20. 11: GIORGIO DE CHIRICO: Ghét mình hồi trẻ, nhái mình hồi trẻ
21. 11. 11 - 12:23 am
Hữu Khoa lược dịch từ Wikipedia
20. 11 là ngày mất của họa sĩ và nghệ sĩ đồ họa Ý – Giorgio de Chirico (sinh tại Hy Lạp ngày 7. 7. 1888). Lúc trẻ, ông theo học lớp vẽ tại trường Bách khoa tại Athens, sau đó cùng người anh (ông này là nhà văn, nhà soạn nhạc, họa sĩ rất nổi tiếng, có tên Alberto Savinio) tới Munich – tại đây hai anh em học tại Học viện Mỹ thuật từ 1906 tới 1909.
Tại Munich, lần đầu tiên De Chirico được xem tranh của Arnold Böcklin, Max Klinger và Alfred Kubin; ấn tượng để lại trong ông cực kỳ lớn. Giorgio de Chirico cũng bắt đầu đọc triết của Arthur Schopenhauer và đặc biệt là của Friedrich Nietzsche. Trong hình: “Chân dung tự họa”, 1922
Tranh của De Chirico nổi tiếng nhất là thời kỳ 1909 and 1919, gọi là giai đoạn siêu hình của ông, với những hình ảnh mang không khí ma quái, ủ ê. Cách chọn đề tài và không khí cho tranh thể hiện ảnh hưởng lớn của các tác phẩm Friedrich Nietzsche lên ông. Trong hình là bức: “L’énigme de l’arrivée et de l’après midi” (Bạn Hieniemic dịch là “Bí ẩn của sự cập bến và buổi chiều”)
De Chirico xúc động sâu sắc trước cái mà ông gọi là “khía cạnh siêu hình” của Turin: kiến trúc của nó với những mái vòm, những quảng trường. Đó là thành phố của Nietzsche. Trong hình là bức “Sự bí mật và u sầu của con phố”.
Thế giới thực và mơ trộn lẫn nhau, De Chirico vẽ những quang cảnh thành phố và kiến trúc đầy tưởng tượng và kỳ quái, nhưng tuân thủ chặt chẽ luật phối cảnh. Trong những quang cảnh thành phố đó, ông đặt những bức tượng đơn và những ma-nơ-canh không mắt mũi – chúng đứng đó, dường như lạc lõng trong những cấu trúc bao quanh. Trong hình: “Những nàng thơ lo lắng” (The Disquieting Muses).
Họa sĩ siêu thực Yves Tanguy từng viết lại kỷ niệm một ngày nọ, năm 1922, ông nhìn thấy một bức tranh của De Chirico trong một cửa hàng tranh, và ông bị ấn tượng mạnh đến mức quyết định ngay lập tức mình phải thành họa sĩ, dù chưa từng sờ tới một cây cọ vẽ. Trong hình: một bức siêu thực của De Chirico mà Hieniemic tìm ra tên là “Sự bất định của nhà thơ”.
Những nghệ sĩ chịu ảnh hưởng của De Chirico có Max Ernst, Salvador Dalí, Giorgio Morandi, Carlo Carrà, René Magritte, và Philip Guston. De Chirico chính là người có ảnh hưởng cực lớn tới trường phái Siêu thực. Trong hình: Tác phẩm “Những nhà khảo cổ học”, 1926
Về sau, khoảng cuối những năm 1930, De Chirico thâu nhận phong cách Baroque mới của Rubens. Những bức tranh về sau của ông không còn nhận được sự ca ngợi như trước nữa – như với những bức thuộc thời kỳ siêu hình. De Chirico phẫn nộ, vì cho rằng những tác phẩm sau này mới là tốt hơn, trưởng thành hơn. Trong hình: bức “Những người đi tắm trên bờ biển”, 1934
Tuy nhiên De Chirico lại vẽ một số bức “tự giả mạo”, ký lùi năm, vừa là để kiếm lợi từ thành công xa xưa, vừa như một hành động trả thù: trừng phạt người ta vì đã yêu thích tranh thời ông còn trẻ. Sau đó, chính ông báo trước nhiều bức được coi là của ông, trong những bộ sưu tập công hoặc tư nhân, là giả. Trong hình: bức “Tháp Đỏ”.
De Chirico vẫn vẽ cực kỳ nhiều ngay cả khi gần 90 tuổi. Năm 1974, ông được bầu vào Viện Mỹ thuật Pháp. Ông mất tại Rome ngày 20 .11. 1978, tức năm 90 tuổi.
Chia sẻ:
Ý kiến - Thảo luận
4:31Wednesday,23.11.2011Đăng bởi: hieniemic
Hic, nói tới lần thứ n+1 rồi mà anh (?) Em-co-y-kien cứ gọi em là chị mãi. Em là con trai mà, trời ơi trời. :D
Nhân tiện, còn vài bức nữa của De Chirito rất đáng xem như là The Enigma of the Hour (Sự bí ẩn của giờ giấc?), Gare Montparnasse (The Melancholy of Departure) (Ga Montparnasse (Nỗi u hoài của sự khởi hành), Le Rêve Transformé (Giấc mơ bị biến đổi). Trong cuốn Nghệ thuật và ...xem tiếp
4:31Wednesday,23.11.2011Đăng bởi: hieniemic
Hic, nói tới lần thứ n+1 rồi mà anh (?) Em-co-y-kien cứ gọi em là chị mãi. Em là con trai mà, trời ơi trời. :D
Nhân tiện, còn vài bức nữa của De Chirito rất đáng xem như là The Enigma of the Hour (Sự bí ẩn của giờ giấc?), Gare Montparnasse (The Melancholy of Departure) (Ga Montparnasse (Nỗi u hoài của sự khởi hành), Le Rêve Transformé (Giấc mơ bị biến đổi). Trong cuốn Nghệ thuật và Vật lý (xin lỗi vì em hay nói cuốn này, ko phải em làm ở NXB Tri thức đi PR đâu, chỉ tại em mê cuốn này thôi), Leonard Shlain có viết nhiều phân tích rất hay về tranh của De Chirico mà hiện giờ em không có cuốn đó trong tay nên không trích được. Chỉ muốn giới thiệu mọi người cùng đọc thôi.
Ngoài những bức tường vẽ phối cảnh nằm dài theo chiều dọc bức tranh, hay những chiếc đồng hồ, hoặc là những đầu tượng, chuối cũng là một leitmotif được dùng nhiều trong tranh De Chirico.
Với cả em cũng không hiểu được tại sao người ta gọi tranh của De Chirico mang khía cạnh siêu hình nhỉ. Siêu hình trong triết học là ngành học nghiên cứu về sự tồn tại và bản chất của sự vật, hiện tượng và thế giới cơ mà. Mấy cái đồng hồ có lẽ thể hiện thời gian, những bức tường phối cảnh kĩ càng có lẽ thể hiện không gian, những đầu tượng có lẽ thể hiện bản chất của con người, thế chuối là thể hiện cái gì? Hay ông ấy thích ăn chuối?
17:45Tuesday,22.11.2011Đăng bởi: THÁI LAI ĐỨC TRẦN
Đã bảo ông Chirico này đừng vẽ tranh nữa mà. Ông vẽ đẹp quá hết phần của thiên hạ. hi ...xem tiếp
17:45Tuesday,22.11.2011Đăng bởi: THÁI LAI ĐỨC TRẦN
Đã bảo ông Chirico này đừng vẽ tranh nữa mà. Ông vẽ đẹp quá hết phần của thiên hạ. hi
Nhân tiện, còn vài bức nữa của De Chirito rất đáng xem như là The Enigma of the Hour (Sự bí ẩn của giờ giấc?), Gare Montparnasse (The Melancholy of Departure) (Ga Montparnasse (Nỗi u hoài của sự khởi hành), Le Rêve Transformé (Giấc mơ bị biến đổi). Trong cuốn Nghệ thuật và
...xem tiếp