|
|
|
|||||||||||||
Gẫm & BìnhNick và họa sĩ, ai mới là độc tài? 24. 05. 11 - 7:22 amYoyo Thuy(Đây là ý kiến của bạn Yoyo Thuy sau khi đọc bài “Khi nghệ sĩ vẫn là độc tài và người xem vẫn là dân đen” của Nick. Soi xin đưa lên thành bài và đặt tên lại. Cuộc tranh luận này còn dài. Mong các bạn không sốt ruột 🙂 Tôi thấy ở bài của Nick có sự lệch lạc về khái niệm “đối thoại”, dẫn đến luận điểm khẳng định sự độc tài của họa sĩ, rồi hùa tán thêm vào là họa sĩ mà làm lãnh đạo thì độc tài đến mức nào! Ta phải xem sự đối thoại tồn tại ở những thể nào? Ngôn ngữ của đối thoại có thể là: – Tọa đàm trực tiếp sau đó đăng lại trên báo chí, mạng (vụ này Nick đeo mặt nạ vì sợ bị đàn áp và cũng thật khó khi người đối thoại trực tiếp lại giới thiệu tên có độc 1 chữ Nick được!) – Nghệ sĩ đối thoại bằng tác phẩm, với các loại hình nghệ thuật khác nhau, như SOI vẫn thường đăng ảnh tác phẩm cùng chú giải ấy (loại này chắc không phải kênh của Nick và những người đồng quan điểm vì chưa thấy tác giả tên kiểu nick nào, trừ các tác giả vẽ biếm họa!) – Đối thoại bằng hành vi sống cũng được hiểu như thái độ quan điểm và thông điệp của chủ thể… Hành vi này cùng thông điệp cuả nó nếu làm hạnh phúc hoặc gai mắt ai đó thì sẽ được mổ xẻ, dĩ nhiên cả trên mạng (mục này thì Nick không lộ con người sinh học, đã là người ảo thì làm sao đối thoại bằng hành vi được) – Và cuối cùng đối thoại bằng cách viết trên mạng (cách này là kênh chính của Nick, chắc chắn là phát huy dân chủ nhất, thoải mái thuận tiện nhất, đồng thời cũng phát huy sự vô trách nhiệm nhất!) Vậy những người có các kênh đối thoại trên rồi, nhưng họ không muốn viết trên mạng (hoặc không biết viết ra suy nghĩ) thì liệu có phải là kênh kiệu, coi thường trang mạng hay không? Diễn đàn mạng chỉ là một kênh dẫn xuất trong các kênh đối thoại xã hội, sự năng động của nó có vai trò quan trọng cho phát triển, mọi người vào xem đã là tham gia và không cứ phải gửi sản phẩm lên mạng mới là có trách nhiệm. Tôi là người đọc của SOI rất thường xuyên, nhưng không có nghĩa là tôi thích xem bóng đá thì tôi phải đá bóng mới fairplay! Đối thoại công bằng – theo cách nghĩ của Nick – là phải viết cái gì đó trên SOI! Và nếu không viết đối đáp lại thì cũng được phong cho là độc tài! Thực chất việc khen hay chê trên SOI đều có ý kiến đồng tình hoặc không đồng tình (thế là công bằng). Đứng trên góc độ dân chủ thì một ý kiến chê (hay khen) luôn có cả người phản đối và ủng hộ, tùy thuộc vào những yếu tố tri thức, cá tính và kinh nghiệm, đồng nhất hay khác nhau giữa người viết với người đọc (ôi lại động đến trình độ chuyên môn, cái mà Nick và hình như cả SOI rất ghét lôi ra vì nó không quần chúng). Những ý kiến khen chê này cùng được nói lên thì chứng tỏ xã hội lành mạnh. Một bài viết khen chỗ nào thì mọi người hùa theo khen, chê chỗ nào thì hùa theo chê, tác giả bài viết viên mãn. Liệu cộng đồng ấy có bệnh không? Có biệt lập không? Một bài viết, hoặc một trang mạng, khi có ý kiến nhận xét ở góc độ và trình độ chuyên môn khác với mình thì ngay lập tức lấy tri thức của số đông quần chúng làm kim chỉ nam để phản bác, chụp mũ và loại trừ. Nếu tôi dùng đúng cách so sánh phóng đại của Nick mà nói rằng: Cái cách thức hồng vệ binh của dân đen này mà lãnh đạo nhân dân thì sao nhỉ? Tôi đã nhiều lần cười xòa đồng tình với những phê bình hay, hóm hỉnh và cũng nhiều lúc xây xẩm mặt mày về những khen ngợi hồn nhiên của SOI (và ngược lại). Nhưng luôn cảm thấy rất ít nhu cầu tranh luận trên SOI, và gần đây mới hiểu lí do sự không hứng thú là vì những key commenter rất cực đoan như Nick và hơn nữa vì luật bất thành văn của SOI là đài tiêng nói của quần chúng bình dân yêu nghệ thuật. Lỡ mà ti toe vài mẩu kiến thức rồi như từng chứng kiến những cuộc maraton múa võ, chẳng thấy nghệ thuật cao đẹp ở đâu mà chỉ có nhọc lòng. Nick không thể là dân đen-vô danh-yêu nghệ thuật, vì là dân đen-vô danh-yêu nghệ thuật thì không có cớ gì Nick lại có kinh nghiệm: đi uống bia thì bị nghệ sĩ đứng lên bỏ đi, muốn chào thì bị họ quay đi. Chắc phải có mối liên hệ với nghệ thuật rộng thế nào, phải là thành viên một nhóm người có chung một việc, mục đích gì đó. Thử thống kê xem trong bài của Nick dùng một loại từ ngữ ra sao: độc tài, đàn áp, trù dập, truy bức, tẩy chay, triệt hạ, giết chết, bôi nhọ, đập lại, nói móc, nói xấu, ném đá, toàn thắng… Cho thấy Nick đang thổi phồng một thời kì đấu tranh sôi sục (như cách mạng văn hóa), tạo nên không khí mang tính thù hận, với cung cách và ý thức gán ghép thái độ của nghệ sĩ như thái độ chính trị (được phù phép bởi chính những bài viết của Nick). Nếu Nick là người sắc sảo, yêu nghệ thuật, có ý thức xã hội, vói cách viết mạnh chém đinh chặt sắt như thế. Thì cách đặt vấn đề của bài viết đáng ra phải lắp đối tượng khác vào mới phù hợp với hiện trạng xã hội lúc này (thay bằng đội cho họa sĩ một chồng mũ cối lên đầu) Quyền viết, quyền phê phán, quyền dùng nick (trên mạng) vẫn còn nguyên. Tên thật, tên giả chẳng làm cho Nghệ thuật tốt lên hay xấu đi, chỉ có chất lượng và thái độ của bài viết mới có tác động thực tế! Việc la toáng lên chỉ cho thấy sự bất lực trong tiếp cận nghệ thuật, rồi đẩy những kinh nghiệm cục bộ của mình thành hiện tượng xã hội để làm lệch lạc mối quan hệ nghệ sĩ –nghệ thuật – xã hội. Nick luôn thanh minh là không vu cáo ai, tố cáo ai… chỉ khen chê nghệ thuật (Nick và một số bài viết trên SOI), nhưng không cần kể những bài viết trước kia, chỉ riêng bài viết này của Nick đã là sự vu cáo đến mức cường điệu. Điều này có thể làm thỏa mãn một nhóm nào đấy, nhưng sau sự thoả mãn đó là gì? Sở dĩ tôi viết comment này, vì thấy sự bất thường trong cách đặt vấn đề của Nick và thật buồn cho môi trường của nghệ thuật Việt Nam. Thực chất thời gian qua tỉ lệ nghệ sĩ (có sáng tác thường xuyên) viết comment & bài trên SOI là rất ít! Các tranh luận và bất đồng phần nhiều giữa các commenter với nhau và với các nhà phê bình (commenter có thể là nghệ sĩ ít làm việc chuyên môn và thích nói, nhà phê bình bao gồm cả nhà báo và sinh viên học lí luận). Khi lên mạng, thường thì các họa sĩ vẫn kí tên trùng với nghệ danh (hầu hết là tên thật). Tuy nhiên tôi không loại trừ họ có Nick để tự khen hoặc biện hộ! Dù như thế, thì việc khuấy động đề tài “họa sĩ độc tài” có mùi đố kị và khá “bệnh”! Một vài nghệ sĩ biện hộ cho tác phẩm của mình không thể đại diện và được nâng quan điểm cho cả cộng đồng những người đang làm việc. Thái độ này không cho thấy vì tình yêu nghệ thuật, vì ham học hỏi, vì muốn mổ xẻ vai trò của nghệ thuật hay chất lượng của tác phẩm cụ thể. Bản chất của sáng tạo nghệ thuật đã có yếu tố “độc tài”, nhưng sự “độc tài” trong quan điểm sáng tạo và mỹ học này khác hẳn tính “độc tài” trong chính trị! Gán sự ”độc tài” của nghệ sĩ với độc tài trong chính trị để làm gì vậy? Vì nghệ sĩ đẻ ra tác phẩm nghệ thuật và nghệ thuật thì luôn làm cân bằng cuộc sống và có tính nhân văn (trừ thứ nghệ thuật công cụ của chính trị). Nhân vật kiên trì gán cho nghệ sĩ là độc tài, là toàn trị và luôn liên tưởng những từ này theo ý nghĩa chính trị là ai? từ đâu đến? mục đích gì? Tôi cũng dùng nick vì các cụ bảo đi với… ai… mặc áo… nấy! Cảm ơn!
* Bài liên quan: – Sao không dám xưng danh?
Ý kiến - Thảo luận
12:58
Tuesday,24.5.2011
Đăng bởi:
Nick
12:58
Tuesday,24.5.2011
Đăng bởi:
Nick
Hehe, Yoyo Thuy diễn giải văn bản của Nick hay ghê, đến Nick đọc cũng không nhận ra mình luôn :-). Thí dụ tự nhiên gán cho Nick quan niệm bất hủ: “Đối thoại công bằng là phải viết cái gì đó trên SOI! Và nếu không viết đối đáp lại thì cũng được phong cho là độc tài!”
Hay như gán cho Nick (và cả Soi) là “ghét nhất lôi ra trình độ chuyên môn vì nó không quần chúng”! Đa tạ Yoyo, sinh viên trường ta mà cũng sáng tạo như bạn khi đọc văn bản thì đã phúc bảy mươi đời nhà trường rồi! Bài của mình, Yoyo à, là viết nương theo bài của tiến sĩ Quang A mà anh Tuấn Anh bên trường nhờ Soi đăng để “bọn nick” đọc mà ngẫm nghĩ. Những từ “độc tài”, “truy bức”, “dân đen”, “cách mạng” là từ của tiến sĩ nghĩ ra, Nick chỉ dùng lại trong một bối cảnh khác thôi, là trên trang Soi “vô kỷ luật” này, tuyệt nhiên không phải hệ từ của Nick sáng chế để đả thương nghệ sĩ như bạn nghĩ. Nhưng mà thôi, Nick không có gì để cãi Yoyo hết, vì chúng mình hệt như một cặp vợ chồng gần trăm tuổi điếc lác, ông nói chằng bà nói chuộc, chẳng hiểu nhau gì cả, cho dù chỉ cần hiểu để mà mâu thuẫn tiếp! Suy ra các cuộc “oánh nhau” trên đời đều cần một yếu tố then chốt: ta thấu hiểu địch và địch thấu hiểu ta. Chứ không hiểu nhau thì đánh cũng nản lắm cơ. Hệt như ngạn ngữ có câu: “Thà chết trong tay kẻ thù biết ta yếu ở đâu, còn hơn ngủ với người yêu bảo một đằng hiểu một nẻo” :-)
9:11
Tuesday,24.5.2011
Đăng bởi:
han
"Nick đeo mặt nạ" vậy Yoyo Thuy có đeo mặt nạ không? Dùng nick để lên án những kẻ dùng nick? Câu kết "là ai? từ đâu đến? mục đích gì?" nghe đe dọa và truy bức giống y chang thẩm vấn của sở mật thám nhỉ? Có vẻ không giống lời lẽ một bài bàn về thái độ và quan điểm tranh luận nghệ thuật lắm. Câu này nghe có "độc tài" không?
...xem tiếp
9:11
Tuesday,24.5.2011
Đăng bởi:
han
"Nick đeo mặt nạ" vậy Yoyo Thuy có đeo mặt nạ không? Dùng nick để lên án những kẻ dùng nick? Câu kết "là ai? từ đâu đến? mục đích gì?" nghe đe dọa và truy bức giống y chang thẩm vấn của sở mật thám nhỉ? Có vẻ không giống lời lẽ một bài bàn về thái độ và quan điểm tranh luận nghệ thuật lắm. Câu này nghe có "độc tài" không?
Bài đã đăng
» Xem tiếp... |
|||||||||||||||
|
Hay như gán cho Nick (và cả Soi) là “ghét nhất lôi ra trình độ chuyên môn vì nó không quần chúng
...xem tiếp