Gẫm & Bình

Thêm một bênh vực cho Nguyễn Thái Tuấn 14. 12. 11 - 7:30 am

Lý Đợi

 

Một người bạn sau khi đọc những thị phi về tranh Nguyễn Thái Tuấn trên Soi, đã chụp bìa sách gởi email cho tôi với chú thích như sau: “Hôm qua tình cờ thấy trong đống sách cũ của N.T.V. có cuốn in bìa với tranh này của họa sĩ Ed Lindlof, xuất bản năm 1985. Gửi ông xem chơi. Nếu cứ theo kiểu của một số ‘thưởng ngoạn viên’ của Soi, thì họ lại tiếp tục quay ngược và cho tranh Liên Trương là ‘hàng nhái’ của họa sĩ này, rồi cái vòng cứ mãi luẩn quẩn…”.

Tôi vào Google gõ cụm từ “Amusing Ourselves to Death”, hoặc đầy đủ hơn: “Amusing Ourselves to Death: Public Discourse in the Age of Show Business” thì thấy cuốn sách này quả là nổi tiếng, tái bản nhiều lần, hình như vẫn còn bán trên mạng.

Và tác giả của quyển sách này là Neil Postman (1931–2003) – một nhà văn, một giáo sư rất nổi tiếng; rồi họa sĩ minh họa là Ed Lindlof cũng khá nổi tiếng; chắc không đến mức lấy tranh của Liên Trương (sinh 1973) làm bìa cho một cuốn sách in năm 1985 (!?).

Như đã nói từ đầu, tôi không thích đôi co qua lại, nhất là với những nick-name (nặc-danh) có thể thay đổi liên tục, thường không chịu trách nhiệm trực tiếp, khi đối chấp. Điều gì cần viết, tôi đã viết, mọi bình luận đều dân chủ. Xin gởi đến độc giả bìa quyển sách nổi tiếng của Neil Postman viết về “hệ sinh thái truyền thông thời nhiễu loạn” để chúng ta cùng ngẫm nghĩ về các ý niệm trong bối cảnh mà nhân loại thì nhỏ như cái làng, Chí Phèo chửi cả làng chột dạ, nhưng cứ làm như không liên quan đến mình; hoặc mình thì khác.

Bìa sách của Neil Postman

 

 

 

La Hán Phòng, 13. 12. 2011

 

*

Bài liên quan:

– 10. 11: SỰ THIẾU VẮNG TRÀN ĐẦY
– Tại Sàn Art: Không thiếu vắng mà tràn đầy

– Nhân bàn tranh Thái Tuấn, giới thiệu tranh LIÊN TRƯƠNG

– Nguyễn Thái Tuấn: Màu của tâm trạng
– Đầu tôi, đầu cô, đầu chúng ta

– Sàn Art gửi SOI

– Về tranh Nguyễn Thái Tuấn: Cần câu trả lời trực tiếp từ chính họa sĩ

– Thêm một bênh vực cho Nguyễn Thái Tuấn

– Bênh vực họa sĩ hay lập luận kiểu thảo khấu?

– Lại bênh vực Nguyễn Thái Tuấn

 

Ý kiến - Thảo luận

2:21 Friday,16.12.2011 Đăng bởi:  Kinh Lôi
Hoàn toàn đồng ý với phát biểu của bạn Minh Đức!
...xem tiếp
2:21 Friday,16.12.2011 Đăng bởi:  Kinh Lôi
Hoàn toàn đồng ý với phát biểu của bạn Minh Đức! 
22:14 Thursday,15.12.2011 Đăng bởi:  Minh Đức
Tôi xin phép được nói ngay ở đầu cmt này: tôi không bàn việc tranh Nguyễn Thái Tuấn giống hay không giống tranh Liên Trương, cũng như không bàn về động cơ giống – nếu có.

Tôi muốn bàn về lập luận của Lý Đợi khi viết bài “Thêm một bênh vực cho Nguyễn Thái Tuấn” – mà tôi gọi là thứ lập luận thảo khấu.

Dân thảo khấu, đọc truyện xem phim chúng ta đều bi
...xem tiếp
22:14 Thursday,15.12.2011 Đăng bởi:  Minh Đức
Tôi xin phép được nói ngay ở đầu cmt này: tôi không bàn việc tranh Nguyễn Thái Tuấn giống hay không giống tranh Liên Trương, cũng như không bàn về động cơ giống – nếu có.

Tôi muốn bàn về lập luận của Lý Đợi khi viết bài “Thêm một bênh vực cho Nguyễn Thái Tuấn” – mà tôi gọi là thứ lập luận thảo khấu.

Dân thảo khấu, đọc truyện xem phim chúng ta đều biết, hay lập luận chúng ông không làm gì sai cả vì ông cướp của nhà giàu, mà nhà giàu là bọn bóc lột nhà nghèo.

“Cướp của cướp = không cướp của ai.”

Lập luận này đã quay trở về sống động và lù lù trong bài của Lý Đợi, ngày hôm nay, trên một diễn đàn về mỹ thuật, tức một bộ môn đề cao tính sáng tạo cá nhân vào hàng bậc nhất.

Liên Trương, theo ý của Lý Đợi, dù anh không nói thẳng thừng ra, là bắt chước, là nhái Ed Lindlof.

Cái hình ấy tôi cũng đồng ý với Lý Đợi là rất giống tranh Liên Trương, hoặc nói cho chính xác hơn là tranh Liên Trương giống y cái hình ấy.

Nhưng như thế thì liên quan gì đến Nguyễn Thái Tuấn hả anh Lý Đợi?

Sao Liên Trương nhái Ed Lindlof thì Nguyễn Thái Tuấn lại trở thành trong sạch?

Nếu Ed Lindlof bắt chước một ông nào khác nữa thì Liên Trương cũng sẽ thành trong sạch tiếp?

Anh Lý Đợi còn mỉa mai: “Nếu cứ theo kiểu của một số ‘thưởng ngoạn viên’ của Soi, thì họ lại tiếp tục quay ngược và cho tranh Liên Trương là ‘hàng nhái’ của họa sĩ này, rồi cái vòng cứ mãi luẩn quẩn…”

Khui ra cả ổ nhái là sự luẩn quẩn đáng sợ sao anh Lý Đợi?

Cá nhân tôi thì thấy cần rõ ràng việc nào ra việc nấy. A nhái B, B nhái C, C nhái D, D nhái E… thì tất cả vẫn là nhái thôi, trừ A là kẻ sáng tạo đầu tiên, chứ không nên bào chữa bằng lập luận kiểu thảo khấu, vừa buồn cười, vừa cùn.

Mong rằng tinh thần chống nhái của anh Lý Đợi mãi mãi được sắc bén như đã từng có trong vụ Tira, đừng để những lập luận thế kia làm chúng tôi thất vọng. 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả