đó còn siêu hơn nhiều.
Gà chợ Bến Thành ngon có tiếng từ xưa. Hồi chưa có dịch cúm gà, gà sống được bày và giết ngay tại chợ. Gà lúc đó không hề rẻ, giờ vẫn vậy. Thời may, khi đó gia đình tôi dọn nhà về gần chợ, mẹ tôi quen 1 sạp gà có tên Năm Tuyết, đây cũng làm tên của bà chủ sạp. Nhà tôi đã ăn gà của sạp Năm Tuyết gần nửa thế kỷ rồi. Bà Năm Tuyết khi còn sống nhìn phúc hậu, mắt tinh anh, từ tốn. Đặc biệt không nói thách, không chèo kéo mời mọc, khách đến mua gà rất đông nhờ gà ngon và đúng ý khách muốn: mái tơ, trống tơ, mái dầu chân đen hay chân trắng,...gà luộc hay nấu ragu! Đúng như bài viết ở trên, gà Năm Tuyết không cần bôi nghệ luộc lên da vàng hơn nghệ! Giờ thì sạp được ốp gạch men sạch sẽ nâng cấp thành cửa hàng và do con gái bà trông coi chắc cũng hơn chục năm rồi. Sạp vẫn nhớ gu của khách, gọi điện thoại là chở tới tận nơi, khách an tâm vì gà vẫn luôn luôn ngon như hàng chục năm về trước.
Thế mới thấy, thể chế nào chả quan trọng, người đứng đầu là ai cũng chả quan trọng nốt. Cứ mang đến cuộc sống ấm no sung túc cho người dân thì tự khắc dân sẽ theo mà thôi.
Em ngày nhớ đêm mong bác Đặng Thái viết bài mà. Mỗi lần vật vã quá thì lại lôi series bài của bác đem ra đọc lại, mỗi lần đọc lại học được vài điều mới mẻ.
Nghe thú vị quá. Việc ồn thì có một thứ gì đó rất là tệ trong văn hoá thưởng thức. Những người đến các buổi thế này thường đã là những người có văn hoá cao rồi, nhưng họ vẫn coi thường người biểu diễn và các khán giả khác mà mặc nhiên làm phiền, quấy nhiễu: mang trẻ con đến không quản, không có ý thức tắt âm đt, âm lượng nói chuyện vv... Các buổi tổ chức nghiệp dư thì hay cả nể, không nhắc nhở khán giả triệt để, thành ra rất là bực. Tôi đi nghe nhạc ở Nhà hát lớn với các buổi nhạc nghiệp dư để ủng hộ các bạn nhỏ mà cũng có không ít lần chịu đựng tình huống đó...