Nghệ sĩ thế giới

Khai mạc NOWHERE – phần 1:
Hai tác giả Nhật 31. 10. 11 - 8:39 am

Bài và ảnh: Tịch Ru

 

.

NOWHERE
Triển lãm của ba nghệ sĩ Motoyuki Shitamichi, Mamoru Okuno và Tuấn Mami

Khai mạc 18h thứ 6 ngày 28. 10. 2011
Triển lãm từ 28. 10 đến 20. 11. 2011
Trung tâm giao lưu văn hóa Nhật Bản tại Việt Nam
27 Quang Trung, Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Thuyết trình lúc 19:00- 20:30 thứ 6 ngày 4. 11. 2011
Tại Nhà Sàn Studio, 462 đường Bưởi, Ba Đình, Hà Nội

 

Triển lãm lần này với cái tên rất “linh động”: Nowhere = No-where? Hay = Now-here. Ba nghệ sĩ: hai Nhật: Motoyuki Shitamichi, Mamoru Okuno, và một Việt: Tuấn Mami. Trời thì mưa to, ngoài sân trung tâm có bày một sân khấu nhỏ với dòng chữ “Lễ tôn vinh giây phút hiện tại và tình yêu”. Đây là dự án của Tuấn Mami… Nhìn qua hơi giống một sân khấu của buổi lễ trao giải thưởng nhỏ nào đó.

.

 

Mỗi người đến xem được phát cho một tờ giới thiệu và một quyển “vựng tập” về triển lãm khá đẹp mắt.

 

Triển lãm lần này có 5 tác phẩm, Motoyuki Shitamichi và Mamoru Okuno mỗi người có hai tác phẩm. Tuấn Mami thì có một tác phẩm, nhưng tác phẩm của Tuấn khá là nhiều và dài…

Motoyuki Shitamichi (đội mũ) và Mamoru Okuno (đeo kính)

 

Tuấn Mami đang nói chuyện với một bạn trẻ. Bạn này hóa ra cũng là một nhân vật trong chuỗi tác phẩm của Tuấn ở show này.

 

Các phóng viên đang phỏng vấn Mamoru

 

Ngoài trời mưa khá to nhưng triển lãm hôm nay khán giả đến vẫn đông. Đặc biệt ở trung tâm văn hóa Nhật Bản mỗi lần tổ chức triển lãm thì rất đông các bạn trẻ là dân “ngoại đạo” đến tham dự.

 

Có các nghệ sĩ nữa: Vũ Đức Toàn chăm chú xem tác phẩm.

 

Hoàng Minh Đức (bên trái) cũng đến.

 

Đạo diễn, họa sĩ Đỗ Minh Tuấn.

 

Đến dự triển lãm hôm nay có nghệ sĩ–giám tuyển Trần Lương.

 

Nhà văn Nguyễn Đình Chính (quàng khăn quàng cổ), tác giả của những cuốn sách gây tranh cãi, con trai cố nhà thơ Nguyễn Đình Thi

 

Đến giờ khai mạc triển lãm, Norihiko Yoshioka lên phát biểu. Anh cảm ơn mọi người đã đến dự dù trời mưa rất to. Anh xin lỗi mọi người vì trung tâm đã không chuẩn bị trước cho tình huống trời mưa thế này và rất mong mọi người chia sẻ ô cho nhau để có thể xem hết khai mạc triển lãm.

 

Khán giả phải chia sẻ ô với nhau để có thể cùng xem triển lãm. Lúc đó tôi đang đứng dưới mưa vậy mà có bạn nữ rất tự nhiên đến che mưa cho tôi. Và ở triển lãm này khán giả cũng chia sẻ ô cho nhau để không ai bị ướt cả. Hoan hô tinh thần Nhật Bản đã lan sang các bạn trẻ.

 

Ông Kazumi Inami phát biểu. Ông cho biết trước kia Tuấn Mami đã từng có thời gian ở Nhật, và anh đã làm quen được với Motoyuki và Mamoru. Trong quá trình làm việc và qua nhiều trao đổi, các nghệ sĩ đã gắn bó với nhau hơn và có cái nhìn chung về nghệ thuật. Triển lãm này là nỗ lực đầu tiên của các nghệ sĩ nhằm tạo ra tác phẩm nghệ thuật mới thông qua sự quan sát tìm tòi ở Hà Nội. Shitamichi và Mamoru đã ở Hà Nội một tháng cho dự án này. Như ông Mizuki Takahashi giám tuyển của trung tâm nghệ thuật đương đại Art town Mito từng nói, ba nghệ sĩ này đã thực hành và hiện thực hóa nghệ thuật của họ với các phương tiện khác nhau: nhiếp ảnh, âm thanh, cơ thể. Thay vì tạo ra đối tượng nghệ thuật, các nghệ sĩ đã tạo ra những khoảnh khắc phù du không có bất kì hình dạng cụ thể nào, chẳng hạn như mối quan hệ giữa người với người và những mối quan hệ tinh tế mà chúng ta thường không để ý đến.

 

Ba nghệ sĩ trong triển lãm. Từ trái qua phải Motoyuki Shitamichi, Mamoru Okuno và Tuấn Mami. Cụ già ngồi ở bàn suốt từ đầu khai mạc đến cuối khai mạc là khách mời của Tuấn Mami trong chương trình “Lễ tôn vinh giây phút hiện tại và tình yêu”. Tuấn Mami thay mặt lên phát biểu: anh cảm ơn mọi người đã đến ngày hôm nay. Anh bảo anh rất hạnh phúc khi được làm việc với trung tâm văn hóa, với hai người bạn Nhật Bản, cũng như tất cả các bạn đã làm trong dự án của anh.

 

Xin giới thiệu lần lượt các tác phẩm, và chia bài thành hai phần, phần đầu là của các tác giả Nhật.
Đầu tiên là tác phẩm của Mamoru Okuno

Etude số 11 với hai cái quạt và 200 móc quần áo bằng thiếc. Bên dưới là sơ đồ cấu tạo tác phẩm. Như vậy tác phẩm chia làm hai nửa.

 

Một nửa ở trong phòng triển lãm, có hai cái quạt làm nhiệm vụ quay để tạo ra âm thanh của những chiếc móc quần áo va vào nhau.

 

Dưới mỗi cái quạt đều ghi dòng chữ “không di chuyển quạt”. Mamoru chắc chắn đã phải sắp xếp bố trí quạt sao đó để tạo hiệu ứng âm thanh với những cái móc quần áo.

 

Một nửa tác phẩm ở bên ngoài phòng triển lãm, được móc vào một cành cây để đón gió thiên nhiên. Được biết Mamoru từng có một vài năm biểu diễn âm nhạc ngẫu hứng với các dụng cụ âm nhạc tự chế. Tác phẩm này là nằm trong series “Etude for everyday life”.

 

Hôm nay mưa rất to nên chẳng thấy gió đâu, tiếng mưa cũng át mất tiếng móc va vào nhau…

 

Tác phẩm thứ hai của Mamoru là “Hãy lắng nghe” cũng với một bản vẽ hướng dẫn tác phẩm.

 

Đầu tiên là lấy cái bông bịt tai.

 

Sau đó người xem bịt chặt vào tai, rồi đến mấy cái hộp thiếc mở ra xem tác phẩm.

 

.

Ở trong mỗi hộp thiếc là một quyển sổ, ví dụ trong quyển sổ này ghi những dòng như:

-18 – 10 – 2011 Hành lang trường ĐH Sân khấu Điện ảnh Hà Nội
Tôi nghe thấy:
–    Tiếng nước chảy từ trên ống xuống đất phía bên trái tôi
–    Tiếng bước chân của một nhóm người, tiếng giày của nam, tiếng guốc của nữ, tiếng nói chuyện, họ đi ngang qua lưng tôi.
–    Tiếng nói chuyện vọng lại từ các dãy hành lang
–    Tiếng gõ trống, tiếng thước va đập lại xuống sàn gỗ từ phía xa.

Mấy cái quyển sổ đều ghi những âm thanh tiếng động mà nhân vật “tôi” (không biết là ai nhưng chắc không phải tác giả) ghi lại.

*

Tiếp theo là những tác phẩm của Motoyuki Shitamichi:

Một tấm bản đồ được in ra từ Google map

 

Zoom kĩ sẽ thấy có những địa điểm được tác giả đánh dấu như “hồ con rùa”, “book shop”, “nhà thờ lớn”…Có chỗ thì ghi “café”, “Karaoke Café”, “bánh mì”, “bia hơi”… rất giống một cái bản đồ của Tây Balo du lịch. Trong lời giới thiệu từ về tác phẩm từ trung tâm văn hóa, có nói: Motoyuki Shitamichi đã tổ chức một buổi hội thảo, vẽ ra một tấm bản đồ bằng những con chữ, khám phá ra những điểm mốc bé nhỏ ở góc các con phố. Hình dung của tác giả về những kỷ niệm và giá trị vô hình trong những khung cảnh đang thay đổi một cách nhanh chóng thông qua những chuyến đi thực địa, nghiên cứu và tìm tòi rất có thể có bắt nguồn từ giấc mơ thời con trẻ của anh: trở thành một nhà khảo cổ học.

 

Gần cái bản đồ kia là 6 mảnh với các chất liệu khác nhau được đánh số thứ tự từ 1 đến 6 (từ phải qua trái), với chú thích:
–    1: xi măng và gạch
–    2: gạch đỏ
–    3: bảng gỗ mầu hồng
–    4: khối bê tông
–    5: miếng bê tông
–    6: bảng gỗ dài

.

 

Ở góc khuất trong triển lãm, không chú ý thì sẽ không biết, là một tập ảnh được đặt dưới chân một cái cầu thang, mà theo như lời Motoyuki Shitamichi thì nó giống như những “cây cầu”. Người dân Hà Nội khi về nhà bằng xe máy đều phải đi qua những cây cầu như thế.

 

Tập ảnh đều chụp những “cây cầu” kiểu ấy ở Hà Nội.

 

Đủ loại cầu, với nhiều hình dáng khác nhau, chất liệu khác nhau… Không hiểu có sự liên hệ gì với 6 mảnh chất liệu trong phòng triển lãm không?

 

Tác phẩm thứ hai của Motoyuki Shitamichi là một cánh cửa ra vào khóa chặt, bên trong là một cái tivi chiếu hình ảnh mập mờ mà tôi đoán không nhầm là quay cầu Chương Dương vào buổi tối.

 

Và nếu không để ý thì rất nhiều người sẽ bỏ qua vì vừa tối lại vừa nằm ở góc khuất.

(còn tiếp)

 

*

Bài liên quan:

– NOWHERE – Đến xem để mà tranh luận tiếp
– Khai mạc NOWHERE – phần 1: Hai tác giả Nhật

– NOWHERE – Và đây là Tuấn Mami

Ý kiến - Thảo luận

13:51 Monday,28.11.2011 Đăng bởi:  lan cun
ôi ! đẹp và hay quá
...xem tiếp
13:51 Monday,28.11.2011 Đăng bởi:  lan cun
ôi ! đẹp và hay quá 
18:24 Thursday,3.11.2011 Đăng bởi:  Phạm Quyên
Những sự vật bình thường chỉ là bình thường với những ai không bỏ một giây suy nghĩ về nó, nhưng lại có thể trở thành nghệ thuật khi người ta gán cho nó một ý nghĩa nào đó. Cá nhân tôi thấy triển lãm này khá thú vị và xúc động. Có lẽ tại tôi đã gán cảm xúc và kỷ niệm cá nhân của mình vào những thứ mà các nghệ sỹ trưng bày, và đặc biệt thích tác phẩm
...xem tiếp
18:24 Thursday,3.11.2011 Đăng bởi:  Phạm Quyên
Những sự vật bình thường chỉ là bình thường với những ai không bỏ một giây suy nghĩ về nó, nhưng lại có thể trở thành nghệ thuật khi người ta gán cho nó một ý nghĩa nào đó. Cá nhân tôi thấy triển lãm này khá thú vị và xúc động. Có lẽ tại tôi đã gán cảm xúc và kỷ niệm cá nhân của mình vào những thứ mà các nghệ sỹ trưng bày, và đặc biệt thích tác phẩm thứ nhất của Mamoru. Tôi đến thăm triển lãm vào một buổi sáng sớm, và chỉ có một mình. Nhắm mắt lại và nghe, tiếng lanh canh của những chiếc mắc áo ngọt ngào như những ký ức tuổi thơ. Tôi thấy như mình trở lại là một cô bé, ngồi dưới dàn dây phơi quần áo đầu hiên trong một chiều lộng gió. Tác phẩm của Motoyuki khiến mỗi lần tôi đi qua một 'chiếc cầu' như thế lại tự hỏi: nếu thiếu đi vật nhỏ bé giản đơn này, mình sẽ phải vất vả hơn biết bao nhiêu. Tôi đã khóc trước lá thư dưới bức ảnh chụp lại một hộp bút sáp màu: 'I'm a messy girl, and I ignore to clean it up.' Tôi đã để bản thân mình bị cuốn đi theo cuộc sống ồn ào và lộn xộn này, và đã bỏ qua nhiều đều quan trọng. Chỉ đến khi dành cho mình một khoảnh khắc tĩnh lặng để lắng nghe, và cảm nhận, và suy nghĩ... chỉ là cơn gió nhẹ, chỉ là những lanh canh bình dị cũng thật kỳ diệu biết bao nhiêu. Bạn đừng đứng trong một đám đông và cố ồn ào bình phẩm về những gì bạn thấy, và nói rằng chúng thật nhạt nhẽo. Hãy tách mình ra và lặng im... có lẽ bạn sẽ cảm nhận được nhiều hơn những gì mình có thể nghe và thấy. 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

10 bí quyết để trở thành
Họa sĩ Đói Dài

Kinh nghiệm của Lynn Basa – Lê Quảng Hàm st và dịch

Nghèo cũng phải cho Tèo đi học

Hieniemic - Tranh từ báo NLĐ

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả