Nghệ sĩ Việt Nam

Nhân bàn tranh Nguyễn Thái Tuấn, giới thiệu tranh LIÊN TRƯƠNG 12. 11. 11 - 8:20 pm

Hoàng Ngọc Hà

Tranh Thái Tuấn, “Interior 2”, 2011, sơn dầu trên canvas, 120 x 150cm

 

Nhân đọc những cmt nhận xét tranh Nguyễn Thái Tuấn giống tranh Liên Trương, tôi muốn nhờ Soi đưa giùm thông tin về họa sĩ Liên Trương, âu cũng là dịp để các bạn biết thêm một họa sĩ Việt Kiều tài năng.

Nói giống thì chắc mọi người đang nói đến tranh Nguyễn Thái Tuấn giống series Family Sittings của Liên Trương. Xin đưa lên những bức trong series này, kèm theo statements của Liên Trương.

*

STATEMENT CHO LOẠT FAMILY SITTINGS

 

Trong bức “Chân dung đám cưới” của Jan van Eyck, người chồng và người vợ chạm vào nhau trong một dáng vẻ tao nhã, lịch thiệp; dáng vẻ ấy được tô điểm thêm bằng giàu có, được duyên dáng thêm bởi phúc lành. Bức tranh Hà Lan này, được vẽ nên cách đây nhiều thế kỷ, với ảo vọng của nó về chủ nghĩa lý tưởng và một sự hợp nhất hoàn hảo, đã là nguồn cảm hứng cho các tác phẩm trong loạt Family Sittings.

"Chân dung đám cưới" của Van Eyck, 1434

 

Loạt tranh này thể hiện những gia đình đương đại, sản phẩm của những lời cam kết và tương hỗ lâu dài giữa người này với người kia. Dựa theo lối chân dung gia đình vẫn hay được vẽ trong quá khứ, những gia đình ngồi trong phòng khách đây ăn mặc theo lối trang trọng. Tuy nhiên, trong tranh chỉ vẽ quần áo họ và những tài sản trần tục vây quanh họ.

Family Sitting #1, oil on panel, 36” x 48 ”, 2005

 

Những gia đình này gồm nhiều tôn giáo, chủng tộc, giai cấp xã hội, hướng tình dục… khác nhau. Bản sắc của từng gia đình chỉ được mô tả thông qua những thứ đồ đạc vật chất, thân thể họ chỉ được “nói” bóng gió qua nếp gấp của vải vóc. Mỗi bức tranh được lấp đầy bằng những ký hiệu, những ám chỉ; có thể chúng không dẫn tới cái nghi lễ mang tính biểu tượng như trong tranh của Eyck, mà đúng hơn, chúng dẫn tới những giả định được thừa kế mà mỗi người chúng ta thu được trong quá trình sống. Những bức tranh này khảo sát những tôn ti của chúng ta trong kiểu mẫu gia đình.

Family Sitting #2, oil on panel, 36” x 48 ”, 2005

 

Family Sitting #3, oil on panel, 36” x 48 ”, 2006Family Sitting #4, oil on panel, 36” x 48 ”, 2006

Family Sitting #4, oil on panel, 36” x 48 ”, 2006

 

(Người dịch: Tôi thắc mắc trong câu “… but rather the inherited assumptions each of us has acquired in our lifetime”, đã “inherited” rồi sao lại còn “acquired”, tức đã ‘bẩm sinh” rồi sao lại còn “mắc phải”? Bản dịch này có thể không trúng ý của Liên Trương, nếu bạn đọc được thì mong chỉnh lại giúp cho chính xác.)

*

Ngoài ra, giới thiệu về Liên Trương tốt nhất chắc là một bài viết của Ngô Ben, đăng trong blog cá nhân của Ben.

 

LIÊN TRƯƠNG & NHỮNG TÒA NHÀ TRÁNG LỆ

 

Từ ngày 10 – 25. 8 tại Galerie Quỳnh (23 Lý Tự Trọng, Q.1, TP.HCM) diễn ra một triển lãm khá lạ: Những tòa tráng lệ của họa sĩ Liên Trương, 34 tuổi, Việt kiều Mỹ. Đây là thứ ba cô về nước, nhưng mới là lần triển lãm cá nhân đầu tiên tại Hà Nội và TP.HCM.

Thoạt nhìn, những tác phẩm của Liên không có nhiều chi tiết để xem, vì tranh của cô có nhiều mảng màu hơn đường nét. Các tác phẩm này thu hút hơn nhiều khi được kết hợp với hiệu quả âm thanh, ánh sáng. Liên vẽ về những khu cao ốc tại đô thị, mỗi tòa nhà có một dáng vẻ, màu sắc. Tranh của cô gợi cho người xem những cảm nhận về sự thay đổi của kiến trúc đô thị ngày nay. Những tòa nhà đó có thể là sự hòa hợp với môi trường, thiên nhiên, và cũng có thể là biểu tượng sáng tạo độc đáo của các kiến trúc sư tài danh.

Tốt nghiệp thạc sĩ Mỹ thuật tại ĐH Mills, Oakland, CA năm 2001, Liên hiện vừa sáng tác vừa giảng dạy tại ĐH Humboldt State University. Từ năm 1998 đến nay, mỗi năm cô đều có những triển lãm thương mại và phi lợi nhuận đều đặn tại Mỹ. Liên kể, từ thuở nhỏ, cô đã có những suy nghĩ về không gian Việt Nam trong nhà: cơm, nước mắm và tiếng Việt dùng để giao tiếp. Cuộc sống tại San Francisco đã cho cô những trải nghiệm về những người quốc tịch Mỹ nhưng xuất thân từ những nền văn hóa khác nhau. Điều này đã ảnh hưởng đến các sáng tác của cô: những chủ đề có thể được người xem cảm nhận dưới những góc nhìn khác nhau, mà không phải bận tâm đến chuyện “đúng-sai”.

Bắt đầu cầm cọ từ năm 12 tuổi, Liên tâm sự cô muốn những tác phẩm của mình thể hiện được sự thay đổi của nếp nghĩ, vượt qua được những thành kiến và những cái nhìn cứng nhắc. Tranh của cô không có nhiều tham vọng hơn là gợi mở suy nghĩ và cảm xúc của công chúng. Liên quan tâm và đón nhận những cảm nhận của người xem trước tác phẩm của cô. “Một họa sĩ chuyên nghiệp phải luôn tìm cách tiến về phía trước, đem lại cho công chúng những trải nghiệm mới mẻ. Với tôi, sự tiến triển của nghệ thuật và văn hóa luôn song hành với nhau. Các tác phẩm của họa sĩ phải thể hiện được điều đó” – Liên cho biết.

Một điều khá thú vị là tuy vốn tiếng Việt còn khá ít ỏi (do thiếu điều kiện nói tiếng Việt), nhưng Liên đã quyết định thu xếp công việc để về Việt Nam một năm sống và vẽ. Đây là một thử thách, vì cô sẽ phải “để ông chồng Mỹ ở nhà, vì anh ấy có công việc không thể đi theo vợ được”.

 

10. 08. 2007

Ben Ngô

 

*

Bài liên quan:

– 10. 11: SỰ THIẾU VẮNG TRÀN ĐẦY
– Tại Sàn Art: Không thiếu vắng mà tràn đầy

– Nhân bàn tranh Thái Tuấn, giới thiệu tranh LIÊN TRƯƠNG

– Nguyễn Thái Tuấn: Màu của tâm trạng
– Đầu tôi, đầu cô, đầu chúng ta

– Sàn Art gửi SOI

– Về tranh Nguyễn Thái Tuấn: Cần câu trả lời trực tiếp từ chính họa sĩ

– Thêm một bênh vực cho Nguyễn Thái Tuấn

– Bênh vực họa sĩ hay lập luận kiểu thảo khấu?

– Lại bênh vực Nguyễn Thái Tuấn

Ý kiến - Thảo luận

12:00 Wednesday,16.11.2011 Đăng bởi:  Em-co-y-kien
Xem thêm Francesco Brunotti, Yinka Shohnibare và Liu Jianhua vẫn thấy Nguyễn Thái Tuấn in hệt Liên Trương...

Ngượng ngùng vẫn ghê gớm
...xem tiếp
12:00 Wednesday,16.11.2011 Đăng bởi:  Em-co-y-kien
Xem thêm Francesco Brunotti, Yinka Shohnibare và Liu Jianhua vẫn thấy Nguyễn Thái Tuấn in hệt Liên Trương...

Ngượng ngùng vẫn ghê gớm 
11:28 Wednesday,16.11.2011 Đăng bởi:  Phước Thọ
Chán các nghệ sĩ Việt Nam kinh dị. Xem Thái Tuấn thì ra Liên Trương. Giờ bạn fashionista lại dẫn ra ông Francesco không đầu.
Cái gọi là nghệ sĩ VN hóa ra chỉ toàn thuổng ý?
Có đáng gọi là nghệ sĩ không?
...xem tiếp
11:28 Wednesday,16.11.2011 Đăng bởi:  Phước Thọ
Chán các nghệ sĩ Việt Nam kinh dị. Xem Thái Tuấn thì ra Liên Trương. Giờ bạn fashionista lại dẫn ra ông Francesco không đầu.
Cái gọi là nghệ sĩ VN hóa ra chỉ toàn thuổng ý?
Có đáng gọi là nghệ sĩ không? 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả