Gẫm & Bình

Tiền được đấu giá như một tác phẩm –
và ai cũng mất tiền 16. 09. 11 - 7:05 am

Shane Ferro - Pha Lê dịch

Tác phẩm "Tiền tệ" (chính là hai cọc tiền với tổng trị giá 20,000 AUD) của nghệ sĩ Denis Beaubois, sau đấu giá thu về 17,500 AUD

 

Gọi một thứ nào đó là “nghệ thuật” thì sẽ có lợi gì? Ai sẽ kiếm lời và ai sẽ lỗ trong chuyện này? Nghệ sĩ của trường phái Ý niệm Denis Beaubois hỏi những câu hỏi trên, và vào hôm 30. 8 vừa qua, bằng một cách rất chi là đắt đỏ, anh đã công khai thăm dò mối “giằng xé” giữa giá trị văn hóa và giá trị kinh tế của nghệ thuật: đem  tác phẩm Tiền tệ – gồm 2 cọc tiền láng coóng có tổng trị giá 20,000 AUD ra đấu giá tại Deutscher and Hackett.

Trước khi đem bán, “tác phẩm” được ước lượng sẽ thu về khoảng từ 15,000 đến 25,000; con số này vừa phản ánh sự do dự của người mua có nên trả đúng trả đủ giá trị của số tiền, vừa phản ánh khả năng một tay chơi sẽ vui vẻ móc hầu bao để được sở hữu hai cọc tiền mặt mà họ cho là “nghệ thuật”. Vậy, điều gì sẽ xảy ra khi “bàn tay vô hình” của ngành tài chính thử đeo vào đôi găng trắng và cầm lấy cây búa của thế giới đấu giá?

.

Về mặt kỹ thuật, giá cao nhất mà tác phẩm này thu về là 21,350, nhỉnh hơn con số “gốc” 20,000 một tẹo. Nhưng con số này chưa tính phí hoa hồng mà đôi bên phải chia cho Deutscher and Hackett – đến 22%. Bởi vậy cuối cùng tác phẩm chỉ thực sự thu về khoảng 17,500 AUD; thấp hơn cái giá Denis phải “trả” để hoàn thành nó.

Tóm lại, gọi một cọc tiền là “nghệ thuật” chỉ tổ làm nghệ sĩ cũng như người mua lỗ vốn. Kẻ duy nhất thắng cuộc là nhà đấu giá, với 3,850 AUD phí hoa hồng nằm gọn trong túi một cách lãng xẹt.

Dù vậy, Denis sẽ không mất gì trong cuộc mua bán này. Theo website Deutscher and Hackett, “Tác phẩm được phòng Nghệ thuật Thị giác và Thủ công thuộc Hội đồng Nghệ thuật Úc trợ vốn”. Cũng may đây là công trình của xứ chuột túi, thử tượng người dân của xứ cờ hoa (vốn thực dụng) sẽ phản ứng thế nào nếu NEA (National Endowment for the Arts – tức Quỹ Nghệ thuật Quốc gia) trợ vốn cho một dự án kiểu này.

.

 

Về tác phẩm Tiền tệ, hãy đọc lời giới thiệu sau:

Tiền tệ là tác phẩm đầu tiên trong chuỗi tác phẩm coi tiền như một khả năng (là tác phẩm). Hai mươi ngàn đô (Úc), gồm những tờ 100 đô, sẽ được trình bày như một vật thể điêu khắc đơn giản để đem ra đấu giá trong một nhà đấu giá nghệ thuật.

Tiền/hay chất liệu cho tác phẩm là lấy từ gói tài trợ “New Work Established” của phòng Nghệ thuật Thị giác và Thủ công thuộc Hội đồng Nghệ thuật Úc.

Tất cả tiền dùng trong sự sáng tạo tác phẩm này sẽ không được thay đổi, thêm thắt; sẽ vẫn giữ nguyên được chức năng cũng như giá trị tiền của chúng.

Tuy nhiên, mỗi tờ 100 đô sẽ được ghi lại số xê-ri để xác nhận tính chân thực của tác phẩm, nhờ đó cộng thêm giá trị văn hóa vào giá trị tài chính (của tiền). Mối quan hệ căng thẳng giữa giá trị kinh tế của vật chất với giá trị văn hóa của đối tượng nghệ thuật sẽ được khai thác thông qua quá trình giao dịch tài chính.

Ý kiến - Thảo luận

12:17 Friday,16.9.2011 Đăng bởi:  Em-co-y-kien
"...mỗi tờ 100 đô sẽ được ghi lại số xê-ri để xác nhận tính chân thực của tác phẩm, nhờ đó cộng thêm giá trị văn hóa vào giá trị tài chính (của tiền). Mối quan hệ căng thẳng giữa giá trị kinh tế của vật chất với giá trị văn hóa của đối tượng nghệ thuật sẽ được khai thác thông qua quá trình giao dịch tài chính..."

Cần zì thông qua zao zịk, bạn em có
...xem tiếp
12:17 Friday,16.9.2011 Đăng bởi:  Em-co-y-kien
"...mỗi tờ 100 đô sẽ được ghi lại số xê-ri để xác nhận tính chân thực của tác phẩm, nhờ đó cộng thêm giá trị văn hóa vào giá trị tài chính (của tiền). Mối quan hệ căng thẳng giữa giá trị kinh tế của vật chất với giá trị văn hóa của đối tượng nghệ thuật sẽ được khai thác thông qua quá trình giao dịch tài chính..."

Cần zì thông qua zao zịk, bạn em có thằng tương ngay 1 em 100 đô lên tường studio, treo trong khung mạ vàng đoàng hoàng nhé. Nó bảo: "chúng mày nhìn kỹ đi, ai bảo zá trị tiền khác zá trị nghệ?"

Quả thật, tờ tiền đô đó lên khung long lanh hơn hẳn mấy em tranh nhạt nhẽo của thằng bạn đánh đu 2 bên.

Ôi, tranh-tranh-tiền-tiền, tranh tiền, tranh nhau đánh nhau phá nhau vì tiền? 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả