Bàn luận

Chính danh, bút danh, nặc danh và mạo danh 16. 05. 11 - 6:28 am

TS. Nguyễn Quang A

(SOI: Nhân vụ tranh luận trên Soi về chính danh, xưng danh, nặc danh, bạn Nguyễn Anh Tuấn có gửi Soi một bài của tiến sĩ Nguyễn Quang A về vấn đề này, đăng trên Bee.net. )

Minh họa lấy từ trang http://dig.csail.mit.edu

 

Các “học giả” nếu có uy tín thực hãy dùng tên của chính mình và chịu sự phán xét của dư luận cũng như của cuộc sống đời thường.

Người tự tin luôn dùng tên thật của mình, đấy là chính danh. Các nhà văn, nhà báo đôi khi dùng bút danh, tên dùng trong các bài viết.

Một người có thể có vài ba bút danh cho các thể loại khác nhau, nhưng bút danh của các nhà văn nhà báo tử tế thường ổn định và báo giới biết rõ tên thật của tác giả đó. Các nhà hoạt động chính trị trong vòng bí mật cũng thường dùng bút danh để tránh bị nhà cầm quyền truy bức, nhưng khi thắng lợi và nắm quyền thường họ dùng tên thật.

Với sự phát triển của thông tin mạng, trên thế giới ảo, ai cũng có thể viết, có thể ra báo của riêng mình và có thể trở thành “nhà báo”, “nhà văn”.

Các nhà báo, nhà văn vẫn thường dùng bút danh quen thuộc hay có bút danh mới cho thế giới mạng. Những người viết tử tế vẫn ứng xử như xưa. Bút danh nổi tiếng có thể trở thành tên gọi “thật” của một con người cụ thể và bạn đọc thậm chí không biết tên khai sinh của họ là gì. Đấy là cách dùng có ý nghĩa cao đẹp của bút danh.

Một bài viết nặc danh là bài viết không có tên người viết. Thường những người thấp cổ bé họng và sợ cấp trên trù dập hay dùng cách nặc danh để viết các đơn tố cáo thượng cấp của mình hay những người quyền thế. Không hay, nhưng có thể hiểu được cách làm của người viết, nhất là của những “dân đen”.

Tồi tệ hơn và pháp luật cũng cấm là việc mạo danh, tức là dùng tên của người khác để làm những việc mờ ám. Thế nhưng, hiện tượng này ngày càng phổ biến. Việc này cần phải nghiêm trị.

Việc dùng bút danh theo hướng gần với nặc danh và mạo danh là hiện tượng còn nguy hiểm gấp bội. Hiện nay, nhiều khi bút danh lại biến thành công cụ để che dấu tung tích thật của người viết. Vì họ sợ bản thân cái nội dung họ viết, sợ bạn đọc biết đích thực họ là ai. Cách dùng bút danh này đã chuyển sang thái cực xấu, sa đọa, đáng lên án của những kẻ “ném đá dấu tay”, những kẻ “bôi nhọ” hay những tay “bồi bút”. Đấy là một hiện tượng làm suy đồi đạo đức, đáng lên án.

Nếu chúng ta muốn xây dựng một xã hội tử tế, báo chí chính thống nên tránh xa hiện tượng này. Khi còn hoạt động bí mật, báo của một tổ chức chính trị còn dùng nhiều bút danh là điều dễ hiểu, nhưng khi lực lượng chính trị đó đã nắm quyền thì nên đoạn tuyệt với cách làm đó càng nhanh càng tốt.

Chúng ta thấy nhiều bài có vẻ “lý luận” cao siêu, đả phá xu hướng này xu hướng nọ, thậm chí tồi tệ hơn đả phá người này người nọ, được đăng trên báo chính thống mà vẫn thấy nhan nhản các bút danh như thời bí mật. Các “học giả” này nếu có uy tín thực hãy dùng tên của chính mình và chịu sự phán xét của dư luận cũng như của cuộc sống đời thường. Kiểu ném đá dấu tay, úp úp mở mở chỉ có hại cho chính tác giả và báo đăng tải bài viết và nguy hại hơn có hại cho sự phát triển của đất nước.

*

Minh họa lấy từ blog fraisesdesbois.blogspot.com

 

(SOI: Trước khi bước vào thảo luận liều những điều trên có áp dụng được cho phê bình mỹ thuật nước ta không, và ở mức độ thấp hơn là áp dụng cho Soi, mời các bạn đọc trước bình luận của blogger Beo – tức chị Thu Hồng, TBT báo Thể thao TPHCM cuối tuần, và nguyên Phó TBT báo Thể Thao & Văn Hóa – trên blog của chị)

CHÍNH-MẠO VÀ LỞM DANH

Vừa đọc bài của bác Nguyễn Quang A về chính danh mạo danh  này kia nọ. Beo nhất trí rất hoàn toàn với quan điểm thẳng thắn này của bác A. Nhưng nói thế nào nhỉ, vô số nhà đấu tranh dân chủ nhà văn hóa nhà giáo dục…(chỉ tính hạng nhà chứ không chấp loại lều) hiện nay chịu chính danh hết những gì họ biên ra,  bảo đảm với bác A, nước ta chỉ dăm vài tháng nữa là hoàn thành giai đọan quân chủ nhân dân  xã hội phi chủ nghĩa. Cụm khái niệm này Beo vừa nghĩ ra, hiểu được chết liền, chết liền vì các loại nhà ấy.
………

Bút danh là chuyện xưa như trái đất. Nó là sở thích riêng của…chính danh, chẳng có tội tình gì cái tên ký dưới một vài trang viết, thậm chí nó còn được luật pháp bảo hộ. Những cái viết ra bên trên nó có chính danh hay mạo danh, hay lởm danh như ví dụ kể trên, mới đáng để tầm như bác A, đá động  tới.

 

*

Bài liên quan:

– Sao không dám xưng danh?
– Bình dân hay cao cấp? Trương Ngọc vs Nick (cập nhật 9)
– Để Soi có được tên thật
– Lương tâm của người “phán”, hay chuyện đẻ được trứng hay không (Cập nhật 2)
– Hai phe bịt mặt trong một cái ao tù?
– “Tôi là ai…” hay ba lý do phải dùng nickname
– Chính danh, bút danh, nặc danh và mạo danh
– Khi nghệ sĩ vẫn là độc tài và người xem vẫn là dân đen

Nick và họa sĩ, ai mới là độc tài?

Ý kiến - Thảo luận

21:51 Saturday,26.1.2013 Đăng bởi:  cong minh

Ta chẳng thấy nói gì đến nội dung bài viết của tác giả, mà chỉ thấy nói tới cái danh của người viết. Vậy thì ai cũng có một cái tên thật của chính mình và khỏi cần viết về một cái gì trên thế giới này mà chỉ cần đưa cái tên thật là OK rồi!


...xem tiếp
21:51 Saturday,26.1.2013 Đăng bởi:  cong minh

Ta chẳng thấy nói gì đến nội dung bài viết của tác giả, mà chỉ thấy nói tới cái danh của người viết. Vậy thì ai cũng có một cái tên thật của chính mình và khỏi cần viết về một cái gì trên thế giới này mà chỉ cần đưa cái tên thật là OK rồi!

 
8:25 Friday,25.1.2013 Đăng bởi:  Tam Pham

Cám ơn SOI. Tôi hoàn toàn đồng ý với quan điểm bài này.
À, mà SOI là ai vậy? Sao báo nhiều bài viết có hữu ích vậy mà không rõ Soi là ai? Hay cũng chỉ là nickname?


...xem tiếp
8:25 Friday,25.1.2013 Đăng bởi:  Tam Pham

Cám ơn SOI. Tôi hoàn toàn đồng ý với quan điểm bài này.
À, mà SOI là ai vậy? Sao báo nhiều bài viết có hữu ích vậy mà không rõ Soi là ai? Hay cũng chỉ là nickname?

 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

GMO: Chuông nguyện hồn ong

Pha Lê sưu tầm từ nhiều nguồn và dịch

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả

CMT mới nhất

» Xem tiếp