Gẫm & Bình

Bếp núc: Kinh nghiệm nào trong việc làm nước đá từ nước sông Tô Lịch? 09. 04. 12 - 11:54 pm

B&G ghi lại lời kể của Trần Trọng Linh

Trong triển lãm Thương Thuyết’, Trần Trọng Linh lấy nước sông Tô Lịch làm những khối nước đá, có nhân là các vật dụng chìm ở đáy sông. Những khối nước đá này được đặt tại sảnh l’Espace và tan chảy dần. Bao quanh có những viền nhựa chặn nước và hệ thống ống nước dẫn nước tan ra ngoài cống bên đường. Các bạn có thể xem chi tiết hơn tại đây. Xin không bàn về ý nghĩa, nội dung, chỉ nghe tác giả nói về các công đoạn làm tác phẩm.

 

Trần Trọng Linh mất một năm để viết dự án, làm ma-két, còn thời gian thực tế để thực hiện công đoạn cho triển lãm là từ rằm tháng Giêng đến trước triển lãm khoảng một tuần, tức mất hơn hai tháng.

Khuôn đá được đặt riêng làm từ tôn, để khi xếp lên có kích thước thành 1m2x1m2. Một khay đá khi hoàn tất sẽ rất nặng, tầm 270 cân.

Để làm các khuôn đá, phải dùng máy phun nước sông Tô Lịch vào khuôn rồi cứ đợi khoảng 1 tiếng cho nước đá đóng một lớp lại thả một số rác vào, để một lát, đá sẽ lạnh từ dưới lên, bám chặt các đồ vật vào, rồi mới đổ tiếp các lớp nước tiếp theo, cứ thế mỗi khối đổ khoảng 3 lớp.

Bảy khối nước đá ấy rất lạnh, đến nỗi mấy hôm trực, Trần Trọng Linh phải đắp chăn ngủ. Lạnh khủng khiếp, hôm đầu, những khối băng ấy đủ làm lạnh cả sảnh của tòa nhà đấy. Chủ ý của Linh là làm thế nào để khi bước vào người ta bị sốc nhiệt luôn. Trong quá trình làm, Trần Trọng Linh có bàn với Patrick (của L’Espace), Patrick bảo rất thích tác phẩm này bởi có 5 giác quan thì Linh đã kích thích được 4, chỉ thiếu mỗi cái là chưa liếm được vào.

Riêng về phần mùi thì phải khống chế một tí. Mỗi ngày có gần 350 người làm việc tại đây nên nếu có mùi thì chỉ nên bốc mùi đoạn cuối thôi.

Để giết vi khuẩn (cốt khi tan ra chúng không gây thối hơn), thì khi làm lạnh, vi khuẩn đã chết lâm sàng rồi, nhưng phải dùng thêm hóa chất nữa để chúng chết đơ luôn. Thường nước đá để ướp cá và rau quả chỉ là -7 (âm bảy) độ, nhưng nước đá của Linh là -27 độ, để vi khuẩn chết hẳn và đá có độ tan lâu. Tuy nhiên có một cái dở là khi làm như thế, nước đá giòn; giòn như gang, thả rơi lỡ một cái là vỡ luôn.

Bám mặt ngoài những tảng băng nào là chai, lọ rác rưởi…

Trần Trọng Linh phải vận chuyển từng khối đá từ xưởng làm đá đến L’Espace rồi mới thực hiện từng công đoạn lắp ghép tại trung tâm. Để vận chuyển các khối đá cần đến 22 chuyến xe tải nhỏ không quá 1250kg (vì hôm đó cấm xe tải to). Xe tải chở từng khối nhỏ, nước đá không được xếp quá gần nhau, có miếng bìa ngăn cách không đá sẽ dính vào nhau trong quá trình vẫn chuyển; mỗi xe vì thế xếp được rất ít.

Đáng ra để có đủ số lượng khối nước đá chỉ cần 22 chuyến là đủ, nhưng khi xếp, bị vỡ mất mấy khối nên đã phải phụ trội thêm mấy chuyến. Các xe tải chở đá phải đến khớp giờ với nhau, vì đá ra khỏi khay là bắt đầu chảy, mất cái lớp màng thì sẽ “lộ hàng” bên trong, nên phải tính toán rất kĩ, sao cho khi chuyển đến những khối nước đá chỉ bị mòn đi mất một tí lớp bên ngoài thôi.

Các xe do đó phải đi như sau: từng xe xuất xưởng, đến một nơi thì gọi cho xe tiếp theo xuất phát, cứ đều đều các xe chạy cuốn chiếu, phải chia ra từng ê-kíp phối hợp nhịp nhàng, làm sao áp chế được không gian (l’Espace) và thời gian (cho phép đá tan), làm chủ cuộc chơi.

Để chuyển những khối nước đá vào l’Espace phải dùng đến máy nâng, chuyển thẳng vào trong nhà. Khi xếp các khối đá với nhau, phải đợi khoảng 15 phút để hai mặt phẳng dính vào nhau. Khi vừa xếp lên, nước vẫn còn, ma sát trượt xuống rất nguy hiểm, phải có dây cáp chằng để các khối đá cố định lại.

Riêng về ê-kíp làm máng nước và hệ thống thoát nước, Trần Trọng Linh cho rằng mình tính hơi dở khi trả tiền hết ngay cho ê-kíp ấy, đến khi thoát nước mới thấy nước lênh láng, hàn thì kém. Ê-kíp sau chưa thanh toán hết thì lại làm rất ngon lành. Theo Linh đây cũng là một kinh nghiệm: không bao giờ trả hết tiền khi chưa kết thúc dự án, kể cả người quen Theo Linh, đấy là cái đáng tiếc nhất, làm cho triển lãm thành không trọn vẹn. Ý đồ của Linh là để những cái rất bẩn ở một không gian thật sạch, thật hào nhoáng. L’Espace tuy bị vướng mấy cái cột nhưng trông rất hào nhoáng, mốt người Việt Nam là đến nhưng nơi hào nhoáng như thế để đọc sách. Linh muốn làm một cái đối lập… Thế mà nước nôi như thế, bung bét cả.

 

Các tảng nước đá khi đã tan gần hết, sàn rất bẩn.

 

*

Bài liên quan:

– 5. 4: Li kỳ THƯƠNG THUYẾT của Trần Trọng Linh
– THƯƠNG THUYẾT: Bé, hẹp, đen, hôi cũng thành nghệ thuật được chứ sao!

– Không thể “thương thuyết”

– Bếp núc: Kinh nghiệm nào trong việc làm nước đá từ nước sông Tô Lịch?

 

Ý kiến - Thảo luận

19:52 Tuesday,10.4.2012 Đăng bởi:  Em-co-y-kien
Em nghĩ tác phẩm này thành công khi chứng tỏ rằng người Việt ta (và các bạn Tây bị Việt hóa chăng?) đã-đang-và-sẽ tự-nhiên-như-người-Hà-Nội luôn luôn uống/nhậu thoải mái bên cạnh các đống rác bẩn (dù anh Linh bảo đã ziệt khuẩn, nhưng nào ai biết được điều nớ khi đến đây, và uống, và nhậu)

Chúc mừng anh Linh

ạ!
...xem tiếp
19:52 Tuesday,10.4.2012 Đăng bởi:  Em-co-y-kien
Em nghĩ tác phẩm này thành công khi chứng tỏ rằng người Việt ta (và các bạn Tây bị Việt hóa chăng?) đã-đang-và-sẽ tự-nhiên-như-người-Hà-Nội luôn luôn uống/nhậu thoải mái bên cạnh các đống rác bẩn (dù anh Linh bảo đã ziệt khuẩn, nhưng nào ai biết được điều nớ khi đến đây, và uống, và nhậu)

Chúc mừng anh Linh

ạ! 
12:22 Tuesday,10.4.2012 Đăng bởi:  Sơn milk
Mình cũng ko bàn các việc khác, chỉ tham khảo với Linh về vấn đề kỹ thuật.

- Việc nước tràn ra do các khay hở, bạn hoàn toàn có thể tránh được, và đó là lỗi của Linh. Việc làm những cái khay kín là việc hết sức đơn giản. Có thể thợ làm có sai sót, nhưng bạn hoàn toàn có thể kiểm tra trước tại xưởng bằng cách cho nước vào thử. Nếu mang đến L’space rồ
...xem tiếp
12:22 Tuesday,10.4.2012 Đăng bởi:  Sơn milk
Mình cũng ko bàn các việc khác, chỉ tham khảo với Linh về vấn đề kỹ thuật.

- Việc nước tràn ra do các khay hở, bạn hoàn toàn có thể tránh được, và đó là lỗi của Linh. Việc làm những cái khay kín là việc hết sức đơn giản. Có thể thợ làm có sai sót, nhưng bạn hoàn toàn có thể kiểm tra trước tại xưởng bằng cách cho nước vào thử. Nếu mang đến L’space rồi mới biết là hở thì tức là bạn đã ko chuẩn bị kĩ . Bạn đã ko thử, kiểm tra các khay và ko lắp chỉnh chu các ống thoát nước. Khi đến L’space mình thấy bạn loay hoay cắm ống thoát nước vào và chèn giẻ, cái đó cần phải rất chính xác, giẻ ko thể khít được.
- Ko phải dùng đến 22 chuyến xe để chuyển khối lượng đá của bạn, bạn có chắc về con số này ko ? Vì ko phải chỉ có bạn vận chuyển đá mà ko muốn chúng dính nhau hay bị vỡ. Mình có thời gian dài làm việc cạnh 1 xưởng đá. Khối lượng đá của bạn mình đã xem kĩ. Nếu dùng xe 1250kg thì ko thể quá 15 chuyến ( mình tính dư thêm 1 khối trong TL của bạn ) .
- Ko phải trực tại xưởng đá, sau khi nước vào khuôn, bạn chỉ cần cho đồ vào khay. Sẽ có thứ trọng lượng riêng nhẹ hơn nước và nổi lên. Vấn để kt duy nhất cần làm là đậy mặt khuôn để đồ nhẹ ko trối lên quá. Ko cần quá nhiều khuôn vì các khuôn có thể làm luân phiên. Đá thành phẩm để lạnh khi đủ thì chuyển đi. 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Người ta tới đâu rồi,
còn ta thì tẹp nhẹp

Nguyễn Quân - Cung cấp ảnh: Nguyễn Anh Tuấn

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả